Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh luôn chú trọng đầu tư vào những loại cây trồng chủ lực có thế mạnh trên thị trường xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, điều, khoai lang, đậu...
Trong những năm qua, ngành Nôngnghiệp của tỉnh luôn chú trọng đầu tư vào những loại cây trồng chủ lực có thếmạnh trên thị trường xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, điều, khoai lang, đậu… Thếnhưng, nghịch lý một điều là các doanh nghiệp xuất khẩu thì luôn gặp khó khăn,còn nông dân vẫn nghèo. Do vậy, để nông sản xuất khẩu của tỉnh đủ sức cạnhtranh trên thị trường thì doanh nghiệp lẫn nông dân rất cần một chính sách đồngbộ.
“Bán cái mình có, khôngbán cái thị trường cần”
Theo các chuyên gia, hiện nay, việc sảnxuất và xuất khẩu nông sản trên địa bàn Đắk Nông chưa đạt giá trị gia tăng caonhư mong muốn. Nguyên nhân là do chính quyền lẫn người dân chưa quan tâm đúngmức đến chất lượng sản phẩm, mức độ áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sảnxuất còn thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn. Mặt khác, vấn đề giao dịch mua bántheo phương thức truyền thống là “bán cái mình có, không bán cái thị trườngcần”, người dân đã thật sự “làm khó” cho chính mình và cả doanh nghiệp. Ngoàira, điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” luôn lặp đi, lặp lại khiếncho tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản của tỉnh thiếu bền vững…
Nông dân thôn3, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) tập kết khoailang để bán cho thương lái. Ảnh: Ngọc Tâm |
Huyện Đắk Mil là địa phương sản xuất càphê trọng điểm của tỉnh, nhưng những người nông dân ở đây vẫn còn rất mơ hồ vềthị trường xuất khẩu và càng không biết hạt cà phê của mình sau khi thu hoạchsẽ đi về đâu. Ông Nguyễn Văn Giáp ở thị trấn Đắk Mil cho biết: “Tôi làm cà phêđã hơn 20 năm nay, nhưng thú thật mình làm có 2-3 ha cà phê thì cốt sao đầu tưchăm sóc để đạt năng suất cao là tốt rồi. Vì lâu nay, khi thu hoạch về là tôibán đi, thế là xong. Chứ một nông dân “chân lấm, tay bùn” thì cần quan tâm đếnthị trường xuất khẩu làm gì”. Do không sản xuất theo nhu cầu thị trường tiêuthụ nên hầu hết người trồng cà phê đều chưa quan tâm đến kỹ thuật trồng trọt vàchăm sóc. Hiển nhiên là khi vào vụ thu hoạch cà phê, tình trạng thu hái đồngloạt cả quả xanh, quả non cũng chẳng được ai quan tâm. Hơn nữa, cơ sở vật chấtphục vụ sơ chế, bảo quản cà phê còn thiếu thốn đã ảnh hưởng đến chất lượng càphê nhân xuất khẩu của địa phương. Ông Trần Văn Hải ở xã Thuận An (Đắk Mil) tâmsự: “Muốn nâng cao được chất lượng hạt cà phê ở địa phương thì Nhà nước cầnkhuyến khích cơ chế thu mua cà phê tươi nhằm giúp các doanh nghiệp thu mua dễnhận biết được tỷ lệ hạt non, hạt xanh… Chứ như hiện nay thì một người có ýthức sản xuất theo tiêu chuẩn quy định còn hàng trăm người vẫn giữ lối làm ăncũ thì cũng bằng không”. Tương tự, đối với cây hồ tiêu thì tình hình sản xuấtvẫn không có gì sáng sủa hơn. Bởi, hầu hết các đầu mối thu mua sản phẩm tại cácđịa phương đều do các tư thương, các đại lý thu mua nhỏ lẻ quán xuyến. Do đó,vấn đề ép giá, ép cấp xảy ra thường xuyên. Hệ quả là có không ít hộ trồng hồtiêu tìm mọi cách để chống lại thủ đoạn “mua gian, bán lận” của tư thương, nênkhi hạt hồ tiêu đến được kho chứa của các nhà xuất khẩu thì đã trở thành mộtthứ sản phẩm lẫn tạp. Có không ít doanh nghiệp bị bẽ mặt vì xuất bán những lôhàng bị trộn lẫn nhiều tạp chất này. Có thể nói, do thói quen “ăn đong” kiểuđộn hàng để nâng trọng lượng như trên đã gây không ít phiền toái và làm mất uytín và sức cạnh tranh của sản phẩm hồ tiêu trong nước. Mặt khác, trong khi đấtđai canh tác của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ và tình hình sản xuất nông sảnlại phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường thì việc quản lý chất lượng, sảnlượng nông sản là rất khó khăn. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tếcho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn khiến cho nền sản xuất nông nghiệp củađịa phương khó tìm được vị thế trong xu hướng phát triển chung khi hội nhậpquốc tế.
Doanh nghiệp vẫn tự màymò làm
Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh cótrên 10 doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.Thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp này đã có nhiều nỗ lực trong việc thúcđẩy sản xuất, kinh doanh và có sự đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách củatỉnh nhà. Nhưng bên cạnh việc giải “bài toán” về số lượng thì các doanh nghiệpvẫn còn đang tự mày mò trong việc tìm hướng nâng cao giá trị hàng hóa xuấtkhẩu, để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản trên thị trường.
Dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu của HTX Minh An (Đắk Mi) Ảnh: C.T |
Doanh nghiệp tư nhân Đức Hiệp (Chư Jút)được đánh giá là một trong những đơn vị xuất khẩu hàng hóa lớn của tỉnh. Tuynhiên, hiện nay, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đang phải thông quamột công ty môi giới tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Chủdoanh nghiệp thì hiện tại, các đối tác đã chấp nhận sản phẩm điều nhân của đơnvị nên số lượng hàng hóa xuất ra bao nhiêu, họ đều nhận hết. Doanh nghiệp cũngrất mong muốn sẽ được tham gia xuất khẩu trực tiếp để tăng tính cạnh tranh chosản phẩm và chủ động trong giao dịch thương mại với bạn hàng. Thế nhưng, hiệntại, hoạt động này lại đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đầu tư. Ông Hiệpcho biết thêm: “Chính sách về tín dụng là bệ đỡ rất lớn đối với hiệu quả củahoạt động xuất khẩu. Nhưng, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp lại đang gặpkhó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. Điều này cũng đã làm ảnhhưởng rất lớn tới việc thu mua cũng như dự trữ nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp.Do không có vốn đầu tư nên doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động sản xuất trongcả năm thì phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về. Vì thế, chi phí vậnchuyển mà doanh nghiệp đang bỏ ra là rất lớn, giá thành sản phẩm bị đẩy lên caonên sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường xuất khẩu cũng bị sụt giảm”.Bên cạnh đó, hiện nay, các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũngchưa có chiến lược dài hơi và sát thực trong việc xây dựng quy hoạch cho cácloại cây trồng. Vì thế, việc không chú trọng nâng cao trình độ canh tác, sảnxuất cho bà con và thiếu chiến lược đào tạo tay nghề cho lực lượng lao độngcũng đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng hàng hóa tạo ra bịkém. Từ đó, hàng nông sản của một số doanh nghiệp vẫn phải “núp bóng” của mộtthương hiệu khác để xuất khẩu. Ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Côngnghiệp thực phẩm Tất Thắng (Chư Jút) cũng cho biết: “Muốn hoạt động xuất khẩunông sản của tỉnh đạt hiệu quả và bền vững thì tiêu chí hàng đầu của các loạisản phẩm phải đạt được là “chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã và giáthành”. Thế nhưng, lâu nay, các doanh nghiệp lại chỉ mới chú trọng tới việc sảnxuất, kinh doanh những gì họ đang có với số lượng lớn, mà lơ là đến việc tăngchất lượng cho sản phẩm hàng hóa nên hiệu quả thu về chưa tương xứng với tiềmnăng. Về phía đơn vị, mặc dù đã tham gia xuất khẩu trực tiếp từ nhiều năm nayvà sản phẩm cũng luôn được đối tác đánh giá cao vì chất lượng”. Cũng theo ôngThắng, điều quan trọng nhất để tăng giá trị xuất khẩu của hàng nông sản hiệnnay vẫn là ngành Nông nghiệp của tỉnh nên kịp thời chuyển giao những tiến bộ kỹthuật cũng như công nghệ sơ chế ban đầu cho nông dân để họ thực sự là một “côngnhân nông nghiệp”. Song song với đó là khâu chọn giống, Nhà nước cũng nên hìnhthành những trung tâm giống nông sản chất lượng cao, phù hợp với điều kiện củatừng vùng, miền và mạnh dạn chuyển đổi những loại giống kém chất lượng cho nôngdân. Tỉnh cũng nên có chính sách đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng cũng như côngnghệ sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch, bởi đây chính là khâu yếu nhấttrong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các doanh nghiệp trên địa bànhiện nay.
Cần một chính sách hỗtrợ đồng bộ
Trước thực tế sản lượng hàng nông sản đạtcao nhưng giá trị xuất khẩu thực tế thường thấp, đang gây không ít thiệt hạicho nông dân lẫn doanh nghiệp. Trong khi phần lớn doanh nghiệp tỉnh ta có quymô vừa và nhỏ, không đủ tiềm năng tài chính để tích trữ đủ lượng hàng hóa thamgia xuất khẩu nên thường phải mua đứt, bán đoạn cho doanh nghiệp tỉnh khác. Cònngười sản xuất là nông dân cũng chỉ chăm chăm vào chăm sóc cây trồng mà chưachú trọng đến việc tìm đối tác bao tiêu sản phẩm xuất khẩu… Chính khoảng cáchlớn giữa sản xuất hàng hóa và xuất khẩu quá xa vì phải qua nhiều trung gian,nên giá trị kim ngạch trong xuất khẩu ở tỉnh ta phụ thuộc nhiều vào doanhnghiệp tỉnh ngoài. Mặc dù ai cũng thấy những bất cập trên, nhưng đến giờ, tỉnhvẫn chưa có nhiều chính sách khuyến khích hay hỗ trợ nâng cao giá trị xuất khẩuđồng bộ…
Đánh giá về tình hình kinh tế của tỉnhtrong 6 tháng đầu năm và phương hướng những tháng cuối năm 2011, đồng chí LêDiễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã nêu ra những bất cập giữasản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở tỉnh. Đồng chí cho biết: “Trước mắt,ngành Công thương cần rà soát, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các doanhnghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hóa, từng bước kiến nghị tỉnh tìm biệnpháp hỗ trợ. Vì nếu không kịp thời đẩy mạnh xuất khẩu thì chính người nông dân,rồi doanh nghiệp trong tỉnh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Còn tỉnh cũng mất mộtnguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu”.
Có thểnói, ngay trong giải pháp phát triển kinh tế những tháng cuối năm, tỉnh cũng đãcó nhấn mạnh đến đẩy mạnh xuất khẩu là điều đáng mừng. Nhưng để chủ trương củatỉnh được cụ thể hóa và đến trực tiếp doanh nghiệp, người dân sớm thì cần có sựvào cuộc một cách sốt sắng của các cấp, ngành và địa phương. Vì lâu nay, vấn đềhỗ trợ khuyến khích nông dân, doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu chưa đượctỉnh quan tâm nhiều.
Nhóm PV Kinh tế