Kinh tế

Vườn Quốc gia Tà Đùng kết nối người dân bảo vệ rừng

Lê Đình Phước 09/10/2024 11:46

Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng (Đắk Nông) luôn xác định người dân ở vùng đệm là nhân tố quan trọng góp phần cùng đơn vị bảo vệ, gìn giữ và phát triển những cánh rừng.

BIA EMAZIN (HUY-HIỀN) (2)
TIT XEN - VAN BAN (1)

Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng (Đắk Nông) luôn xác định người dân ở vùng đệm là nhân tố quan trọng góp phần cùng đơn vị bảo vệ, gìn giữ và phát triển những cánh rừng.

6.jpg

VQG Tà Đùng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. VQG đang quản lý hơn 21,3 ngàn ha rừng và đất rừng tại địa bàn 7 xã giáp ranh thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. VQG có trụ sở đặt tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong.

Cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông)

VQG Tà Đùng có độ che phủ rừng hơn 85%. Sở hữu diện tích rừng tự nhiên lớn, VQG Tà Đùng có nguồn tài nguyên động, thực vật vô cùng phong phú. VQG Tà Đùng có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm, nên có giá trị đa dạng sinh học cao.

1-he-dog-vat-copy-120216bde2d4d4eda7e615b17a139adf.jpg
VQG Tà Đùng có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm

Theo thống kê, VQG Tà Đùng có hơn 1.400 loài thực vật bậc cao, trong đó có 89 loài có nguy cơ tuyệt chủng, 69 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Hệ thống động vật có hơn 570 loại thuộc 38 bộ, 124 họ. Trong đó có 37 loài động vật thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ, 34 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

VQG Tà Đùng có nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ rừng. Bên cạnh đó là các nhiệm vụ như: khoanh nuôi, tái sinh phục hồi rừng; làm giàu rừng tự nhiên; gây ươm các cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm…

1-rung-copy-cc7cd72ad85a42b26b7d549f3f4e8fef.jpg
VQG Tà Đùng có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm, nên có giá trị đa dạng sinh học cao

Với đặc thù là một chủ rừng quản lý rừng đặc dụng VQG Tà Đùng có điều kiện hoạt động thuận lợi vì hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện. VQG nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và các xã vùng đệm.

VQG Tà Đùng được UBND tỉnh Đắk Nông và các sở, ngành giúp giải quyết những khó khăn, tồn tại để từng bước ổn định và phát triển.

box.jpg
2.jpg

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng VQG Tà Đùng vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR). Lực lượng kiểm lâm và người giữ rừng còn thiếu để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Đời sống của công chức, người lao động còn nhiều khó khăn, chưa có chế độ đãi ngộ tương xứng cho người giữ rừng. Điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt của lực lượng QLBVR còn thiếu thốn. Công tác QLBVR còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

2-img_7943-copy-a095b667f9e60385722f08a369478fb9.jpg
Lực lượng QLBVR của VQG Tà Đùng vẫn còn thiếu và đời sống của họ còn nhiều khó khăn

Bên cạnh đó là những khó khăn về địa hình chia cắt. Do diện tích quản lý rộng, việc đi lại của lực lượng giữ rừng gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Ở VQG Tà Đùng, có Trạm QLBVR số 4 cách trụ sở hơn 100km, phải đi xe máy cả ngày mới tới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuần tra, bảo vệ rừng của VQG.

2-tuan-tra-copy-54074b4a499bec4918df03598fda3e78.jpg
Lực lượng QLBVR tại VQG Tà Đùng tuần tra dài ngày trong mùa mưa

VQG Tà Đùng nằm trên địa bàn giáp ranh 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Xung quanh lâm phần quản lý là những cụm dân cư, khu dân cư sinh sống tại các khu vực vùng đệm.

Qua điều tra, tổng dân số sinh sống tại vùng đệm VQG Tà Đùng hiện có khoảng 10.800 hộ với gần 52.000 nhân khẩu. Đời sống của một bộ phận người dân vùng đệm VQG còn nhiều khó khăn, nghề nghiệp chính là canh tác nông nghiệp.

2-toan-canh-a0927ab9247c2d544b0554c4a5093571.jpg
Công tác bảo vệ rừng tại VQG Tà Đùng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình chia cắt mạnh

Đặc biệt, có nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống gần rừng. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với công tác QLBVR và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngay trong lõi VQG vẫn còn những cụm dân cư bản địa sinh sống. Phần lớn trong số này có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng, đất đai. Điều này tạo áp lực ngày càng lớn lên công tác QLBVR và bảo tồn thiên nhiên của VQG.

2-img_0386-copy-324c1e7ea24c8d311b0268614aa8b0fd.jpg
Địa hình hiểm trở nên việc tuần tra, quản lý bảo vệ rừng tại VQG Tà Đùng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm

Một bộ phận người dân còn hạn chế trong ý thức, nhận thức chấp hành pháp luật về QLBVR.

Các hành vi khai thác lâm sản, săn bắt động vật trái phép đã giảm đáng kể nhưng vẫn diễn ra nhỏ lẻ với các hình thức tinh vi, khó phát hiện.

ta-dung.jpg
Hồ Tà Đùng với hàng ngàn ha diện tích mặt nước và hàng chục đảo lớn, nhỏ được ví như "Vịnh Hạ Long của Tây nguyên" (Ảnh: P.V)
1.jpg

Những năm qua, VQG Tà Đùng luôn xác định người dân vùng đệm là nhân tố rất quan trọng góp phần bảo vệ rừng. Do đó, VQG Tà Đùng luôn đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và nâng cao đời sống của người dân.

3-anh-2-tham-gia-c09d1f907f6122898c7ded68eee58465.jpg
VQG Tà Đùng luôn quan tâm và xác định người dân là nhân tố quan trọng để bảo vệ rừng

Trong 9 tháng đầu năm 2024, VQG Tà Đùng đã phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức được 26 đợt tuyên truyền cấp thôn, bon với hơn 1.400 lượt người sống gần rừng tham gia.

VQG phổ biến các quy định pháp luật về lâm nghiệp, các hành vi vi phạm và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cộng đồng vùng đệm. VQG đã tổ chức ký cam kết QLBVR với 225 hộ dân tại các xã giáp ranh.

3-khoan-copy-c1f711455c1821e66871493396124933.jpg
Hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của VQG Tà Đùng

VQG Tà Đùng khá thành công với việc giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào tại chỗ. Giai đoạn 2017 - 2020, VQG đã giao khoán cho 201 hộ đồng bào sống tại vùng đệm với diện tích hơn 6.000ha, tiền nhận khoán hơn 21,6 tỷ đồng. Mức chi trả cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng từ 20 - 25 triệu đồng/hộ/năm.

Giai đoạn 2021 - 2024, đơn vị đã giao khoán cho 14 tổ bảo vệ với 153 hộ dân đồng bào thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ hơn 3.000ha rừng tại các xã: Đắk Som, Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong và xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Tổng kinh phí chi trả ước trên 16 tỷ đồng.

3-img_7944-copy-c1231db1e1dd55f1b466174893c6ff67.jpg
Cán bộ, người lao động VQG Tà Đùng cùng người dân tích cực tham gia các hoạt động trồng cây, gây rừng

Từ đầu năm 2024 tới nay, Hạt Kiểm lâm VQG Tà Đùng cùng với các tổ nhận khoán đã tuần tra, kiểm tra được 1.019 lần với 4.480 lượt người tham gia. Trong đó, các lực lượng tuần tra, truy quét dài ngày 25 lượt với tổng cộng 56 ngày.

VQG Tà Đùng phối hợp các đơn vị giáp ranh tổ chức tuần tra, kiểm tra trên toàn bộ lâm phần quản lý, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao về phá rừng, các lối mòn vào rừng. Đơn vị đã cùng cộng đồng vùng đệm trồng hơn 20.000 cây rừng trong lâm phần của đơn vị.

3-anh-chinh-53c0a543093c7924fd580ef690a1a446.jpg
Người dân vùng đệm tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng do VQG Tà Đùng tổ chức

Theo Giám đốc VQG Tà Đùng Khương Thanh Long, bên cạnh việc giao khoán, đơn vị còn đặc biệt quan tâm tới công tác hỗ trợ vùng đệm. VQG Tà Đùng đã hỗ trợ cho khu vực vùng đệm phát triển kinh tế, xây dựng công trình công cộng với kinh phí hàng tỷ đồng.

Ông Khương Thanh Long chia sẻ: Công tác tuyên truyền, vận động và kết nối người dân vùng đệm đang được đơn vị thực hiện tốt và sẽ tiếp tục được phát huy. Sự chung tay đồng thuận, ủng hộ của người dân sẽ giảm sức ép lên tài nguyên rừng và giảm áp lực cho VQG trong QLBVR.

PNAT TKTS (6)
ẢNH GHÉP NGANG (3)
Sự nỗ lực của VQG và sự chung tay của người dân đã và đang góp sức giữ gìn màu xanh cho Tà Đùng

Nội dung, ảnh: Lê Phước

Trình bày: Thế Huy - Nguyễn Hiền

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Vườn Quốc gia Tà Đùng kết nối người dân bảo vệ rừng
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO