Việt Nam-Đan Mạch nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện

20/09/2013 10:12

Trong không khí tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển của mỗi nước, trao đổi các phương hướng và biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian tới...

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc ĐanMạch, trưa 19/9 giờ Copenhagen (tức chiều tối giờ Hà Nội), Chủ tịch nước TrươngTấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hainhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ đối tác chiến lược trongmột số lĩnh vực thành quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước. 

Trong không khí tin cậy và hiểu biết lẫn nhau,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đãthông báo cho nhau về tình hình phát triển của mỗi nước, trao đổi các phươnghướng và biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian tới.


Chủ tịch nước Trương TấnSang và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt có cuộc gặp gỡ ngắn vớibáo chí


Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác songphương Việt Nam – Đan Mạch đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đềquan trọng cho việc mở rộng khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược trong các lĩnhvực Biến đổi khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Tăngtrưởng xanh hiện nay. Hai bên nhất trí tiến tới thiết lậpquan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Đan Mạch, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác songphương phát triển cả về bề rộng và chiều sâu trong thời gian tới trên các lĩnhvực ưu tiên như chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, khí hậu-năng lượng-môitrường-tăng trưởng xanh, giáo dục-nghiên cứu, văn hóa-giao lưu nhân dân.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những tiến triển tíchcực trong quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư trong thời gian qua và nhất tríphối hợp chặt chẽ nhằm đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này lên tương xứngvới tiềm năng còn to lớn của hai nước.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Đan Mạch kinh doanh và đầu tư hiệu quả tạiViệt Nam, tập trung vào các lĩnh vực hai bên có chung lợi ích và ưu tiên nhưphát triển năng lượng điện gió, vận tải biển, thực phẩm… Thủ tướng Đan Mạch táikhẳng định quyết tâm triển khai thành công Chiến lược Tăng trưởng thị trường màViệt Nam là một trong 10 nền kinh tế tiềm năng trên thế giới được Đan Mạch lựachọn, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD trong thờigian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn và đề nghịChính phủ Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chươngtrình, dự án hợp tác phát triển trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như ứngphó với biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, vệ sinh môi trường, đào tạonghề..., góp phần thực hiện thành công công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vàhội nhập quốc tế của Việt Nam.

Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến sâu rộng về cácvấn đề quốc tế và khu vực quan trọng cùng quan tâm. Thủ tướng HelleThorning-Schmidt nhấn mạnh: Đan Mạch tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-TháiBình Dương trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình, trong đó có vai tròtrung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình cũng như các cơchế hợp tác tiểu khu vực, khẳng định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở BiểnĐông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang đề nghị Đan Mạch tiếp tục ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệtoàn diện với Liên minh châu Âu (EU); thúc đẩy EU sớm phê chuẩn Hiệp định Đốitác và Hợp tác (PCA) và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán về Hiệp địnhThương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU. Trên cương vị Điều phối viên quanhệ ASEAN-EU, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namsẽ thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU nói chung và ASEAN với Đan Mạch nói riêng.

Sau khi kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước TrươngTấn Sang và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt đã có cuộc gặp gỡ ngắnvới báo chí và chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện Việt Nam –Đan Mạch, Hiệp định khung về tín dụng ưu đãi của Đan Mạch đối với Việt Nam vàmột số văn kiện, thỏa thuận hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục –đào tạo, phát triển điện gió, nuôi trồng thủy sản bền vững, quản lý nước…

Tuyên bố chung về đối tác toàn diện ĐanMạch - Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng11 năm 1971, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam - Đan Mạchđã phát triển mạnh mẽ, dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và xuất phát từ nhữngkết quả quan trọng và thiết thực trong lĩnh vực hợp tác phát triển của 20 nămqua.

Nhằm ghi nhận sự phát triển nhanh chóng trongquan hệ Việt Nam – Đan Mạch kể từ khi hai nước ký Tuyên bố chung về việc thiếtlập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu, Môi trường,Năng lượng và Tăng trưởng xanh tháng 11 năm 2011 với điểm nhấn là chuyến thămchính thức Việt Nam của Thủ tướng Đan Mạch tháng 11 năm 2012,

Nhằm mở rộng khuôn khổ hợp tác trên tinh thầncủa Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện ký giữa EU và Việt Nam ngày27 tháng 6 năm 2012, nhân chuyến thăm Đan Mạch cấp Nhà nước của Chủ tịch nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang từ 18 đến 20 tháng 9 năm2013, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện, tạokhuôn khổ chung cho việc mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác song phương trêncác lĩnh vực cùng quan tâm như sau:

1. Hợp tác Chính trị và Ngoại giao:

Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường các cuộc tiếp xúcvà đối thoại thường xuyên giữa Lãnh đạo hai nước, bao gồm các chuyến thăm chínhthức giữa các Lãnh đạo và Bộ trưởng hai nước cũng như trao đổi đoàn và tiếp xúcbên lề tại các diễn đàn quốc tế và khu vực khi cần thiết.

Việt Nam và Đan Mạch cùng ủng hộ một hệ thốngdựa trên các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và đa phương, trong đó Liên Hợpquốc đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khuvực, đưa ra giải pháp chính trị và hòa bình cho các tranh chấp quốc tế thôngqua tham vấn, đối thoại và đàm phán phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc vàluật pháp quốc tế. Hai bên sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác trong các lĩnhvực cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương và khu vực, đặc biệt là tại LiênHợp quốc, WTO, EU-ASEAN và ASEM.

Đan Mạch cam kết ủng hộ các nỗ lực trong việcxây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Với tư cách là nước điều phối quan hệASEAN – EU từ 2012 đến 2015, Việt Nam tái khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệASEAN – EU nói chung và ASEAN – Đan Mạch nói riêng.

Nhằm tăng cường chia sẻ quan điểm tại các diễn đànđa phương liên quan và các diễn đàn khác, hai bên sẽ tăng cường trao đổi về cácvấn đề như luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền con người, biến đổi khí hậu, tìnhhình khu vực và toàn cầu, phát triển bền vững, không phổ biến vũ khí hạt nhân,tội phạm xuyên quốc gia, an ninh an toàn hàng hải và các vấn đề phù hợp khác.Hai bên khẳng định sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đếnLiên Hợp quốc và các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này khi cầnthiết. 

Hai bên bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tácnghị viện giữa hai nước và hoan nghênh việc tiếp tục triển khai các sáng kiếnvà hợp tác, bao gồm giữa các cơ quan tư pháp và luật pháp liên quan, nhằm tăngcường quản trị tốt trong các lĩnh vực như cải cách hành chính công, cải cách tưpháp, giáo dục và nghiên cứu về quyền con người, các sáng kiến chống thamnhũng, nâng cao năng lực của Quốc hội và các cơ quan phi chính phủ.

Hai bên cam kết tiến hành cơ chế tham vấn chínhtrị hàng năm ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Các phiên tham vấn này sẽ được tổchức luân phiên tại Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namvà Đan Mạch và sẽ kiểm điểm quá trình triển khai thực hiện Tuyên bố chung này.

Hai bên tiếp tục nghiên cứu khả năng tăng cườngcác hình thức hợp tác chính trị giữa các thể chế liên quan của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam và ĐanMạch.

2. Hợp tác Thương mại và Đầu tư:

Hai bên tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy quanhệ thương mại song phương và hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng kim ngạchthương mại và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và Đan Mạch. Hai bên ghi nhận việcĐan Mạch đã thông qua Chiến lược Tăng trưởng Thị trường đối với Việt Nam vàonăm 2012 nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước.

Hai bên tái khẳng định cam kết tăng cường quanhệ thương mại trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, như sử dụng năng lượng hiệu quả,năng lượng tái tạo, quản lý nước và chất thải, nông nghiệp, thủy sản và côngnghiệp thực phẩm, y tế và giáo dục. Hai bên ủng hộ việc xây dựng quan hệ đốitác giữa các công ty, viện nghiên cứu hai nước nhằm thúc đẩy chuyển giao côngnghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực thương mại. Hai bênsẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệpĐan Mạch và Việt Nam tại thị trường hai nước, cũng như thúc đẩy chương trìnhTrách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR).

Hai bên tiếp tục nghiên cứu khả năng tăng cườngquan hệ thương mại trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, dịchvụ vận tải biển và kết nối giao thông biển của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.

Hai bên sẽ phát huy hiệu quả cơ chế Uỷ ban liênChính phủ về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Đầu tư và Chuyển giao Công nghệ giữaViệt Nam và Đan Mạch, bao gồm các tiểu ban về tăng trưởng xanh, nhằm tăng cườngthương mại và đầu tư giữa hai nước.

Hai bên hoan nghênh việc khởi động đàm phán Hiệpđịnh Thương mại Tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam vào tháng 6 năm 2012 trongnhiệm kỳ Chủ tịch EU của Đan Mạch và ủng hộ việc sớm hoàn tất một hiệp định FTAcân bằng và cùng có lợi. Trong khuôn khổ PCA và tuân thủ các thủ tục liên quan,hai bên sẽ tăng cường hợp tác hướng tới việc công nhận Quy chế Kinh tế thị trườngđối với Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namtrong thời gian sớm nhất có thể.

3. Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Tăng trưởng Xanh:

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kýTuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực Biến đổikhí hậu, Môi trường, Năng lượng và Tăng trưởng xanh tháng 11 năm 2011 và camkết tiến hành các bước cần thiết nhằm triển khai hiệu quả Tuyên bố chung trên,phù hợp với kế hoạch hành động.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kýthỏa thuận hợp tác ba bên về tăng trưởng xanh giữa Việt Nam, Hàn Quốc và ĐanMạch năm 2012 nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh. Ngoàira, hai bên sẽ xúc tiến nghiên cứu khả năng thành lập “Trung tâm đổi mới côngnghệ xanh”.

Trong điều kiện cho phép, hai bên sẽ hỗ trợ vàtạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập quan hệ đối tác Công - Tư về tăngtrưởng xanh, trong đó có sự tham gia của các công ty, cơ quan Đan Mạch và ViệtNam, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như sử dụng năng lượng hiệu quả, nănglượng tái tạo, công nghệ xanh và xử lý chất thải và nước. Diễn Đàn Tăng trưởngXanh toàn cầu (3GF), có vai trò thúc đẩy tăng trưởng xanh trên toàn thế giớithông qua mô hình Đối tác Công - Tư, sẽ được cân nhắc khi triển khai hoạt độngnày.

Hai bên nhất trí tăng cường đối thoại chínhsách,  thúc đẩy các hoạt động và sáng kiến cụ thể về khí hậu, an ninh nănglượng, bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước và tăng trưởng xanh tại các diễnđàn song phương và đa phương liên quan, bao gồm 3GF và ASEM. Theo đó, Danh mụchàng hóa thân thiện với môi trường của APEC có thể là một ví dụ tốt về hợp tácđa phương nhằm củng cố tăng trưởng xanh toàn cầu.  

4. Giáo dục và Nghiên cứu:

Hai bên sẽ hỗ trợ các hoạt động hợp tác giữa cáccơ sở giáo dục – nghiên cứu của Việt Nam và Đan Mạch thông qua việc cung cấpthông tin, kết nối, đảm bảo xử lý nhanh những thủ tục phê chuẩn cần thiết, vàhỗ trợ các cơ sở giáo dục – đào tạo, các quan hệ đối tác mới được hình thành từhình thức hợp tác này.

Hai bên sẽ tiếp tục tích cực hợp tác về giáo dụcvà nghiên cứu ở các cấp độ song phương và đa phương, đặc biệt là thông quaASEM.

Hai bên sẽ đặc biệt ưu tiên hợp tác giáo dục vàphát triển nguồn nhân lực cùng có lợi như hợp tác giáo dục đại học, đào tạonghề, cơ khí chế tạo, học tập suốt đời và giáo dục vì phát triển bền vững.

Hai bên sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng cơ chếhợp tác song phương về nghiên cứu và phát triển công nghệ.

5. Hợp tác Văn hóa và Giao lưu nhân dân:

Hai bên sẽ đẩy mạnh hơn nữa giao lưu và hợp tácvăn hóa nghệ thuật, khuyến khích hình thức hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở vănhóa Đan Mạch và Việt Nam trên cơ sở các mối quan tâm về nghề nghiệp, có đi cólại và lâu dài. 

Hai bên ghi nhận mối quan hệ giao lưu giữa nhândân Việt Nam và nhân dân Đan Mạch ngày càng phát triển thông qua hoạt động củacác doanh nghiệp, cơ quan phi chính phủ và các đối tác xã hội hai nước, đồngthời cam kết đẩy mạnh những mối liên kết này thông qua việc tăng cường hợp táchơn nữa trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

6. Điều khoản cuối cùng:

Hai bên chỉ định Bộ Ngoại giao mỗi nước làm đầumối triển khai Tuyên bố chung này.

Nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả Tuyên bố chungnày, Bộ Ngoại giao hai nước sẽ xây dựng Kế hoạch Hành động chung với thời hạnhai năm một lần.

Tuyên bố chung này có thể được sửa đổi trên cơ sở hai bên đồng ýbằng văn bản và có hiệu lực kể từ ngày ký kết cho đến khi một trong hai bêntuyên bố hủy bỏ bằng văn bản chính thức trước 6 tháng.

Ký tại Copenhagen ngày 19 tháng 9 năm 2013 thànhhai bản, mỗi bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai văn bản có giá trị nhưnhau.

Nguồn VOV


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam-Đan Mạch nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO