Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân các cấp đã tăng cường xét xử các vụ án lưu động nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư, làm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật...
Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân các cấp đã tăngcường xét xử các vụ án lưu động nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luậttrong cộng đồng dân cư, làm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Hàng năm,Tòa án nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tòa án các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổchức xét xử lưu động các vụ án hình sự tại nhiều địa bàn khác nhau, nhất là tạinhững khu vực xảy ra vụ án. Đến nay, việc xét xử lưu động các vụ án đã tạo đượcsự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trịcủa địa phương, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và phổ biếngiáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Để việc xét xử lưu động đạt kết quả cao, ngoài việcchủ động về trang thiết bị, phương tiện, kinh phí, lựa chọn vụ án… của tòa áncác cấp thì còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng và chính quyềnđịa phương. Trong năm 2010 vừa qua, Tòa án nhân dân hai cấp đã đưa ra xét xửlưu động được 74 vụ án, trong đó, tòa án cấp tỉnh xét xử được 23 vụ và tòa áncác huyện, thị xã xét xử 51 vụ. Ước tính, có khoảng 20.000 người đã đến cácđiểm xử án để trực tiếp theo dõi việc xét xử các vụ án. Các loại án được tậptrung xét xử lưu động bao gồm: án ma túy, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừađảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, giết người, vi phạm quy định về điềukhiển phương tiện giao thông đường bộ… Tại những nơi được tòa án chọn để đưa vụán ra xét xử lưu động đều được chính quyền địa phương và người dân nhiệt tìnhủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt. Trước khi xét xử, tòa án và chính quyền địa phươngcòn phối hợp tuyên truyền về nội dung của các vụ án trên phương tiện thông tinđại chúng để giúp nhân dân nắm được thông tin và sắp xếp thời gian đến theo dõiphiên tòa. Đặc biệt, các thẩm phán được lựa chọn cho việc xét xử lưu động lànhững người giỏi về chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ, có bản lĩnh, có tinh thầntrách nhiệm cao và có khả năng truyền đạt pháp luật tốt. Theo đánh giá, việcxét xử các vụ án lưu động luôn được đảm bảo công bằng, đúng luật, thể hiệnquyền bình đẳng của các bên đương sự, nên đã làm cho những người tham gia tốtụng và đông đảo quần chúng tham dự phiên tòa tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ vớicác quyết định mà hội đồng xét xử đưa ra.
TAND tỉnh xét xử lưu động vụ án hình sự ở Đắk Mil |
Nhiều người dân sau khi theo dõi việc xét xử ở cácphiên tòalưu độngđều đúc rút cho mình được nhiều bài học bổích, nhất là vấn đề chấp hành luật pháp trong cuộc sống. Anh Nguyễn Văn Hạnh,trú tại xã Thuận An (Đắk Mil) cho biết: “Trước đây, tôi ít khi được đến tòa ánđể theo dõi việc xét xử các vụ án, nên sự hiểu biết về pháp luật cũng rất hạnchế. Nhưng mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử lưu động một vụán giết người tại địa phương, nên tôi và đông đảo quần chúng đã có điều kiện đểtheo dõi. Qua việc theo dõi xử án, người dân chúng tôi đã được tiếp cận vớipháp luật, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật. Hơn nữa, việc xét xử vụán cũng diễn ra công bằng, nên đã tạo được niềm tin của người dân vào đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Còn chị Phạm Thị Bích Hạnh,trú tại xã Đức Minh (Đắk Mil) cũng cho biết: “Nhờ có phiên tòa xét xử lưu độngmà tôi được biết về quá trình xét xử một vụ án. Có thể khẳng định, sau khi theodõi việc xét xử vụ án lưu động, người dân chúng tôi như được trang bị thêmnhững kiến thức pháp luật cần thiết để tự bảo vệ bản thân, tránh xa những hànhvi vi phạm pháp luật”.
Thực tế cho thấy, tại các phiên tòa lưu động, nhândân địa phương tham dự, theo dõi việc xét xử rất đông so với việc tổ chức xétxử tại trụ sở của tòa án. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạthiệu quả cao hơn, đến được với nhiều người dân hơn. Các bản án mà hội đồng xétxử tuyên tại phiên tòa đều có tác dụng giáo dục, răn đe hiệu quả, góp phần nângcao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Bài, ảnh:Ngàn Sâu