Nhận thức đượcnhững lợi thế từ việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản thời gian qua, mộtsố địa phương, ngành đã chủ động tìm cách làm. Tuy nhiên đây chỉ mới dừng ởviệc “mạnh ainấy làm”, còn vấn đề“nuôi”, rồi phát triển và mở rộng thương hiệu thì chưa được tính đến.
Trở lại câu chuyện thương hiệu “Coffe-ĐứcLập-Đắk Mil” của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh An, xã Đức Minh (Đắk Mil)thì qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, từ quá trình xây dựng, rồi đến quảng bálà do doanh nghiệp tự mày mò. Cũng vì “tự làm”, nên việc đăng ký thương hiệucho cây cà phê của đơn vị này gặp nhiều khó khăn. Ngoài những vướng mắc về thủtục (tự làm) thì khi làm xong, nhưng vốn hạn hẹp kéo theo việc quảng bá và bảovệ thương hiệu là cả một câu chuyện dài đối với đơn vị này. Được biết, hiện naythương hiệu “Coffe-Đức Lập-Đắk Mil” đã được nhiều bạn hàng ở các nước Mỹ,Ôxtrâylia, Canađa, Trung Quốc biết đến, nhưng nếu nhìn lại quá trình xây dựngthương hiệu của doanh nghiệp này mới thấy “đơn thương độc mã”… Khi chúng tôihỏi về việc bảo vệ cũng như duy trì thương hiệu “Coffe-Đức Lập-Đắk Mil” thì ôngNguyễn Văn Toàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh An nói: “Hiệntại, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đang gặp nhiều khó khăn, nên đểgiữ được thương hiệu trước những yếu tố tác động khác thì doanh nghiệp đangphải “gồng mình” làm”. Còn ở câu chuyện xây dựng thương hiệu cho cây hồ tiêu ởhuyện Đắk R’lấp được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mấy năm trước đây, dùđược Sở đánh giá, chuẩn bị đề tài từ trước, nhưng khi mới triển khai được mộtthời gian ngắn thì thương hiệu này đã bị “chết” khi chưa lọt lòng. Tìm hiểuđược biết, chỉ vì một lẽ rất đơn giản, khi giá hồ tiêu giảm thì người dân quaylưng lại với việc xây dựng thương hiệu, nên đơn vị chủ trì cũng… đành chịu.
Vì chưa có thương hiệu nên khoai lang Tuy Đức chỉ bán được với giá thấp |
Xoay quanh vấn đề xây dựng thương hiệucho hàng nông sản, ông Nguyễn Đức Luyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chobiết: “Đến giờ thì tỉnh vẫn chưa có chính sách cụ thể về việc xây dựng thươnghiệu cho hàng nông sản. Chính vì chưa có lộ trình cụ thể, nên đến giờ ngànhNông nghiệp cũng chưa thể triển khai các công tác xúc tiến xây dựng thương hiệucho hàng nông sản vì thiếu kinh phí và con người. Trước thực tế bức xúc của quátrình hội nhập cũng như để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản tỉnh nhà thì Sởcũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai những bước hỗ trợ xây dựngthương hiệu. Cụ thể, Sở sẽ tận dụng nguồn vốn từ Chương trình hỗ trợ ngành nôngnghiệp và phát triển nông thôn để xây dựng thương hiệu tập thể cho các câytrồng chủ lực của tỉnh… Còn về lâu dài, tỉnh cần có cơ chế, chính sách cụ thểđể hỗ trợ nông dân, các địa phương xây dựng cũng như phát triển, mở rộng việcquảng bá thương hiệu”. Còn theo ông Trần Đình Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đứctâm sự: “Như trường hợp xây dựng thương hiệu cho cây khoai lang thì ngoài sự hỗtrợ của Sở Khoa học và Công nghệ, huyện mạnh dạn tìm nhà tư vấn xúc tiến cácbước triển khai tiếp theo... Dù được bà con nông dân, các tổ chức ủng hộ, nhưngvới nguồn kinh phí hạn hẹp, nên trong quá trình triển khai trên huyện gặp khôngít khó khăn. Xây dựng đã khó còn quảng bá lại vất vả hơn nhiều. Điển hình nhưmỗi lần địa phương đem củ khoai lang đi tham dự hội chợ hàng nông sản ở cácvùng, miền khác, dù thời gian diễn ra cả tuần, nhưng hàng trưng bày của huyệnmới được vài ngày đã bán hết. Dù biết có nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhưngmỗi lần đi như vậy, huyện cũng chỉ đem được vài tạ khoai lang vì không có kinhphí cũng như phương tiện vận chuyển”. Và, như tâm tư của ông Hoàng Mạnh Lâm,Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, người đã có nhiều trăn trở với việc xây dựngthương hiệu cho hàng nông sản thì hiện nay các cơ quan chuyên môn cũng mới hỗtrợ được những vấn đề về mặt kỹ thuật, thủ tục, còn tất cả phụ thuộc vào từngđịa phương và chính người nông dân.
Dẫu không nói, ai cũng biết giá trị củaviệc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản, nhưng một khi mà người nông dân họkhông thấy rõ lộ trình đầu tư, cũng như cấp chính quyền địa phương, các cơ quanchức năng không có đủ cơ chế, chính sách để thực hiện việc này thì họ cũngchẳng “mặn mà” lắm đến chuyện xây dựng thương hiệu, chứ chưa nói đến việc bảovệ hay quảng bá và mở rộng. Và qua thực tế sản xuất của nông dân, cũng như nhữngtâm sự từ phía các nhà quản lý cho thấy, việc xây dựng thương hiệu cho hàngnông sản ở tỉnh ta là không thể chậm hơn được nữa. Tuy vậy, để làm được điềunày, không chỉ người dân mà chính các địa phương, rồi cơ quan chuyên môn cũngcần có cơ chế hỗ trợ cụ thể để họ xây dựng kế hoạch phát triển, chứ không thểlàm theo kiểu đăng ký tên xong rồi để thương hiệu “chết” dần như đã từng xảy raở nhiều vùng trong cả nước.
Bài, ảnh:Công Tính