Chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,85%

24/10/2012 15:18

Ngày 24/10, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2012 tăng 0,85% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng lưu ý là mức tăng CPI tháng 10 của hai thành phố lớn cả nước là Hà Nội và TPHCM đều dưới 0,5%...

ADQuảng cáo

Ngày 24/10, Tổng cục Thống kê đãcông bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2012 tăng 0,85% so với tháng trướcvà tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng lưu ý là mức tăng CPI tháng10 của hai thành phố lớn cả nước là Hà Nội và TPHCM đều dưới 0,5%.


Khách hàng mua sắm tại Siêu thị Big C Thăng Long.(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Đây là sự giảm tốc rất đáng kể vìCPI tháng 9 tăng tới 2,2% so với tháng liền trước. 

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay,CPI cả nước tăng 6,02% và bình quân 10 tháng năm 2012 tăng 9,66% so với 10tháng năm 2011. Xét các nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể, giá thuốc và dịch vụ ytế tháng 10 tăng 5,94%, chỉ bằng gần 1/3 mức tăng của tháng trước. Chỉ số giánhóm giáo dục trong tháng 10 tăng 1,88%, chỉ bằng gần 1/10 mức tăng của tháng9. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng trên 1%.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Theo các chuyên gia kinh tế, để kiểmsoát lạm phát cả năm 2012 ở mức một con số, các cơ quan quản lý nhà nước cầnnâng cao năng lực dự báo để làm tốt hơn công tác điều hành giá cả theo thịtrường, có sự quản lý của nhà nước. Điều đáng ngại hơn cả là sau một chu kỳgiảm giá là chủ yếu suốt từ đầu năm đến nay, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống(bao gồm lương thực, thực phẩm)- nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 40%trong Rổ hàng hóa chung đang có xu hướng tăng giá.


Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý bởi nhóm thực phẩm thường chịu sự chi phốimạnh của quy luật tiêu dùng nóng trong những tháng cuối năm cũng như chịu sứcép tăng giá khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và tình hình dịch bênh bùngphát.


Bên cạnh đó, để tránh các tác động tiêu cực tới mức tăng CPI chung, các bộngành trung ương, địa phương cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ khi thực hiệnlộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường với một số mặt hàng, dịch vụthiết yếu; tránh điều chỉnh tăng giá đồng loạt như vừa qua.


Đặc biệt, ở cấp độ điều hành vĩ mô, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóacần phối hợp nhịp nhàng; trong đó chính sách tiền tệ đã được nới lỏng để cứudoanh nghiệp thì cần siết chặt chính sách tài khóa để không làm ảnh hưởng tớilạm phát trong năm sau. Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương cần chủ động rà soátcung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tếtcuối năm, tránh để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

V.D (Theo SGGP)


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,85%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO