Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: 5 giải pháp cơ bản để thi đua trở thành động lực lớn hơn của toàn dân tộc

Q.S ( Chinhphu.vn)| 28/12/2010 13:11

Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chỉ rõ 5 giải pháp cơ bản để phong trào thi đua thực sự phát triển sâu rộng hơn trong các tầng lớp nhân dân, trở thành động lực cách mạng to lớn hơn của toàn dân tộc.

Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII, Tổng Bíthư Nông Đức Mạnh chỉ rõ 5 giải pháp cơ bản để phong trào thi đua thực sự pháttriển sâu rộng hơn trong các tầng lớp nhân dân, trở thành động lực cách mạng tolớn hơn của toàn dân tộc.

Tổng Bí thưNông Đức Mạnh phát  biểu tại Đại hộiThi đua yêu nước

Có thểnói, 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) và công tác thi đua, khenthưởng (TĐKT) trong phạm vi cả nước đã có bước tiến bộ rõ rệt.

Giai đoạn2011 – 2015 là khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thànhchiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020).

Do đó mụctiêu của phong trào TĐYN chính là tiếp tục phát huy được sức mạnh to lớn củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cho phong trào thi đua thực sự phát triểnsâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trở thành động lực cách mạng to lớn củatoàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triểnđất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tạo nềntảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại.

Nộidung, tiêu chí, hình thức đổi mới

Phát biểutại Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ VIII khai mạc hôm nay 27/12 tạiHà Nội, thay mặt Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng,trong những năm qua, phong trào TĐYN đã được triển khai với nội dung, tiêu chí,hình thức phát động có nhiều sự đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâmvà tình hình thực tế của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị, khơi dậy được tiềmnăng, tính tích cực, sang tạo của mọi người, mọi tổ chức, thu được nhiều kếtquả thiết thực.

Thông quacác phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân, anh hùng,chiến sỹ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu cho ý chí vươnlên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, tích cực và sáng tạo của con ngườiViệt Nam, tạo động lực mạnh mẽ, góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớnvà rất quan trọng của 10 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vànhững thành tựu quan trọng của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. 

Tổng Bíthư Nông Đức Mạnh cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của phong trào TĐYN nhấtlà những hạn chế về nhận thức, về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấpủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan. Việc tổ chức phong trào thi đuacó nơi, có lúc còn mang tính hình thức; chưa coi trọng công tác kiểm tra, đônđốc; sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liênquan chưa chặt chẽ, đồng bộ; việc phát hiện, biểu dương tổng kết và nhân rộngđiển hình tiên tiến còn hạn chế.

Triểnkhai 5 giải pháp cơ bản

Tổng Bíthư Nông Đức Mạnh đề nghị công tác TĐKT trong 5 năm tới phải phấn đấu theo mụctiêu, nhiệm vụ đã được nêu trong Báo cáo tại Đại hội, đồng thời Tổng Bí thưnhấn mạnh tới 5 giải pháp cơ bản.

Trước hết,phải tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức để mọi người thấy rõvai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, như tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về thi đua để đạt tới sự giải phóng và phát triển con người,giải phóng, phát triển xã hội… Tập hợp vận động nhân dân tự giác tham gia thựchiện, biến đường lối của Đảng thành hiện thực sinh động trong thực tiễn, hoànthành các nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện lịch sử mới. Phát huy vai trò củaMặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân, của cả hệ thống chính trị để tạothành phong trào hành động cách mạng của quần chúng, làm cho chất lượng, hiệuquả của phong trào thi đua không ngừng phát triển lên tầm cao mới.

Bên cạnhđó, phong trào TĐYN cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trongnhững năm qua, nhân rộng những mô hình, giải pháp hay đã được đúc kết tại Đạihội này… Gắn các phong trào thi đua với việc xây dựng, bồi dưỡng con người ViệtNam trong thời kỳ mới, phát triển toàn diện về ý thức làm chủ, ý thức tráchnhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tìnhnghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính… Đồng thời tiếp tụctuyên truyền, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việcthực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh".

Giải phápthứ ba là quan tâm việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiêntiến.

Đồng thờiđể công tác TĐKT không ngừng được nâng cao hiệu quả, các cơ quan chức năng tiếptục tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm phápluật về thi đua - khen thưởng. Chuẩn bị tích cực cho việc trình Quốc hội bổsung, sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng, đồng thời tiếp tục kiện toàn bộ máylàm công tác thi đua - khen thưởng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Cuối cùng,để thi đua yêu nước không ngừng phát triển, điều quan trọng là phải tập trungsự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ và toàn diện của các cấp uỷ đảng.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: 5 giải pháp cơ bản để thi đua trở thành động lực lớn hơn của toàn dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO