Xây dựng “xã hội học tập” ở vùng dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp

07/12/2012 09:09

Xây dựng một “xã hội học tập” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình hướng tới một xã hội tiến bộ và phát triển bền vững. Nhưng, đó là một quá trình cần vượt qua nhiều khó khăn và thách thức...

Xây dựng một “xã hộihọc tập” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình hướng tới một xã hộitiến bộ và phát triển bền vững. Nhưng, đó là một quá trình cần vượt qua nhiềukhó khăn và thách thức. Ðặc biệt, mục tiêu có một “xã hội học tập” ở vùng dântộc thiểu số và miền núi, nơi hiện còn tỷ lệ người nghèo cao nhất cả nước, cànglà một công việc cần thiết và cấp bách.

Trong bối cảnh hiệnnay là khoa học - công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ cao, các tiến bộ kỹthuật tham gia vào đời sống xã hội, lan tỏa vào các lĩnh vực của nền kinh tế vàđiều tiết kinh tế thị trường ngày càng nhanh nhạy, nên chênh lệch lớn do kỹnăng khai thác các nguồn lợi mà sự điều tiết xã hội không bắt kịp.

Vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn do môi trường bị khai tháckiệt quệ, người dân thiếu đất canh tác, điều kiện tiếp cận với giáo dục thấp,khó tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, chưa được đào tạo nghề đểchuyển đổi cơ cấu kinh tế… Vậy nên, nói đến bối cảnh phát triển kinh tế - xãhội vùng dân tộc và miền núi là phải nói đến sự chuyển dịch trong môi trườngchính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của thời kỳ mới.

Ðảng, Nhà nước ta đãban hành một hệ thống chính sách mới nhằm tạo cơ hội và động lực cho sự pháttriển cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi đa số là đồng bào dân tộc cưtrú, sinh sống. Song, trên thực tế, lĩnh vực giáo dục vùng dân tộc thiểu số vàmiền núisau hơn 25 năm nước ta thựchiện công cuộc đổi mới, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được thì vẫn còn khôngít địa phương, cơ sở chưa có đủ trường lớp, thiết bị và các cơ sở vật chất phụcvụ dạy và học. Tỷ lệ học sinh đến lớp thực tế còn thấp; việc tạo nguồn cán bộngười dân tộc thiểu số qua đào tạo còn thiếu quy hoạch.

Việc chuyển dịch cơcấu kinh tế địa phương để tạo ra năng lực hội nhập với cơ chế ngặt nghèo củanền kinh tế thị trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được chuẩn bị vềtâm lý, nghề nghiệp nên rất bỡ ngỡ, có phần bị động trước sự vận hành, điềuchỉnh khi các yếu tố của nền thị trường xâm nhập vào cuộc sống.

Nhiều ngành nghềtruyền thống đặc sắc, nhiều giá trị văn hóa bản địa bị mai một trước áp lực củacác sản phẩm công nghiệp hàng loạt với chi phí thấp từ các đô thị và từ bênngoài tràn vào. Nhiều ngành nghề truyền thống trong một thời kỳ lịch sử dài đãđóng góp cho sự phong phú đặc biệt cả về văn hóa và kinh tế địa phương như nghềdệt thổ cẩm, nghề rèn đúc, chế biến lâm sản, làm gốm…bị mai một, khi nhận racác giá trị đặc sắc của nó đã bị thất truyền.

Những nghề mới tạo racơ hội tăng thu nhập cho người dân, phù hợp với thị trường lại chưa được đàotạo. Các cơ hội cho người dân tiếp cận và thụ hưởng với giáo dục, nói chung vàhọc nghề, nói riêng trong xu thế hướng định một “xã hội học tập” rất thấp. Môhình hiện nay ở nhiều địa phương có các trung tâm học tập cộng đồng nhưng việctổ chức duy trì hoạt động còn rất đơn điệu.

Nguồn kinh phí tài trợtừ các dự án là chỗ dựa chính cho hoạt động của các trung tâm này, vì vậy khidự án kết thúc cũng đồng nghĩa với việc kết thúc các hoạt động chủ yếu củatrung tâm. Mặt khác, do việc quản lý, vận hành tại các trung tâm giáo dục cộngđồng còn nhiềuhạn chế, dẫn đến hiệu quảhọc tập cho người lao động ở đó thấp, nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡngkhông phù hợp, kém hiệu quả.

Trong khi đó, mục tiêuhàng đầu xây dựng “xã hội học tập” là tạo những điều kiện tốt nhất để mọi ngườidân, nhất là lực lượng trong độ tuổi lao động được tiếp cận dễ dàng với mọihình thức giáo dục để họ có thể đạt được mục tiêu mà thông điệp của UNESCO đãnêu ra là: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sốngvới nhau”. Với triết lý này, việc xây dựng một xã hội học tập với các hình thứchọc tập đa dạng là rất hữu ích và phù hợp, đặc biệt đối với vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi lại càng cần thiết và có tính cấp bách.

Có thể coi đây là cơhội thuận lợi nhất để cộng đồng các dân tộc ít người có cơ hội học tập nâng caonhận thức, học thêm các ngành nghề mới, tìm kiếm cơ hội việc làm để thoátnghèo, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, nâng cao kỹ năng sống và hội nhậpvới nền kinh tế thị trường nhanh, hiệu quả.

Từ thực tế của quátrình triển khai xây dựng xã hội học tập ở vùng dân tộc thiểu số, để tạo cơ hộicho mọi người dân có thể tiếp cận với giáo dục nhanh và đạt hiệu quả, chúng tacần thực hiện một số nội dung và giải pháp đồng bộ sau đây:

Một là đẩy mạnh tuyêntruyền để đạt mục tiêu từ chuyển đổi đến nâng cao nhận thức về chủ trương,đường lối của Ðảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, tiến tới một xã hội họctập.

Hai là mở rộng hệ giáodục thường xuyên, hệ chính quy và không chính quy trên cơ sở cân đối và phù hợpvới yêu cầu ở các vùng dân tộc. Cần coi trọng việc nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục ở các trung tâm học tập cộng đồng.

Ba là hình thành mộtthói quen, một nếp “văn hóa học tập” cho mọi người.

Theo T/c CộngSản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng “xã hội học tập” ở vùng dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO