Kinh tế

Trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia - không bứt tốc khó về đích

Nhóm PV 28/04/2025 09:25

Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi tỉnh phải bứt phá mạnh mẽ vì thời gian không còn nhiều.

bài 4

Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi tỉnh phải bứt phá mạnh mẽ vì thời gian không còn nhiều.

_MẪU TÍT PHỤ NGANG TKTS

Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông - dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang kỳ vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi.

img_6609.jpg
Đồng chí Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân vào tháng 3/2025

Dự án điện phân nhôm được khởi công xây dựng từ năm 2015. Đến nay, dự án đã hoàn thành xây dựng khu văn phòng – nhà ở, hệ thống nhà xưởng sản xuất và công trình phụ trợ, các hạng mục đấu nối với cơ sở hạ tầng KCN Nhân Cơ.

Về phần vốn hiện đã được chủ đầu tư thu xếp đầy đủ. Mới đây, dự án đã được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Đắk Nông (MB Bank) ký kết hợp đồng cho vay 12.500 tỷ đồng, tương đương gần 80% tổng mức đầu tư dự án của cả hai giai đoạn.

ky-ket-1-.jpg
MB Bank ký kết hợp đồng thu xếp vốn 12.500 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông

Nhà đầu tư đã lựa chọn Công ty TNHH Xây lắp luyện kim màu (Nhà thầu NFC) là tổng thầu EPC cho gói thầu chế tạo, cung cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án.

Theo ông Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân thì về cơ bản các nút thắt của dự án hiện được tháo gỡ. Chỉ còn lại một số tồn tại, đơn vị đề xuất tỉnh sớm hỗ trợ giải quyết dứt điểm, nhất là đối với Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nhân Cơ và Dự án điện phân nhôm.

nhom-tran-hong-quan-145a198af407331248ffbcf438311c3e-1a267a54c542f44e7fc8e9e4c51fd94f-1-(1).jpg
Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông

Cụ thể như nghiệm thu có điều kiện đưa một số hạng mục công trình của dự án cơ sở hạ tầng KCN Nhân Cơ vào khai thác tạm; xây dựng giá cho thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng; lập đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng KCN Nhân Cơ; xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng Dự án điện phân nhôm; điều chỉnh Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nhân Cơ...

Tại buổi làm việc trước đó với UBND tỉnh Đắk Nông, Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cũng cho rằng: “Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông hiện được nhà đầu tư “rót vốn” rất lớn cho hạ tầng. Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư hoàn toàn có trong các luật, không có gì sai phạm cả, nhất là việc hỗ trợ trong và ngoài hàng rào, giá tiền thuê… Còn lại thuộc thẩm quyền của tỉnh để đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư sớm đưa dự án vào vận hành”.

BAN INFOR MOI (95)

Phát biểu tại buổi làm việc với Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân mới đây, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm của ngành công nghiệp bô xít - nhôm Việt Nam và Đắk Nông. Vì vậy, những phần việc còn tồn đọng thuộc ở đơn vị nào thì cần vào cuộc xử lý ngay.

“Đắk Nông đang quyết tâm cao để đưa dự án vào hoạt động trong quý II/2026, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng hai con số. Vì vậy, việc nào rút ngắn được, chúng ta cần rút ngắn, giải quyết ngay, làm nhanh, làm sớm, làm gọn, tránh để lãng phí nguồn lực”, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh yêu cầu.

dji_0915-976800557a46d287e1f57dfc98e33db2.jpg
_mau-tit-phu-ngang-tkts-1-.png

Quyết định về phê duyệt cơ chế, chính sách áp dụng đối với Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông, ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nêu rõ việc cung cấp nguyên liệu cho Dự án Điện phân Nhôm Đắk Nông.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh thực địa tại Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông vào tháng 3/2025
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh thực địa tại Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông vào tháng 3/2025

Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp alumin ổn định và lâu dài, bảo đảm chất lượng, khối lượng, đáp ứng nhu cầu của dự án theo giá thỏa thuận.

Trước đó, ngày 9/7/2013, hợp đồng nguyên tắc về mua bán alumina giữa Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân đã được ký kết. Khi hoàn thiện, Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ và một phần sản phẩm của Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng).

dji_0695(1).jpg
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ đầu tư dây chuyền mới trên mặt bằng sẵn có của các dự án đang hoạt động

Quyết định số 866 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng tập trung một số nội dung cho vấn đề khai thác, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhôm.

Theo đó, giai đoạn đến năm 2030, cùng với việc duy trì, mở rộng công suất thiết kế các mỏ hiện sẽ đầu tư mới các dự án khai thác mỏ. Tổng công suất khai thác đến năm 2030 là 68,15 - 112,2 triệu tấn nguyên khai/năm.

thq1.jpg
Phối cảnh Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông Đắk Nông của Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân

Giai đoạn sau 2030 sẽ duy trì đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có; đồng thời, đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum... Tổng công suất khai thác dự kiến đến năm 2050 là 72,3 - 118 triệu tấn nguyên khai/năm.

Ngoài ra, sẽ xem xét cấp phép khai thác các khu vực mới được thăm dò trong giai đoạn 2031 - 2050 khi có chủ đầu tư đề xuất. Qua đó để cung cấp quặng bô xít cho các dự án nhà máy alumin đã đầu tư và dự án mở rộng khi có nhu cầu.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết: “Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông là nhà máy sản xuất nhôm nguyên chất xuất khẩu. Vì thế, khi dự án sớm đi vào vận hành sẽ tiến tới hình thành các ngành công nghiệp chế biến sâu từ nhôm và các ngành công nghiệp phụ trợ khác tại Đắk Nông”.

dji_0567.jpg
Đắk Nông kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia vào năm 2030

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ trở thành một mắt xích quan trọng kết nối chuỗi sản phẩm từ alumin (sản phẩm đầu ra của 2 nhà máy alumin tại Nhân Cơ và Tân Rai) và công nghiệp phụ trợ.

Theo tính toán, khi vận hành thương mại, Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông sẽ đóng góp cho GDP của tỉnh Đắk Nông khoảng 900 triệu USD/năm; đóng góp cho ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 70 triệu USD/năm; đồng thời, giải quyết việc làm cho khoảng 950 lao động trực tiếp.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhôm là sản phẩm công nghiệp nguồn. Vì vậy, trước hết sẽ thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhôm trong nước, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cân đối ngoại tệ. Đây cũng là sản phẩm đầu vào của các ngành công nghiệp khác như: sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, nhôm cuộn, nhôm định hình…

Cùng với nguyên liệu, khâu vận chuyển các sản phẩm công nghiệp bô xít – alumin – nhôm và sau nhôm - đầu ra của Nhà máy Điện phân nhôm cũng được Đắk Nông sớm chuẩn bị từ xa, thông qua các dự án giao thông hạ tầng liên kết vùng Tây Nguyên.

dji_0599.jpg
Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ và một phần sản phẩm của Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng)

Tháng 9/2024, cùng với các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, Đắk Nông đã đề xuất các bộ, ngành xem xét bổ sung Dự án đường Cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Pleiku – Buôn Ma Thuột và đoạn Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 - 2030. Cùng với đó, Đắk Nông phối hợp Ninh Thuận đề xuất thực hiện tuyến đường kết nối Đắk Nông về Cảng biển tổng hợp Cà Ná nhằm vận chuyển các sản phẩm bô xít - nhôm.

Để tạo đột phá cho tỉnh, Đắk Nông kiến nghị ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành để kết nối với đường sắt Xuyên Á xuống cảng Thị Vải, phục vụ vận chuyển alumin, nhôm tinh chế và các sản phẩm sau nhôm.Tỉnh cũng đề xuất nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận vào quy hoạch đường sắt quốc gia.

__________

_mau-tit-phu-ngang-tkts-2-.png

Theo Quyết định số 866 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Nông được quy hoạch 5 cụm mỏ khoáng sản bô xít.

thy_6587-1-.jpg
Vận hành sản xuất tại Phòng Điều khiển trung tâm của Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông)

Đó là, Cụm Nhân Cơ (đã đầu tư và đang khai thác) và các cụm mỏ số 2, 3, 4, 5. Trong đó, đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến bô xít cho các cụm mỏ số 2, 3, 4, 5 (1 nhà máy/cụm mỏ).

Quy hoạch chung tỉnh Đắk Nông cũng quy hoạch xây dựng 4 dự án nhà máy alumin thực hiện chế biến quặng bô xít tại các cụm mỏ số 2, 3, 4, 5.

Đắk Nông hiện đã thống nhất cho chủ trương đầu tư các dự án tổ hợp nhà máy chế biến quặng bô xít thuộc các cụm mỏ 2, 3, 4, 5 bảo đảm phù hợp với Quyết định 866, đúng quy định pháp luật. Trong đó, Cụm mỏ 1 (Tổ hợp alumin Nhân Cơ hiện hữu), Đắk Nông đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai các thủ tục, hồ sơ, quy trình để đầu tư nâng công suất của Tổ hợp alumin Nhân Cơ từ 650.000 tấn alumin/năm lên thành 2 triệu tấn alumin/năm.

hhv_1269-(1).jpg
TKV sẽ đầu tư mở rộng nâng công suất Tổ hợp alumin Nhân Cơ lên khoảng 2 triệu tấn alumin/năm

Trong “Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” của TKV vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã cụ thể rõ mục tiêu này. Theo đó, TKV sẽ đầu tư mở rộng nâng công suất Tổ hợp alumin Nhân Cơ lên khoảng 2 triệu tấn alumin/năm; đồng thời, đầu tư mới Tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Nông 2 với công suất 2 triệu tấn alumin/năm, 0,5 triệu tấn nhôm/năm.

Tương tự, tại Cụm mỏ số 2, vị trí đang được Đắk Nông xúc tiến các thủ tục cần thiết để rút ngắn thời gian tiến tới mục tiêu hình thành trung tâm công nghiệp nhôm của cả nước vào năm 2030.

Dự án có vị trí tại xã Quảng Sơn (Đắk Glong). Tổng diện tích thực hiện của dự án đến năm 2030 là 436,8ha. Trong đó, khu vực nhà máy: 137ha; các hạng mục hồ nước, hồ thải quặng đuôi, bãi thải bùn đỏ: 299,8ha.

z5981503543148_842426cec2ea009cd873a5098e0c4456(1).jpg
Tổng công suất khai thác quặng bô xít của cả nước đến năm 2030 là 68,15 - 112,2 triệu tấn nguyên khai/năm

Mỏ nguyên liệu phục vụ dự án, gồm 4 khu: Quảng Sơn; Đông Bắc 1/5; Trung tâm 1/5; Tây Nam 1/5. Vị trí của nhà máy nằm trong Quy hoạch khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg.

Đến nay, chỉ tiêu sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản tại đây đã được tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đồng thời đã được khoanh định vị trí định hướng thực hiện Dự án Nhà máy Alumin Đắk Nông 2 thuộc tổ hợp Dự án khai thác và chế biến bô xít – Alumin Đắk Nông 2 trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện…

Hiện tại, Đắk Nông đang xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan về việc đầu tư Tổ hợp dự án khai thác và chế biến bô xít – alumin Đắk Nông 2. Phấn đấu trước 30/4/2025 sẽ chấp thuận chủ trương đầu tư cho tổ hợp dự án này.

Với những tiềm lực và nỗ lực trên, kỳ vọng về một trung tâm công nghiệp nhôm đầu tiên của cả nước tại Đắk Nông sẽ sớm thành hiện thực, tạo bước đột phá lớn về phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương và khu vực Tây Nguyên.

tkts.png

Trong tiến trình công nghiệp hóa và chuyển đổi xanh, ngành công nghiệp nhôm đang nổi lên như một lĩnh vực vật liệu chiến lược, đóng vai trò ngày càng lớn trong nhiều ngành kinh tế trọng điểm. Từ năng lượng tái tạo, giao thông vận tải, hàng không – vũ trụ, điện tử đến xây dựng, nhôm là vật liệu không thể thiếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

hb1.jpg
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, làm việc tại Công ty Nhôm Đắk Nông

Theo định hướng của Chính phủ trong quy hoạch khoáng sản quốc gia và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, ngành nhôm được xác định là lĩnh vực cần phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, khép kín và bền vững.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, không thể không kể đến vai trò của Đắk Nông và Lâm Đồng – hai “mắt xích chiến lược” trong chuỗi giá trị từ bô xít đến nhôm thành phẩm. Đắk Nông và Lâm Đồng chính là “trái tim nguyên liệu” của ngành nhôm Việt Nam.

hb6-1-(1).jpg
Phát biểu tại chuyến thăm và kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty Nhôm Đắk Nông vào chiều 1/3/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh quan điểm, chủ trương của Chính phủ là ưu tiên, tạo điều kiện cho TKV tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin – nhôm của Việt Nam

Nếu Lâm Đồng là nơi mở đường, thì Đắk Nông được kỳ vọng trở thành thủ phủ nhôm quốc gia, với hệ thống nhà máy alumin, luyện nhôm và các dự án công nghiệp chế biến sâu quy mô lớn đang được quy hoạch bài bản, đồng bộ. Đây là nền tảng để Việt Nam chủ động hơn về vật liệu chiến lược, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong tương lai, khi các nút thắt về hạ tầng giao thông, nhân lực chất lượng cao… được tháo gỡ đồng bộ, ngành công nghiệp nhôm xuất phát từ vùng đất đỏ Tây Nguyên sẽ đóng vai trò trụ cột, góp phần quan trọng vào hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước, khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ chuỗi cung ứng vật liệu toàn cầu.

Thực hiện: Thùy Dương, Lê Dung, Lê Phước, Nguyễn Lương
Trình bày: Thế Huy
(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh tư liệu)

anh.jpg

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia - không bứt tốc khó về đích
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO