Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi: Góp phần thúc đẩy Chương trình Xây dựng nông thôn mới

Hoàng Hoài| 29/05/2014 10:00

Trong năm qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

ADQuảng cáo

Toàn tỉnh có 21.200 hộ nông dân đăng ký danh hiệu SXKD giỏi các cấp thì đã có trên 19.000 hộ đạt danh hiệu này, tăng 5,26% so với năm 2012. Từ phong trào, cuộc sống của người dân đã có nhiều đổi thay, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nông dân Gia Nghĩa làm giàu từ mô hình trồng hoa

Có thể kể đến là hộ ông Nguyễn Văn Tạo ở xã Đắk Sắk (Đắk Mil), với mô hình VAC gồm cà phê, lúa nước, chăn nuôi dê… mỗi năm mang lại thu nhập trên 1 tỷ đồng. Hộ ông Phạm Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức) với hàng chục ha cà phê, cao su và khoai lang, mỗi năm đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng; Tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao dộng địa phương.

Hộ bà Nguyễn Thị Thanh Xuân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) với mô hình trang trại heo rừng kết hợp trồng hoa và cây cảnh đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hay mô hình chăn nuôi đa con gồm heo, dê, cá và ếch, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng của gia đình ông Nguyễn Văn Nhân ở xã Nam Dong (Chư Jút)…

Có được kết quả trên, cùng với việc chú trọng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thì các cấp Hội còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những cây, con giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Các cấp Hội còn phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển sản xuất, chăn nuôi như: đưa công nghệ thông tin về tại các xã, phường, thị trấn; Mở các lớp dạy nghề; Triển khai nhiều mô hình mới vào nuôi trồng thử nghiệm.

Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng chủ động phối hợp với các ngân hàng kịp thời cho nông dân có nhu cầu được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Đến hết năm 2013, tổng dư nợ vốn vay toàn hội là trên 426,8 tỷ đồng, với 56029 hộ vay.

Tổng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân cũng lên đến 14 tỷ đồng cho các cá nhân và tập thể vay. Việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các cấp, các ngành khai thác nguồn lực, xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, nhóm chăn nuôi theo sở thích cũng được chú trọng.

Hiện toàn tỉnh có 67 hợp tác xã nông nghiệp, 45 tổ hợp tác và 1014 trang trại theo tiêu chí mới. Nhiều mô hình liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap hình thành như: Hợp tác xã Tia Sáng (Gia Nghĩa); Các trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa), Lộc Hồng (Đắk Glong), Thu Thủy (Đắk Song), Trần Đại Huệ (Đắk R’lấp)… Riêng Hội Nông dân huyện Đắk Mil đã tiên phong đi đầu trong việc vận động nông dân thành lập được 12 tổ sản xuất cà phê theo quy trình 4C với hơn 1000 hộ đăng ký tham gia.

Theo ông Nguyễn Văn Xá, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thì Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Là tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy Chương trình Xây dựng nông thôn mới của tỉnh cũng như nâng cao đời sống nhân dân.

Qua thống kê, số hộ SXKD giỏi tăng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2013 xuống còn 15,64% và cận nghèo là 8,06%. Đặc biệt, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng với việc tham gia đóng góp vốn đối ứng 35% trong tổng số vốn làm đường giao thông nông thôn thì nông dân toàn tỉnh còn hiến trên 11.500m2 đất cùng nhiều ngày công để tham gia xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi: Góp phần thúc đẩy Chương trình Xây dựng nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO