Bài phát biểu của Thủ tướng tại Phiên thảo luận chung Đại Hội đồng LHQ khóa 68

28/09/2013 09:16

Sáng 28/9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68. Sau đây là toàn văn bài phát biểu...

Sáng 28/9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung Đại Hội đồng LiênHợp Quốc khóa 68. Sau đây là toàn văn bài phát biểu:


Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Phiên thảo luận chung Đại Hộiđồng Liên Hợp Quốc khóa 68


Thưa Ngài Chủ tịch,  

Thưa ngài Tổng Thư ký LHQ, 

Thưa Quý vị, 

Tôi rất vinh dự được phát biểu tạiDiễn đàn cao quý này. Tôi xin chúc mừng Tiến sĩ Giôn Uy-li-am A-sơ được bầu làmchủ tịch Khóa họp thứ 68, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ). Tôi tin tưởng rằng,dưới sự điều hành của Ngài Chủ tịch, khóa họp này sẽ thành công trong hoạchđịnh các bước phát triển của thế giới sau năm 2015. Tôi cũng xin bày tỏ sự trântrọng đối với đóng góp quan trọng của Ngài Tổng Thư ký vào thành công của LHQtrong thời gian qua. 

Thưa Quý vị,  

Nhìn lại 100 năm qua, thế giới đổithay sâu sắc; như phẳng ra, như nhỏ lại nhờ những thành tựu kỳ diệu của Khoahọc Công nghệ. Cuộc sống của con người được cải thiện rất nhiều. Nhưng cùng vớibao điều tốt đẹp, vẫn luôn còn đó những hiểm họa tiềm tàng. Ước mơ của nhânloại về một cuộc sống an toàn, hòa bình và phồn vinh vẫn còn xa ở phíatrước.  

Nhân loại khát khao hòa bình, nhưngvì sao vẫn còn xung đột, chiến tranh. Kinh tế phát triển, nhưng vì sao hàng tỷngười vẫn còn nghèo khổ. Khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, nhưng vì sao vẫnchưa có phương cách ứng phó thật hữu hiệu với thiên tai, dịch bệnh. 

Các câu hỏi đó đặt ra cho cộng đồngquốc tế chúng ta trách nhiệm cao cả và hết sức nặng nề.  

Thưa Quý vị,  

Trong lịch sử loài người, chiếntranh đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Ngay trong 100 năm qua, 2 cuộc thế chiếnvà nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó có chiến tranh ở Việt Nam đã cướpđi sinh mạng của cả trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dàinhiều thế hệ.  

Chắc các vị đều chia sẻ với tôirằng, cho dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơchiến tranh vẫn chưa được loại bỏ. Vẫn còn đó bạo lực ở Trung Đông, Bắc Phi,gần đây nhất là ở Xi-ri - nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khíhóa học, đồng thời dành cho hòa bình mọi cơ hội, tìm mọi giải pháp hòa bình đểloại bỏ vũ khí hóa học trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của LHQ.Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảoTriều Tiên. 

Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưalặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.... Chỉ cần một hành vi thiếutrách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiếntranh.  

Đối với Biển Đông, nơi hơn một nửahàng hóa thế giới đi qua - bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiếtthực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau như một nhấtquán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi íchchính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế,công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông(DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông(COC). 

Thưa quý vị,  

"Tất cả mọi người đều sinh racó quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc". Sinh mạng con người dù màu da nào cũng quý như nhau. Mạng sống củamột người bị cướp đi thì đối với một gia đình dù ở ngay khu Ma-hát-tan này hayở nơi hẻo lánh nào đó trên trái đất cũng đều là mất mát thươngđau.      

Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đềuphải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải đượctrân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầythuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bìnhchúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh. Bởi chiến tranh sẽ cướp đisinh mạng không chỉ của một mà của rất nhiều người –trong đó chắc chắn sẽ cónhiều phụ nữ và trẻ em.      

Xung đột, chiến tranh chỉ có thểđược ngăn chặn khi những hành động trái với Hiến chương LHQ, trái với luật phápquốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền... phải được đấu tranh loạibỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi các quốc gia tôn trọng độc lập chủquyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩn chính trị, đạođức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng bảo an LHQ được phát huy... Vàtrên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải không ngừng được vun đắpbằng sự thật tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể, nhưviệc dỡ bỏ cấm vận đối với Cu-Ba hay công nhận quyền tự quyết của Pa-lét-tin. 

Cộng đồng quốc tế chúng ta trông đợicác cường quốc hãy là những tấm gương trong kiến tạo hòa bình. Hội đồng bảo anLHQ hãy là điểm tựa, là động lực để các quốc gia, các dân tộc cùng chung taygìn giữ hòa bình... Bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạolực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn,hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay. Đừng làm ngơ. Hãy ngăn chặn bàn tayđó lại. 

Thưa quý vị, 

Tôi chia sẻ quan điểm của ngài Tổngthư ký rằng các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực chống đói nghèothành công nhất trong lịch sử. Nhưng chúng ta không quên rằng 40% tài sản toàncầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới. Khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếptục gia tăng. Thế giới vẫn còn hơn một tỉ người phải sống trong tình trạngnghèo cùng cực. Nghĩa là hàng trăm triệu người - trong đó có rất nhiều trẻ em -đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnh không có thuốc uống, tới tuổiđi học không được đến trường.... 

Chúng ta cũng không quên rằng, khíthải, nạn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên... làm trái đất nóng thêm,nước biển dâng lên, thiên tai hung dữ, bệnh dịch hoành hành... Những đại họa đólàm cho các nước nghèo càng thêm khốn khó.  

Để thoát khỏi đói nghèo; để phòngtránh thiên tai; để ngăn chặn bệnh dịch; để bảo vệ môi trường;... để một thếgiới xanh hơn, công bằng hơn cần sự chung tay của tất cả chúng ta. Người nghèo,nước nghèo cần nỗ lực tự vươn lên với sự hỗ trợ của người giàu hơn, nước pháttriển hơn. Sự hỗ trợ đó không phải chỉ bằng tấm lòng nhân ái "lá lành đùmlá rách“ mà trước hết cần bằng trách nhiệm bởi trong sự giàu có của nhiềungười, sự phát triển của nhiều nước không phải không có phần đáng ra thuộc vềnhững người nghèo, nước nghèo. 

Cộng đồng quốc tế chúng ta, hãy bằngtrách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vìphát triển sau 2015 nhằm bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèovà bảo vệ hành tinh của chúng ta. Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phùhợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận,chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhauđối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Mộtngười vì tất cả, tất cả vì một người“ như những người lính ngự lâm của Đại vănhào A-lếch-xăng Đuy-ma.  

Thưa quý vị,  

Là một người Việt Nam, những điều tôi chia sẻ trên đâyđều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi năm trước,hai tiếng Việt Namgắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất nước xaxôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa làgấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗingười Việt Namchúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thểmình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất đi-ô-xin – mộtsát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống conngười.   

Với truyền thống "đem đại nghĩađể thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo"; bằng lòng quả cảm hysinh và sức sáng tạo phi thường; nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộnghòa bình trên thế giới nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được nền Độc lập, thống nhấtđược Tổ Quốc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bắt tay xây dựng lại đấtnước từ đống tro tàn; Đổi mới, hội nhập và phát triển. 

Việt Nam đã đưa các Mục tiêu pháttriển Thiên niên kỷ vào chiến lược phát triển của mình, kết hợp chặt chẽ tăngtrưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và đã được Tổ chức Nông nghiệp vàLương thực Liên Hợp quốc trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đóigiảm nghèo. Với phương châm con người là mục tiêu, là trung tâm của sự pháttriển, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho y tế, giáo dục, thông tin...cho mọi người dân, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Việt Nam cũng nỗ lực cùng các thành viênkhác xây dựng Cộng đồng ASEAN - ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á, vốnbị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Đó là minh chứng sống động cho khát khaohướng tới tương lai hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng; cho sự thốngnhất trong đa dạng; và cho thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niênkỷ.      

Thưa quý vị,  

Đã phải trải qua những cuộc chiếntranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnhvượng của Việt Namchúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóađói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạtđộng gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù cònnhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi dành và giữ độclập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối táctin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 

Tôi xin đề cập tới lương thực nhưmột ví dụ. Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạohàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêngmình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Chúng tôicũng không chỉ xuất khẩu mà còn giúp các nước tự sản xuất thêm lúa gạo như đãthực hiện ở Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la, Ma-li, Ma-đa-gát-ca, Mi-an-ma...Chúng tôi mong rằng các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế sẽ tham giatài trợ các chương trình tương tự. Đó sẽ là những mô hình hợp tác nhiều bên đầyý nghĩa và hiệu qủa thiết thực.  

Thưa Ngài Chủ tịch,

Thưa Quý vị, 

Tôi muốn kết thúc phát biểu của mìnhvới niềm tin rằng “Chương trình nghị sự vì phát triển sau năm 2015” sẽ đượchoàn thiện hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo.Tất cả vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng. Tất cả để hành tinh củachúng ta mãi mãi một màu xanh. Màu xanh của hòa bình, màu xanh của phát triểnbền vững.  

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn.

Nguồn TTXVN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bài phát biểu của Thủ tướng tại Phiên thảo luận chung Đại Hội đồng LHQ khóa 68
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO