Xã hội hóa hoạt động văn hóa ở Đắk Mil: Khơi dậy nội lực, tiềm năng của dân

17/08/2011 08:32

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, huyện Đắk Mil đã tích cực triển khai Đề án “Phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, giai đoạn 2006-2010”...

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực để phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua, huyện Đắk Mil đã tích cực triển khai Đề án “Pháttriển xã hội hóa hoạt động văn hóa, giai đoạn 2006-2010”. Với phương châm “làmcho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng giađình”, đề án nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân nên công tác xã hộihóa (XHH) hoạt động văn hóa đã thu được kết quả đáng khích lệ.

Nổi bật nhất là công tác XHH trong xâydựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Cho đến nay, trên 90% tổ dân phố, thôn, bontrên địa bàn đã xây dựng được hội trường và nhà văn hóa cộng đồng. Ngoài nhàvăn hóa cộng đồng được Nhà nước đầu tư thì hầu hết các hội trường thôn, nhàsinh hoạt tổ dân phố được nhân dân đóng góp kinh phí để xây dựng. Đi đầu là thịtrấn Đắk Mil, cả 6 tổ dân phố trên địa bàn hiện đã xây dựng xong nhà sinh hoạttổ dân phố, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng do nhân dân tự nguyện đóng góp 100%.Trong quá trình triển khai, nhiều nơi thiếu quỹ đất, vì lợi ích chung, một sốgia đình đã sẵn sàng tự nguyện hiến đất. Tính chung trong toàn huyện, diện tíchđất được các hộ dân hiến trong vòng 5 năm qua để xây dựng các công trình côngcộng là 2040m2.Tiêu biểu như gia đình ông Lê Đại Hành ở thôn Xuân Lộc, xã Đắk Sắk hiến 500 m2. Bên cạnhđó, chính quyền và nhân dân địa phương cũng đã tập trung sức người, sức của đểxây dựng và tu sửa đường giao thông nông thôn. Trong các năm qua, nhân dân trênđịa bàn toàn huyện đã góp được 3220 ngày công và 2,13 tỷ đồng làm được 35 kmđường giao thông. Không những thế, nhân dân ở các thôn, tổ dân phố đạt danhhiệu văn hóa còn đóng góp xây dựng được 52 cổng chào văn hóa, với tổng kinh phí260 triệu đồng. Thông qua đó, các thiết chế văn hóa không chỉ làm phong phútrong đời sống tinh thần của người dân mà còn tạo nên cảnh quan môi trường sạchđẹp, hưởng ứng hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở cơ sở”.

Có đường giao thông thuận lợi và có nơiđể sinh hoạt, các xã, thị trấn đã vận động nhân dân thành lập các câu lạc bộ(CLB) văn học nghệ thuật, văn hóa dân gian hay các đội văn nghệ, thu hút nhiềungười dân tham gia các hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích. Đến nay, toàn huyệncó 16 CLB như CLB văn học- nghệ thuật, CLB cồng chiêng, CLB hiến máu nhân đạo,CLB không sinh con thứ 3, CLB bạn nghe đài, CLB gia đình hạnh phúc, CLB cùngnhau làm giàu… Nhờ sự hoạt động đều đặn, thường xuyên của các CLB, các đội vănnghệ mà phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Đắk Mil cũng có nhiềukhởi sắc. Trung bình mỗi năm có hàng trăm lượt diễn viên, nghệ nhân tại các xã,thị trấn tham gia vào các chương trình văn nghệ ở cơ sở, ngày hội văn hóa cácdân tộc thiểu số, các hội thi, hội diễn ở cấp huyện, tỉnh. Hoạt động tích cựccủa các CLB đã khiến cho đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được nânglên. Nhiều diễn viên, nghệ nhân không chuyên trưởng thành từ phong trào quầnchúng đã trở thành những hạt nhân văn nghệ của địa phương.

Đề án XHH cũng đã góp phần không nhỏtrong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian của đồng bào dântộc M’nông trên địa bàn. Ngoài việc khuyến khích và hỗ trợ các CLB cồng chiêngở các bon duy trì sinh hoạt thì chính quyền địa phương cũng đã vận động cácnghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Theo đó,trong 5 năm qua,được sự quan tâm củacác cơ quan chức năng, đồng bào ở các bon làng cũng đã tổ chức được 15 lớptruyền dạy cồng chiêng và chế tác nhạc cụ cho lớp trẻ, thu hút được trên 300 lượtthanh, thiếu niên tham gia. Ngoài ra, ở một số nơi như các xã Đắk Gằn, Đắk Sắkcòn khôi phục được nghề dệt thổ cẩm bằng việc truyền dạy nghề cho các thiếu nữM’nông. Thông qua đó, ý thức bảo tồn văn hóa dân gian của đồng bào đã được nânglên. Cụ thể như hiện nay đồng bào còn lưu giữ được 10 dàn chiêng, trong đó cónhững bộ chiêng đã có tuổi đời trên 400 năm.

Có thể nói, công tác XHH hoạt động vănhóa ở Đắk Mil đã khơi dậy nội lực, tiềm năng của mỗi người dân, đáp ứng đượcnhu cầu, nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Qua đó, đời sống tinh thần của nhândân được nâng cao, hăng say lao động sản xuất, nhanh chóng xóa đói giảm nghèo,tiến tới xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, hiện đại.

HoàngThanh

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/xa-hoi-hoa-hoat-dong-van-hoa-o-dak-mil-khoi-day-noi-luc-tiem-nang-cua-dan-9913.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/xa-hoi/xa-hoi-hoa-hoat-dong-van-hoa-o-dak-mil-khoi-day-noi-luc-tiem-nang-cua-dan-9913.html
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Xã hội hóa hoạt động văn hóa ở Đắk Mil: Khơi dậy nội lực, tiềm năng của dân
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO