Chính trị

Xây dựng Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên là địa chỉ đỏ

Thanh Hằng 05/02/2023 10:29

Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên tại thôn Phú Sơn, xã Ea Pô (Cư Jút) vừa được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Việc công nhận này là tiền để để xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ đỏ, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ.

ADQuảng cáo

Trong không khí hân hoan của buổi Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên, cựu chiến binh Phùng Văn Sơn ở thôn Bình Minh, xã Ea Pô không khỏi xúc động khi nhớ về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từng có thời gian phục vụ tại Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 470 - đơn vị có nhiệm vụ chính đánh địch, mở đường, bảo đảm giao thông, vận chuyển, chi viện cho chiến trường Tây Nguyên, Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, ông Sơn cảm thấy rất phấn khởi khi Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Theo ông Sơn, đầu năm 1975, vùng rừng núi gần bờ sông Sêrêpốk, cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 20km được lựa chọn để đặt Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên. Tại nơi đây, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên và các đơn vị bảo vệ, thông tin … đã trực tiếp điều hành, chỉ huy, thống nhất mọi lực lượng, mọi hoạt động tác chiến và đấu tranh. Chính vì thế, có thể nói rằng, trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên đã góp một phần vào thắng lợi ấy.

4031-vh-4.jpg
Người dân, nhân chứng lịch sử tham dự Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên.

Cựu chiến binh Phùng Văn Sơn nói: “Chính quyền các cấp xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với địa điểm Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên là một việc làm rất ý nghĩa. Việc xếp hạng, công nhận này đã khẳng định sức mạnh tổng hợp của quân và dân Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời tạo tiền đề để nơi đây trở thành địa chỉ đỏ, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tôi mong muốn, trong thời gian tới, các cấp chính quyền sẽ quan tâm, đầu tư để nơi đây thật khang trang, tôn nghiêm, xứng đáng với vai trò, ý nghĩa lịch sử của địa điểm này”.

Là người dân sinh sống tại thôn Phú Sơn, bà Hà Thị Mai thường ngày vẫn đi làm qua Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên. Bà Mai cho rằng, địa phương cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để nơi đây trở thành địa chỉ thu hút thế hệ trẻ đến tham quan, tìm hiểu, từ đó nâng cao trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Là người dân sinh sống tại thôn Phú Sơn, tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi địa điểm được công nhận là Di tích lịch sử của tỉnh Ðắk Nông. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đang ngày càng phát triển, nhưng Di tích lịch sử này sẽ là minh chứng rõ nét nhất cho ý chí đấu tranh của người dân Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. Tôi hy vọng, không chỉ người dân xã Ea Pô mà thế hệ trẻ của tỉnh Ðắk Nông sẽ tiếp tục phát huy những phẩm chất quý báu của thế hệ đi trước, xây dựng quê hương giàu đẹp hơn”, bà Mai cho hay.

Thực hiện quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đầu năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, hướng chiến lược chủ yếu là Nam Tây Nguyên, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Năm 1975 khu vực rừng gần buôn Ea Pô (buôn gốc của người Ê đê), nay thuộc thôn Phú Sơn, xã Ea Pô đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chọn làm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên. Ông Vũ Văn Bính, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Jút cho rằng, đây là một vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Cư Jút. Chính quyền địa phương hy vọng, địa điểm sẽ góp phần tích cực trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha ông đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cũng theo ông Bính, trong thời gian tới, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử – văn hóa, góp phần lưu giữ giá trị lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau, các cấp bộ, ngành trung ương và các sở, ngành của tỉnh, các nhân chứng lịch sử cần sớm phục dựng lại các chiến tích để Nhân dân tham quan, học tập.

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận bằng công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh đối với Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên, ông Vũ Văn Bính, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Jút cho rằng, đây là một vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cư Jút. Chính quyền địa phương hy vọng, địa điểm sẽ góp phần tích cực trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha ông đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cũng theo ông Bính, trong thời gian tới, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử – văn hóa, góp phần lưu giữ giá trị lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau, các cấp bộ, ngành trung ương và các sở, ngành của tỉnh, các nhân chứng lịch sử cần sớm phục dựng lại các chiến tích để Nhân dân tham quan, học tập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Sở Chỉ huy cơ bản Chiến dịch Tây Nguyên là địa chỉ đỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO