Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao bước đầu đã tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Trích tham luận của đồng chí Nguyễn Đức Luyện, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT)

16/09/2010 10:06

Là tỉnh cao nguyên thuộc vùng Nam Tây Nguyên, có nhiều lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn lao động và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, nhất là các loại nông sản có ưu thế như cây công nghiệp dài ngày...

ADQuảng cáo

Đ/c Nguyễn Đức Luyện, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Là tỉnh cao nguyên thuộc vùng Nam Tây Nguyên, có nhiều lợi thế về tàinguyên đất đai, khí hậu, nguồn lao động và điều kiện sinh thái phù hợp cho pháttriển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, nhất là các loại nông sản có ưu thếnhư cây công nghiệp dài ngày: cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả và các sảnphẩm cây hàng năm thay thế nhập khẩu như ngô lai, bông vải, đậu nành, mía vàcác loại hoa rau củ quả nhiệt đới, á nhiệt đới và phát triển chăn nuôi đại giasúc.

Những năm gần đây, tại Đắk Nông đã xuất hiện nhiều môhình đem lại hiệu quả, được các doanh nghiệp và các hộ nông dân tích cực đầu tưvà phát triển. Thông qua chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôiđược triển khai rộng rãi ở các huyện thị, đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹthuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, biện pháp canh tác mới, đầu tư thâm canhchiều sâu, quản lý nguồn nước, dịch bệnh. Đã xác định được những mô hình sảnxuất mới, có giá trị thu nhập cao.

ADQuảng cáo

Đó là các mô hình sản xuất chanh dây vớidiện tích trên 1.000 ha, tập trung tại các huyện Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong, giá trịsản xuất đạt 300 – 500 triệu đồng/ha; khoai lang Nhật Bản đã trở thành thươnghiệu có tiếng và được phát triển hàng ngàn ha tại các huyện Tuy Đức, Đắk Song,sản xuất 2 vụ/năm, đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha; khoai tây Atlantic mớiđược đưa vào sản xuất thử tại các huyện Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Mil, sản xuất 2vụ/năm, có giá trị từ 130-160 triệu đồng/ha; hoa cúc Đà Lạt sản xuất tại thị xãGia Nghĩa, hoa Li Ly bước đầu sản xuất thử và thành công ở huyện Đắk Mil. Bêncạnh đó, các mô hình cây ăn quả như sầu riêng ở Đắk Mil; cam, quýt, bưởi, măngcụt ở thị xã Gia Nghĩa và Đắk Glong; mô hình chanh dây không hạt ở Đắk R’lấp cógiá trị từ 150-200 triệu đồng/ha; ớt ngọt ở Tuy Đức; sản xuất rau an toàn trongnhà kính, nhà lưới, chế độ tưới nước tiết kiệm… đã mang lại giá trị sản xuấtcao, lợi nhuận khá.

Tại huyện Chư Jút đang sử dụng giống bò đực lai (Brahman đỏ) để cảitạo đàn bò thịt địa phương bước đầu thành công, các mô hình nuôi động vật bánhoang dã (nhím, cá sấu, gà H’mông…) đã thu hút được sự quan tâm của các hộ nôngdân.

Nhờ ứng dụng công nghệ mới, giống mới nên năng suất,sản lượng và chất lượng sản phẩm được cải thiện, làm tăng giá trị sản xuất trên1 ha và tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Chính vì thế, những năm gần đây mặcdù sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnhdịch hại luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra; giá một số mặt hàng tiêu dùng, vật tưnông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật-thú y, thức ăn gia súc), nhiênliệu tăng mạnh tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của nông dân nhưngngành nông lâm nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, năm2009 là năm đặc biệt khó khăn cũng tăng trưởng 7% (các năm trước luôn đạt ở mứctrên 8,5%).

Trong 5 năm qua, đã đạt được nhiều thànhquả quan trọng trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, tạo ranhiều sản lượng hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần tăng kim ngạchxuất khẩu và giải quyết được nhiều việc làm trong khu vực nông thôn. Diện tíchgieo trồng tăng bình quân hàng năm 10%, năm 2009 đạt 241.000 ha (trong đó, cơcấu diện tích cây lâu năm luôn chiếm trên 52%); theo đó, tổng sản lượng lươngthực có hạt tăng vững chắc, năm 2009 đạt 297.900 tấn, tốc độ tăng hàng năm trên15% là rất lớn đối với một tỉnh miền núi, bình quân lương thực trên đầu ngườiđạt 610 kg/năm là rất ấn tượng, đảm bảo được an ninh về lương thực trên địabàn.

Các lợi thế ngành nông nghiệp ngày càng được nhậndiện và khai thác sử dụng hợp lý hơn thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng tích cực, phát huy lợi thế. Đã hình thành các vùng sản xuấthàng hóa tập trung như cà phê, cao su, đậu đỗ, lương thực thực phẩm...nêngiá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao, giai đoạn 2005-2009 tăng bình quân22%/năm, đến năm 2009 đã đạt 7.831 tỷ đồng (chiếm 52% tổng giá trị sản xuấttoàn tỉnh); tăng nhanh giá trị xuất khẩu, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàngnông sản đạt 184,5 triệu USD (tăng hơn 2 lần so với năm 2005) chiếm 94,5% kimngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Sản xuất phát triển theo hướng tích cực nên giá trịsản xuất trên 1 ha canh tác được cải thiện đáng kể và tăng vững chắc qua cácnăm, năm 2005 chỉ đạt 16,8 triệu đồng/ha, năm 2007 đạt 24 triệu đồng/ha và năm2008-2009 đạt 34 triệu đồng/ha.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao bước đầu đã tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Trích tham luận của đồng chí Nguyễn Đức Luyện, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO