Xung quanh việc tranh chấp vườn cao su, đất rừng giữa người dân với Công ty Nâm Nung: Đã giải quyết nhưng chưa dứt điểm

Minh Tín| 06/01/2012 08:40

Thời gian qua, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào dân tộc thiểu số ở bon Đắk Prí, xã Nâm N’đir (Krông Nô), một số phần tử xấu đã tuyên truyền, kích động bà con tranh chấp vườn cao su với Công ty TNHH Một thành viên Nâm Nung (Công ty Nâm Nung) tại tiểu khu 1289 làm cho tình hình an ninh trật tự ở đây diễn biến hết sức phức tạp...

ADQuảng cáo

Thời gian qua, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào dân tộc thiểu số ở bon Đắk Prí, xã Nâm N’đir (Krông Nô), một số phần tử xấu đã tuyên truyền, kích động bà con tranh chấp vườn cao su với Côngty TNHH Một thành viên Nâm Nung (Công ty Nâm Nung) tại tiểu khu 1289 làm cho tình hình an ninh trật tự ở đây diễn biến hết sức phức tạp.

Trước tình hình trên, vừa qua huyện Krông Nô và Công ty Nâm Nung đã tổ chức buổi phát động với các hộ dân có đất tại tiểu khu 1289 để hợp đồng chăm sóc, khai thác mủ cao su. Tuy nhiên, sự việc chỉ được hòa giải trong một thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy.

ADQuảng cáo

Theo ông Nguyễn Quang Hòa, nhân viên phụ trách kỹ thuật khai thác mủ của Công ty Nâm Nung thì hiện tại, hầu hết các hộ dân trên đã ngang nhiên “bán” vườn cao su cho nhiều hộ gia đình người Kinh vào khai thác mủ ngay trên đất của đơn vị theo giá từ 40 đến 50 triệu đồng/ha/năm.

Nhiều lần công ty vào vườn thu gom vật tư đã trang bị trên cây cao su như kiềng máng, chén đựng mủ thì bị những hộ này báo cho “chủ vườn” trước đó kéo đến đánh đập gây thương tích...

Chưa dừng lại ở đó, trong vòng hai tuần trở lại đây, rất nhiều hộ dân tại xã Nâm N’đir đã kéo nhau đi chặt phá những diện tích rừng trồng tại hai tiểu khu 1586 và 1577 của Công ty Nâm Nung để “lấy đất sản xuất”.  Đến thời điểm hiện tại đã có đến hơn 50 ha rừng xoan được trồng từ năm 2001 bị người dân đốn ngã.  Qua tìm hiểu, hầu hết các hộ dân ở đây đều cho rằng đây là đất của tổ tiên họ để lại, đã đến lúc công ty phải trả lại đất để họ canh tác.

Trước tình hình trên, UBND huyện Krông Nô đã chỉ đạo thành lập Đoàn 12 (Đoàn bảo vệ rừng theo Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Chính phủ) bao gồm công an, bộ đội, kiểm lâm và nhân viên của Công ty Nâm Nung để tuyên truyền, vận động bà con không được chặt phá rừng của công ty nữa. Nhưng người dân vẫn không nghe mà tiếp tục phá nhiều diện tích rừng sắp vào tuổi khai thác của công ty.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Đức Thắng, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Nâm Nung cho biết: “Sở dĩ vẫn chưa kết thúc việc tranh chấp đất đai giữa đơn vị với các hộ dân là do văn bản thỏa thuận đã được thống nhất nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được ký kết với người dân. Chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục để có thể ký kết với bà con, chậm nhất là đến ngày 10/1 sắp tới”.

Ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh cũng cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, Sở đã thành lập đoàn thanh tra về vấn đề này. Trong quá trình thanh tra, Sở sẽ cố gắng xác minh nguyên nhân sâu xa của sự việc, từ đó tham mưu cho cấp trên để có phương án giải quyết hiệu quả nhất nhằm hạn chế thiệt hại cho công ty cũng như ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương”.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xung quanh việc tranh chấp vườn cao su, đất rừng giữa người dân với Công ty Nâm Nung: Đã giải quyết nhưng chưa dứt điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO