Công tác khuyến nông, khuyến ngư ở Tuy Đức: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

05/11/2012 14:24

Những năm qua, huyện Tuy Đức đã tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi, các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với nông dân. Công tác này đang giúp địa phương khai thác, phát huy nhiều thế mạnh trong phát triển nông nghiệp...

ADQuảng cáo

Những năm qua, huyện Tuy Đức đã tăngcường các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và đưa nhiều giống cây trồng, vậtnuôi, các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với nông dân. Công tác này đanggiúp địa phương khai thác, phát huy nhiều thế mạnh trong phát triển nôngnghiệp.

Trong 5 năm qua, Trạm Khuyếnnông-Khuyến ngư huyện Tuy Ðức đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tậphuấn, hội thảo đầu bờ, xây dựng các mô hình chuyển giao KHKT cho gần 4.000 lượtngười tham gia, trong đó gần 60% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng cácnguồn kinh phí, trạm cũng đã đưa 19 loại cây, con giới thiệu cho nông dân chănnuôi, trồng trọt, thu hút 416 hộ tham gia, trong đó có 163 hộ đồng bào dân tộcthiểu số.

Việc triển khai các mô hình trìnhdiễn đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương, nhất là đối vớiđồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, nếu như nhiều diện tích đất trồng lúa bịnông dân bỏ hoang hoặc có trồng nhưng hiệu quả đạt thấp thì từ khi địa phươngđưa các mô hình thâm canh các giống lúa lai như Nhị ưu 838 và Nghi hương 2308về trồng ở một số vùng khó khăn thì công tác này đã đưa lại những kết quả cao.



Nông dân huyện Tuy Đức tìm hiểu thôngtin về cây Jatropha và các sản phẩm như xăng, dầu sinh học được chiết xuất từloại cây này tại Hội thảo khoa học công nghệ cơ sở lần thứ V vừa được tổ chứctại địa phương


ADQuảng cáo

Hiện nay, nhiều địa phương đã hìnhthành nên vùng trồng lúa và đã được nhân rộng trong toàn huyện. Nhiều giống câytrồng mới có năng suất, chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế khá cao kháccũng được trạm đưa về giới thiệu cho nhân dân trồng và cũng đang được mở rộngqui mô, như mô hình cà phê mít, ca cao, khoai lang Nhật Bản, chuối mốc, măngtây xanh… Các loại hoa ly ly, lay ơn tuy mới được đưa vào trồng hơn một năm,nhưng đây cũng đang là những cây trồng mới được nhiều nông dân tâm đắc, lựachọn vì thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinhtế cao. Ngoài những mô hình ngắn ngày, Trạm cũng đã triển khai các mô hình dàingày như trồng và thâm canh keo lai giâm hom, trồng cây mắc ca, trồng tre lấymăng… góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Chăn nuôi của huyện cũng đang cóhướng phát triển. Từ những mô hình được trạm triển khai như chănnuôi heo thịt, heo sinh sản, gà thả vườn, gàMông, ngan Pháp… chỉ vài chục đến vài trăm con thì đến nay, huyện đã có nhiềuhộ phát triển chăn nuôi đại trà với quy mô mỗi đàn tới hàng trăm, hàng ngàncon. Ðáng chú ý là chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt đã thuhút 60 hộ tham gia, trong đó có 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Những mô hìnhkhác như nuôi cá ao, trồng cỏ để nuôi cá và nuôi bò… cũng thu hút được nhiềunông dân tận dụng những vị thế như ao, hồ, suối để phát triển kinh tế gia đình.

Theo đánh giá của huyện Tuy Ðức thìnhững mô hình trên đã đem lại lợi nhuận khá ổn định cho nông dân. Ðối với nhữngcây trồng như măng tây xanh, hoa, khoai lang Nhật Bản, cà phê, tiêu… lợi nhuậnđạt tới cả trăm triệu đồng. Về chăn nuôi như nuôi gà thả vườn được đánh giá làđem lại kết quả cao. Sau 3 tháng nuôi, trung bình mỗi con gà đã có trọng lượngtrung bình 2kg, tỷ lệ sống đạt 95%, lợi nhuận đạt khoảng 15.000 đồng/con; nuôicá lợi nhuận đạt trên 40 triệu đồng/ha; những mô hình khác cũng đạt hiệu quảtương tự. Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư của huyện Tuy Ðức đã góp phần khôngnhỏ trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đờisống của người dân. Nhiều nông dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sảnxuất nông nghiệp.

Trong thời gian tới, Tuy Ðức sẽ ưutiên đưa những giống cây trồng, vật nuôi chủ lực theo chương trình phát triểnnông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Ðịa phương sẽ tích cực chuyển giao các cây,con giống mới đến tận người sản xuất, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số, đồng thời tăng cường hướng dẫn sử dụng các loại phân bón visinh, phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức ăn gia súc,gia cầm giàu dinh dưỡng, các loại thuốc thú y và vắc xin mới có chất lượng tốtáp dụng vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt. Trạm sẽ phối hợp với các xã trênđịa bàn xây dựng những mô hình thực hiện qui trình sản xuất theo tiêu chuẩnViệtGAP đối với sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu nông sản. Ðịaphương sẽ thực hiện liên kết chặt chẽ và làm tốt vai trò “cầu nối” giữanhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệpvà nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân có cơ hội tiếp cận các nguồnlực tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường… để yên tâm phát triển sản xuất.

Bài, ảnh: Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác khuyến nông, khuyến ngư ở Tuy Đức: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO