Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa: Giải pháp để quảng bá tiềm năng và thế mạnh của địa phương

01/06/2011 08:34

Ngày 14-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020. Mục tiêu của chiến lược là đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam...

ADQuảng cáo

Ngày 14-2-2011, Thủ tướngChính phủ đã có Quyết định số 208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ngoạigiao văn hóa đến năm 2020. Mục tiêu của chiến lược là đẩy mạnh các hoạt độngngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con ngườivà văn hóa Việt Nam; tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thếgiới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định vàbền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗtrợ phát triển kinh tế-xã hội. Các hoạt động ngoại giao văn hóa cũng nhằm tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị vănhóa truyền thống của đất nước.

Thực hiện quyết định của Chính phủ và chỉđạo của UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liênquan xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa trên địa bàntỉnh trong thời gian tới. Theo Sở Ngoại vụ thì do yêu cầu phát triển kinh tế-xãhội và hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại của tỉnh trong thời gian qua cũngđã từng bước được củng cố và cải thiện, đạt được một số kết quả bước đầu, gópphần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Đắk Nông đến với bạn bè trong nướcvà quốc tế. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại giao văn hóa của tỉnh hiệu quả chưacao, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; nội dung và các hình thức hoạtđộng chưa tương xứng với yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng, địa bàn. Cácsản phẩm văn hóa vẫn còn hạn chế, phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ côngtác đối ngoại cũng như ngoại giao văn hóa còn thiếu và lạc hậu. Nhận thức vềvai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh nóichung và ngoại giao văn hóa nói riêng của lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chứcvà người dân chưa có sự thống nhất cao. Tỉnh cũng chưa có một cơ chế chỉ đạo vàquản lý thống nhất về các hoạt động đối ngoại, ngoại giao văn hóa giữa các cấp,các ngành nên dẫn đến tình trạng tự phát, phân tán, chồng chéo lên nhau. Mặtkhác, nguồn lực cho các hoạt động đối ngoại của tỉnh còn hạn hẹp.


Tấu chiêngtại Liên hoan dân ca, dân vũ lần thứ IV ở tỉnh ta. Ảnh: Ngọc Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Từ thực tế trên, kế hoạch thực hiện ngoạigiao văn hóa của tỉnh Đắk Nông cũng sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh triển khaicác chương trình, hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóaĐắk Nông và Việt Nam với những thông điệp về một vùng đất có bề dày lịch sử hàohùng, có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành tựu trong đổi mới,người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Tỉnh cũng sẽ tiếnhành quy hoạch, lựa chọn các lễ hội tiêu biểu, đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóadân tộc để tổ chức hàng năm, cùng với tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóanghệ thuật với các nước trong khu vực, quốc tế, nhất là với tỉnh bạn Mundulkiri(Campuchia). Cùng với việc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức cácchương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá những nétvăn hóa độc đáo của địa phương thì tỉnh chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác vớicác thành phố, địa phương trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, báochí, xuất bản ấn phẩm văn hóa để giới thiệu văn hóa, con người Đắk Nông vớicộng đồng quốc tế cũng sẽ được tăng cường theo hướng nâng cao số lượng và chấtlượng. Mặt khác, cùng với việc phối hợp với các địa phương trong và ngoài nướccó tiềm năng, thế mạnh về văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống, thắng cảnhthiên nhiên và du lịch để xây dựng các chương trình du lịch văn hóa, tỉnh cũngchú trọng kết nối các tua du lịch lữ hành với tỉnh Mundulkiri nhằm khai tháckhông gian du lịch của tỉnh bạn. Các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa thanhniên Đắk Nông với thanh niên các nước trong khu vực sẽ được thường xuyên tổchức cũng như duy trì đều đặn các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa cáchuyện biên giới của hai tỉnh Đắk Nông và Mundulkiri. Kế hoạch cũng tính đến việcxây dựng và triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa lớn có yếu tố nước ngoàihoặc quảng bá sản phẩm văn hóa địa phương; giới thiệu tiềm năng về mọi mặt củaĐắk Nông, kêu gọi hợp tác đầu tư để phát triển kinh tế thương mại. Thông quacác hội chợ, triển lãm, hội thảo, tiếp xúc doanh nghiệp nhân các sự kiện chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội để quảng bá, tôn vinh hình ảnh của đất nước, tỉnhnhà…

Theo quanđiểm chung thì ngoại giao văn hóa không phải là công việc của một cơ quan, đơnvị, địa phương nào mà là sự nghiệp của toàn xã hội. Vì vậy, việc triển khai cáchoạt động ngoại giao văn hóa sẽ huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thốngchính trị, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, giới truyền thông…Tấtcả các hoạt động ngoại giao văn hóa đều tập trung vào việc góp phần nâng cao sựhiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam nói chung, Đắk Nông nóiriêng để thu hút sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc xây dựng vàphát triển kinh tế –xã hội của đất nước, tỉnh nhà.

Tường Mạnh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa: Giải pháp để quảng bá tiềm năng và thế mạnh của địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO