Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái vì phong trào, hoạt động nhân đạo

23/11/2011 09:14

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 -11- 1946, là thành viên Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ tháng 11-1957...

ADQuảng cáo

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thànhlập ngày 23 -11- 1946, là thành viên Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hiệp hội Chữthập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ tháng 11-1957. Chủ tịch Hồ Chí Minh làngười sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Người dạy cán bộ, hộiviên: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệsức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương chohọ”.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Nông được thành lậpngày 6-2-2004, phát huy truyền thống và kết quả của ngành, từ khi thành lập đếnnay, Hội Chữ thập tỉnh Đắk Nông đã không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức; thúcđẩy hoạt động nhân đạo phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Cứu trợ khẩncấp, trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sứckhỏe dựa vào cộng đồng; hiến máu nhân đạo cứu người; tuyên truyền sơ cấp cứuban đầu; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; vận động xây dựng quỹ hoạt động chữthập đỏ; hợp tác quốc tế về hoạt động nhân đạo… Với các phong trào nhân đạo cónội dung phong phú do Hội tổ chức, phát động như: “Tết vì người nghèo, vì nạnnhân chiến tranh”, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”,“Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện”,“Chiến dịch những giọt máu xuân hồng”... đã phát huy được truyền thống đoànkết, tương thân, tương ái vì hoạt động nhân đạo của đông đảo các tầng lớp nhândân. Các mô hình nhân đạo, từ thiện như: Bếp ăn tình thương vì bệnh nhân nghèo,thùng tiền nhân đạo, hũ gạo tình thương, nuôi heo đất trong trường học, xâydựng nhà tình thương Chữ thập đỏ, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độcda cam sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật chỉnhhình, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam, hỗ trợ phương tiện đilại cho người tàn tật, nạn nhân chiến tranh, xây dựng công trình nước sạchtrong trường học... cũng huy động được sự vào cuộc có trách nhiệm cao của cảcộng đồng.



Đoàn từ thiệntặng quà người nghèo xã Long Sơn (Đắk Mil). Ảnh: H.H


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Thông qua đó, hiệu quả hoạt động nhân đạotrên địa bàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, từ năm 2004-2006, giátrị hoạt động nhân đạo là hơn 9 tỷ đồng, đã giúp cho 78.013 hộ gia đình nghèovà những người gặp khó khăn trong cuộc sống; từ năm 2007-2011 là trên 57 tỷđồng, giúp cho hàng nghìn hộ gia đình nghèo và đối tượng gặp khó khăn, xây dựnghàng chục công trình nhân đạo phúc lợi công cộng ở trường học và khu dân cư.Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉnhân đạo” đến nay có trên 140 tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, nhà hảotâm đã giúp đỡ hàng trăm gia đình, đối tượng khó khăn. Đến với tổ chức nhânđạo, các trường hợp khó khăn tàn tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nươngtựa, người không có nguồn thu nhập sinh sống hàng tháng, những mảnh đời bấthạnh, gặp hoạn nạn rủi ro, bệnh tật hiểm nghèo... đã được giúp đỡ, có thêm độnglực để vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Để tiếp tục phát huy phong trào, hoạtđộng nhân đạo ngày càng rộng khắp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đề ra chiến lượcđến năm 2020 với chủ đề: “Đổi mới tư duy – Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống”.Chiến lược xác định những định hướng ưu tiên là tiếp tục xây dựng tổ chức Hộivững mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động trong những năm tới. Theo đó,“Đổi mới tư duy” là Hội không chỉ tự mình làm nhân đạo mà cần phải vận độngđông đảo các tổ chức, cá nhân đồng lòng tham gia hoạt động nhân đạo và sốngthân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu rủi ro do thảm họa gây ra. “Tạodựng vị thế” là khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Hội về hoạt động nhânđạo trong xã hội và hệ thống chính trị. “Bảo vệ sự sống” là Hội làm mọi việc cóthể làm để chăm sóc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tổn thươngcũng như tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa... Chiến lược cũng địnhhướng hoạt động trọng tâm của Hội tập trung vào 4 lĩnh vực: phòng ngừa, ứng phóthảm họa, cứu trợ khẩn cấp, phục hồi tái thiết; chăm sức sức khỏe dựa vào cộngđồng; hiến máu nhân đạo, bộ phận cơ thể người và hiến xác; công tác xã hội nhânđạo.

Nhằm thực hiện có hiệu quả những nhiệmvụ, hoạt động theo chiến lược từ 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đòi hỏicác cấp Hội trong tỉnh phải thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong tổ chứccác hoạt động nhân đạo. Hoạt động nhân đạo cần phải có trọng tâm, trọng điểm,hướng về cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùngkhó khăn của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội. Bêncạnh đó, các cấp Hội cần tiếp tục không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức, thuhút nhiều hội viên tham gia, để công tác nhân đạo ngày càng phát triển sâurộng. Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 8-6-2010 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa X) cũng đã khẳng định, công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong côngtác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệthống chính trị, cán bộ, đảng viên nhằm góp phần giáo dục, đoàn kết các tầnglớp nhân dân trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng... Vì vậy,trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng rất mong nhận được sự quan tâmcủa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc cùng phối hợp, chia sẻ, đồnghành với các hoạt động nhân đạo để phong trào nhân đạo, từ thiện ngày càng pháttriển sâu rộng, bền vững.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thọ

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏtỉnh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái vì phong trào, hoạt động nhân đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO