Áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm: Giúp nông dân giảm chi phí đầu tư

20/12/2012 10:54

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì năm nay do thời tiết biến động, mùa mưa kết thúc sớm, nắng nóng gay gắt, cục bộ và kéo dài đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cà phê của nông dân...

ADQuảng cáo

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì năm nay do thời tiết biến động,mùa mưa kết thúc sớm, nắng nóng gay gắt, cục bộ và kéo dài đã ảnh hưởng đếntình hình sảnxuất cà phê của nông dân.Trước tình hình đó, các cấp, ngành chuyên môn khuyến cáo bà con chủ động bơmtưới sớm và áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm để giúp vườn cà phê phát triển ổnđịnh.

Đối diện với khô hạn

Sau hơn 1 tháng hứngchịu những ngày nắng khốc liệt, hầu hết diện tích cà phê ở các huyện Ðắk Song,Ðắk Mil, Chư Jút, Krông Nô… đều có dấu hiệu suy kiệt vì thiếu nước. Ông HoàngVăn Mại ở thôn 4, xã Ðắk Wil (Chư Jút) cho biết: “Những năm trước, vào thờiđiểm này, trên các cánh đồng một vụ trong vùng nước mưa ngập đến tận thánggiêng, nhưng năm nay mới dứt mưa đồng đất đã trở nên khô khốc. Gia đình tôiphải kéo máy bơm tưới cho cà phê, hồ tiêu từ hơn cả tuần rồi”.

Còn tại xã Ðắk D’rông,không chỉ các hộ dân sản xuất lúa mà các hộ trồng cà phê ven công trình thủylợi Ea Diêr cũng hết sức khó khăn do mực nước của công trình đạt rất thấp. ÔngÐinh Quang Phát, một người dân trong xã cho biết: “Năm nay, gia đình vừa thuhoạch cà phê xong thì gặp nắng nóng nên phải gấp rút bơm tưới. Trong mấy ngàyqua, người dân có đất canh tác ở khu vực công trình thủy lợi Ea Diêr đồng loạttưới cà phê thì mực nước trong hồ chứa giảm hẳn. Hơn nữa, do dòng chảy cung cấpnước cho hồ chứa rất yếu nên nguồn nước trong hồ chứa càng cạn kiệt và nguy cơthiếu nước luôn thường trực. Do vậy, tôi rất lo cho những tháng cuối vụ khu vựcnày sẽ khan hiếm nước tưới cho cây trồng”.

Không riêng gì côngtrình Ea Diêr của huyện Chư Jút, tại các địa phương còn có nhiều hồ chứa, côngtrình thủy nông khác có khả năng thiếu hụt nước cho cây trồng như công trìnhthủy lợi Ðắk Ken, Vạn Xuân của thị trấn Ðắk Mil, Ðắk Loou ở xã Ðắk Lao, ÐắkGoun ở xã Ðắk N’Drót (Ðắk Mil), Xơ Re, xã Ðắk N’Drung (Ðắk Song)…

Còn tại huyện ÐắkSong, tình trạng thiếu nước cục bộ cũng đang diễn ra và có chiều hướng gia tăngtrên địa bàn huyện vì nguồn nước khe suối cũng như nhiều công trình thủy lợikhông đáp ứng đủ nguồn nước sẽ là nguy cơ khiến hàng trăm hécta cà phê thiếunước vào cuối vụ.

Theo phòng nôngnghiệp-PTNT các huyện thì do lượng mưa trong năm thấp, mùa mưa kết thúc sớm nênmột số hồ, đập trên địa bàn không tích đủ nguồn nước cộng với thời tiết nắngnóng đã và đang khiến cho nhiều diện tích cà phê của người dân nhanh chóng bịsuy yếu. Nếu bà con không có biện pháp tích cực trong việc sử dụng nguồn nướcbằng cách áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm thì nguy cơ thiếu nước tưới vào cuốivụ là rất có khả năng xảy ra.

ADQuảng cáo

Mặc khác, theo dự báocủa ngành thủy văn thì hiện nay, nguồn nước ngầm tại các địa phương có diệntích cà phê lớn trong tỉnh đang có chiều hướng giảm sút rất lớn. Do đó, việclàm thế nào để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây cà phê luôn là vấn đề lo lắngcủa nông dân và các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh.

Hiệu quả từ biện pháp tưới nước tiết kiệm

Những năm trước đây,người trồng cà phê ở các huyện mỗi năm thường tưới 4 lần trong một mùa khô,khối lượng nước cho mỗi lần lên tới 600-700 lít/gốc. Với thói quen này, lượngnước tưới gây lãng phí lên tới 300-400 lít/gốc so với yêu cầu của cây cà phê.Ðiều này, không những gây lãng phí nước mà còn làm suy giảm độ phì nhiêu củađất do nhiều chất dinh dưỡng trong đất bị mang đi theo cùng với lượng nước dưthừa thấm xuống các tầng đất sâu hơn phạm vi hoạt động bộ rễ của cây cà phê. Dovậy, việc áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước không chỉ giúp nông dân tiếtkiệm được nguồn nước tự nhiên mà còn giảm được chi phí đầu tư.

Theo Viện Khoa học kỹthuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên thì việc xác định đúng thời điểm tưới nước lầnđầu của vụ tưới là rất quan trọng, tưới quá muộn làm cho cây cà phê khó phụchồi trạng thái khô héo để phát triển bình thường, thậm chí không phục hồi được.

Theo đó, quy trìnhtưới nước tiết kiệm cho cây cà phê được đơn vị hợp tác với Trường Ðại họcLeuven (Bỉ) thực hiện thành công tại huyện Ðắk Mil cho thấy, đối với cà phêtrồng mới, trong năm đầu chỉ cần tưới 120 lít nước/gốc/lần, chu kỳ tưới 20-22ngày và 2 năm tiếp theo, nâng gấp đôi lượng nước tưới với chu kỳ 22-25 ngày.

Ðối với cà phê thời kỳkinh doanh, lượng nước tưới mới cần khoảng 500 lít/gốc/lần. Theo tính toán củacác nhà chuyên môn thì phương thức tưới tràn tiêu tốn từ 3.600 m3 đến 4.000m3/ha/năm trong khi sử dụng giải pháp tưới phun sương lượng nước tiêu chỉ tốnkhoảng 2.400 m3/ha/năm đối với cây cà phê. Ðây sẽ là giải pháp mang lại nhiềuưu điểm trong việc bảo đảm nguồn nước cho cây trồng không chỉ ở những khu vựckhông chủ động được nguồn nước mà kể cả những vùng đang sử dụng nước tưới từcác công trình thủy lợi.

Bên cạnh việc khuyếnkhích áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm thì hiện nay, người trồng cà phêtrong tỉnh đã biết chú trọng đến các giải pháp canh tác sinh thái vườn nhưtrồng cây che bóng, ủ gốc… đã và đang hình thành những mô hình sản xuất cà phêbền vững ở các địa phương.

Hiện tại, các địaphương trong tỉnh đã bước vào mùa khô, mùa tưới cho cây cà phê. Do vậy, cáccấp, ngành, địa phương cần sớm phổ biến, nhân rộng kỹ thuật tưới nước tiết kiệmđến với các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê nhằm vừa tiết kiệmđược nguồn tài nguyên nước, vừa đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tếcao.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm: Giúp nông dân giảm chi phí đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO