Xúc tiến hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch

Thanh Hằng| 12/08/2021 09:39

Đầu tháng 7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP để hỗ trợ những đối tượng khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch. Nghị quyết thể hiện tính nhân văn, thiết thực của Đảng và Nhà nước dành cho người dân, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

ADQuảng cáo

Mong sớm được nhận hỗ trợ

Vừa kết thúc giãn cách xã hội toàn TP. Gia Nghĩa theo Chỉ thị 16, anh Nguyễn Mai Trung, chủ quán Thỏ đồng ở tổ dân phố 2, phường Nghĩa Trung cùng nhân viên tất bật dọn dẹp lại cửa hàng. Vì chưa được mở cửa đón khách, nên tranh thủ thời gian này, anh Trung quyết định sửa sang, sắp xếp lại quán để chờ ngày hoạt động lại.

Anh Nguyễn Mai Trung, chủ quán Thỏ đồng hy vọng các hộ kinh doanh như anh sẽ được nhận sự hỗ trợ từ Chính phủ

Anh Trung cho biết, trước tháng 7, anh mở rộng quán nên đã đầu tư thêm 150 triệu đồng để thuê thêm mặt bằng và cải tạo lại không gian. Thế nhưng, vừa đầu tư xong thì thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động kinh doanh phải tạm dừng. Theo ước tính, doanh thu của quán đã giảm đi 2/3 so với các tháng trước, trong khi tiền điện, thuê mặt bằng, thuế, lương nhân viên… vẫn phải chi trả.

Cũng trong tình trạng tương tự, từ đầu tháng 7, Thẩm mỹ viện Durian ở tổ dân phố 4, phường Nghĩa Đức tạm dừng hoạt động để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong suốt thời gian qua, dù không có nguồn thu nhưng thẩm mỹ viện vẫn phải bảo đảm các điều kiện ăn cho 3 nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vỹ, quản lý Thẩm mỹ viện Durian cho biết, thời điểm hoạt động bình thường, cơ sở có doanh thu khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Thế nhưng hiện nay, vì phải dừng hoạt động nên cơ sở phải chi tiêu tằn tiện, riêng nhân viên chỉ được hỗ trợ tiền ăn chứ không có lương.

ADQuảng cáo
Thực hiện chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, các thẩm mỹ viện được yêu cầu đóng cửa, tạm dừng hoạt động thời gian dài

Đang tập trung rà soát

Sở LĐTB - XH cho biết, đơn vị đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đây là những đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), cư trú trên địa bàn tỉnh, bị mất việc làm hoặc có thu nhập thấp hơn 1,5 triệu đồng/người ở nông thôn và 2 triệu đồng/người ở thành thị.

Do tạm dừng kinh doanh nên các nhân viên Spa đang mong sớm được nhận hỗ trợ của Nhà nước

Theo dự thảo tờ trình, lao động tự do dự kiến được nhận hỗ trợ là người thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa; người lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe dịch vụ, lái xe ba gác; người bán vé số lưu động, bán hàng rong; lao động giúp việc, lao động trong nhà trẻ, cơ sở giáo dục mầm non tư thục; thợ nhôm - kính - sắt; người tự làm hoặc lao động trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch…

Ngoài đối tượng là các lao động tự do, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan đang tập trung rà soát, thống kê các đối tượng khác theo quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm việc thống kê và chi trả tiền hỗ trợ cho các trường hợp F0, F1 phải thực hiện cách ly y tế, điều trị Covid-19. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho người lao động. BHXH tỉnh hỗ trợ các chủ doanh nghiệp làm thủ tục để giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xúc tiến hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO