Rừng cổ tích – Tiếng “chuông” của rừng Tây Nguyên

07/11/2012 14:34

Những năm gần đây, chuyện Tây Nguyên không rừng có nguy cơ thành sự thật. Là một nhà báo, nhà thơ, Ðặng Bá Tiến (phóng viên Báo Lao động) đã nhiều lần viết bài, báo động điều này, anh tìm nguyên nhân, tìm cách lí giải tại sao rừng Tây Nguyên lại mất đi với tốc độ chóng mặt...

ADQuảng cáo

Những năm gần đây, chuyện Tây Nguyênkhông rừng có nguy cơ thành sự thật. Là một nhà báo, nhà thơ, Ðặng Bá Tiến(phóng viên Báo Lao động) đã nhiều lần viết bài, báo động điều này, anh tìmnguyên nhân, tìm cách lí giải tại sao rừng Tây Nguyên lại mất đi với tốc độchóng mặt. Nhưng có lẽ những bài báo, bài thơ lẻ viết về đề tài này chưa đủ,nên dồn sức viết thành trường ca Rừng cổ tích. Tác phẩm cũng đã được Nhà Xuấtbản Hội Nhà văn, Hà Nội vừa cho ra mắt độc giả vào tháng 10 năm 2012.

Nhập vai một người lính quê hương xứNghệ, những năm kháng chiến chống Mỹ đã chiến đấu ở Tây Nguyên, ơn rừng chechở, nuôi dưỡng, cảm vẻ đẹp huyền bí của rừng, nên khi nước nhà thống nhất, anh– nhân vật chính trong trường ca- khôngtrở về quê hương mình như nhiều đồng đội khác, mà trở lại Tây Nguyên làm côngnhân lâm trường, trồng cây, bảo vệ rừng. Hoàn cảnh ấy, cộng với tình yêu củaanh với cô gái Ê đê là điểm tựa cho cảm hứng của trường ca. Có người nói rằngtrường ca là thể loại để nhà thơ thể hiện “cảm hứng lớn” của mình, để giải tỏahết những nỗi niềm ẩn chứa. Ðịnh nghĩa đó thật đúng với Rừng cổ tích. Ðọc cảmười chương (tác giả đặt là 10 khúc) của trường ca ta cảm nhận được cảm hứngcủa người viết, khi yêu thương, lúc căm giận, cả hai trạng thái tình cảm tráingược này đều được “cháy” đến tận cùng. Khi xa Tây Nguyên, người lính lưu giữtrong mình những hình ảnh đẹp:

Ấy là những buổi chiều

bên này Sêrêpốk ẩn giữa lá xanh

ngắm những cô gái M’nông, Ê đê bờ bên kia đùa nhau trên bến tắm

ngắm đàn voi đủng đỉnh hút nước phun mưa như thủy tinh long lanh trongnắng

nghe tiếng tù và dìu dặt gọi trăng lên…

Nhưng Tây Nguyên không chỉ níu gọianh từ ký ức với phong cảnh núi rừng, buôn làng, mà còn những mùa vụ, lễ hội,tập tục mà chỉ cần gọi tên là sống dậy trong lòng anh bao hình ảnh. Tất cả thôithúc anh trở lại nơi này. Khi xa, không chỉ anh thương nhớ, mà hình như TâyNguyên cũng nhớ anh, đợi anh, nên đã mở lòng đón anh ngày trở lại:

Anh ôm vào ngực

bó dã quỳ vàng rực

ân huệ của mẹ thiên nhiên

ân huệ của cuộc đời

dã quỳ như nụ cười chào đón

dã quỳ như nụ hôn dành tặng riêng anh

dã quỳ như ánh mắt long lanh của người yêu chung thủy.

Mười năm về trước, anh rời quêhương, xa mẹ lên Tây Nguyên để đánh giặc, còn lần này anh rời quân ngũ, xa đồngđội trở lại nơi này để trồng cây, giữ rừng. Càng gần rừng, càng hiểu và yêurừng hơn, nhưng đồng thời anh cũng chứng kiến một thực tế là rừng đang mất đitừng ngày để thành buôn làng, thành những nông trường cà phê, cao su… Sự đổithay này đem lại lợi ích không nhỏ về kinh tế, nhưng kéo theo nó nạn phá rừngtràn lan, làm can kiệt nguồn nước ngọt và sa mạc hóa đất đai. Rừng bị tàn phábởi nhiều đối tượng khác nhau, có những người thật đáng thương, và có lắm kẻcần lên án. Ðó là rừng bị phá dần do đồng bào dân tộc Tày, Nùng… di cư từ cáctỉnh biên giới phía Bắc vào:

đất gặp gỡ bàn tay xứ Nam xứ Bắc

đất trải lối mòn đi gặp đất

trải con đường vào giữa rừng sâu

bên niềm vui tươi mới ban đầu

anh chợt nhói lòng khi thấy rừng rung lên nghiêng ngả

nghiêng ngả đại ngàn

đảo điên cổ thụ

nhựa cây tuôn trào như máu ứa luênh loang.

Nhưng thủ phạm chính phá rừng là bọn lâm tặc, lâm tặc chính danh và lâmtặc mang bộ mặt quan chức:

chúng ngấu nghiến ăn rừng trong bóng tối

ăn rừng giữa bạch nhật, thanh thiên

chúng nuốt cả cây gỗ dài như sợi bún

chúng ngủ mơ cũng thấy gỗ chập chờn

ADQuảng cáo

chúng bán, mua cả rừng gỗ giản đơn

bằng những dự án đỏ lòm con dấu

và bầm tím những mưu đồ ẩn náu

chúng nháy mắt nhau là rừng đổ ào ào

những cánh rừng đẫm máu thương đau

voi phơi xác cho quạ diều mở tiệc…

Trước thực tế nạn phá rừng diễn ravới quy mô lớn như vậy, anh đã phản ánh với các cấp chính quyền, nhưng khôngthu được kết quả gì đáng kể. Chuyện trong đời là thế! Nếu là phóng sự thì đànhphải dừng lại ở phần “không có hậu” này. Nhưng là thể loại trường ca cho tácgiả và bạn đọc có quyền mơ ước, nên lời gọi cứu rừng đã được những người đồngđội từ mọi nơi tìm về đáp ứng. Phẩm chất người lính trong thời bình lại được thểhiện và được ngợi ca:

người đang sống có trong mình ngọn lửa

của cả người đã khuất tiếp niềm tin

những người cựu binh

lại dầm sương nằm đất

lại ngày đêm luồn lách giữa rừng già.

Và, anh lại cùng đồng đội đã “vạch mặt, chỉ tên” những kẻ phá rừng, đểrừng hồi sinh:

những gốc cây cụt đầu

lại hé chồi xanh biếc

con suối chết hồi sinh

nước ngọt lại tuôn dòng

bóng mát lại xòe trên bến nước

thong dong

các chị các em gội đầu chải tóc

bầy sóc lại giỡn trăng

và uống những hạt sương trong vắt

Trong mười chương của Rừng cổ tích,có một chương viết về tình yêu giữa chàng trai xứ Nghệ với cô gái Ê đê. Ðây làcơ hội để tác giả thể hiện sở trường của mình khi anh không chỉ thông thạo cảhai vùng đất mà còn tường tận hai vùng văn hóa.

ôi câu ay – ray

ôi câu ví dặm

ta muốn rước về ở chung một buồng tim

ta muốn đưa về ở chung một bếp

ta muốn chiều chiều ngồi trên bến nước

nghe khúc ay – ray và nghe câu ví dặm ân tình

Ta muốn đứa con yêu thương của ta được ru bằng câu ví dặm của cha

được nựng ngọt ngào bằng lời ay-ray của mẹ…

Trường ca Rừng cổ tích thấm đẫm chấtTây Nguyên, có bố cục chặt chẽ, diễn đạt với lời thơ đầy cảm hứng. Ðọc trườngca này người đọc không chỉ hiểu thêm, yêu thêm vùng đất Tây Nguyên mà còn trântrọng ý thức công dân, trách nhiệm công nhân của tác giả trước tình trạng TâyNguyên mất rừng, mất đi cội nguồn sản sinh và chứa đựng văn – hóa – rừng đặcsắc.

(Theo lời giới thiệu của nhà thơVương Trọng)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rừng cổ tích – Tiếng “chuông” của rừng Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO