Chính trị

Ngọn cờ đầu chống Pháp ở Tây Nguyên (kỳ 3): Phát huy truyền thống trên vùng đất anh hùng

Nhóm PV 17/12/2022 14:15

Nối tiếp truyền thống quê hương N’Trang Lơng, xã Đắk R’tíh (vùng căn cứ năm xưa của thủ lĩnh N’Trang Lơng) ngày nay đã có những bước chuyển mình rõ rệt.

bai-ky-n-trang-long-1312-1-.png
screenshot-612-.png
screenshot-613-.png
screenshot-615-.png

Cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng không đi đến thắng lợi cuối cùng, thế nhưng vai trò, tinh thần và chiến công của người thủ lĩnh luôn là niềm tự hào của đồng bào dân tộc M’nông, thúc giục bà con đứng lên chống giặc.

Nối tiếp truyền thống quê hương N’Trang Lơng, xã Đắk R’tíh (vùng căn cứ năm xưa của thủ lĩnh N’Trang Lơng) ngày nay đã có những bước chuyển mình rõ rệt.

Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

bai-ky-n-trang-long-1312-3-.png

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, già làng Điểu Nơi, bon Jiêng Ngaih chia sẻ, trước đây, Đắk R’tíh đất rộng, người thưa, giao thông đi lại khó khăn nên kinh tế kém phát triển. Những năm gần đây, đường sá được mở rộng, con em đồng bào các dân tộc được đến trường, bà con Nhân dân được tiếp cận với nhiều nguồn vốn, chính sách, xã Đắk R’tíh nhanh chóng phát triển về mọi mặt.

“Tôi rất vui mừng khi địa phương đã biết phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đến nay, cuộc sống người dân từng bước thoát nghèo, có của ăn của để, con cái được học hành đến nơi đến chốn”, già làng Điểu Nơi chia sẻ thêm.

bai-ky-n-trang-long-612.png

Theo ông Hoàng Ngọc Thức, Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh, xã hiện có tới 52% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 45%. Những năm gần đây, cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án, địa phương có nhiều cách làm thiết thực góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã chiếm trên 60%, đến năm 2020 chỉ còn hơn 20%. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống thủ lĩnh N’Trang Lơng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đắk R’tíh sẽ cùng nhau xây dựng quê hương giàu mạnh hơn nữa”, Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh nói.

img_1629-4096x2731.jpg
Một góc của xã Đắk R'tíh ngày nay.
screenshot-613-.png
xã Đắk Búk So -trung tâm huyện lỵ Tuy Đức đang hình thành dáng dấp đô thị nơi biên giới Đắk Nông.
screenshot-614-.png

Là người con M’nông, từng có thời gian sống và làm việc trên vùng đất của người thủ lĩnh N’Trang Lơng, ông K’Bốt, nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Đức đánh giá, trước đây đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, do tập quán sản xuất lạc hậu, tranh chấp đất đai kéo dài.

Theo thời gian, nhận thức của người dân đã dần thay đổi, bà con đã biết tận dụng các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát huy tiềm năng về nông nghiệp, du lịch. Đến nay, nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã ra đời, góp phần bảo đảm đầu ra cho nông sản, nhiều sản phẩm đã có thương hiệu, định hình được chỗ đứng trên thị trường như khoai lang Nhật, mắc ca…

bai-ky-n-trang-long-1312-2-.png

Ông K’Bốt cho biết: “Trong 15 năm qua, kể từ khi huyện Tuy Đức được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã phát huy tinh thần và khí thế của phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng, thi đua yêu nước, tập trung phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Tôi mong rằng, huyện Tuy Đức sẽ gặt hái được nhiều thành tích trong giai đoạn mới, xứng đáng với truyền thống mà các thế hệ đi trước”.

Theo bà Phạm Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, là cái nôi của phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Tuy Đức luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết xây dựng quê hương giàu mạnh.

ky-3-anh-6-4096x2731.jpg
Cây mắc ca đang được xem là cây thoát nghèo, tạo thương hiệu nông sản trên quê hương thủ lĩnh N'Trang Lơng hôm nay.

Chỉ tính riêng năm 2022, huyện Tuy Đức thực hiện đạt và vượt 14/14 nhóm chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm. Trong đó, tổng giá trị sản xuất là hơn 5.540 tỷ đồng, đạt 102,67%, riêng nông - lâm - thủy sản đạt hơn 3.880 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt 75,24 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 42,2%, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tại chỗ giảm còn 58,72%.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Đức lần thứ IV nhấn mạnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025 huyện Tuy Đức phấn đấu ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

ba-phuong.gif

Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức khẳng định, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống, sức khỏe Nhân dân và củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

screenshot-612-.png
Xã An toàn khu  Quảng Trực  (Tuy Đức) ngày càng thay da đổi thịt
Đọc tiếp
    Nổi bật
        Mới nhất
        Ngọn cờ đầu chống Pháp ở Tây Nguyên (kỳ 3): Phát huy truyền thống trên vùng đất anh hùng
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO