Kinh tế

Vùng sản xuất - Yếu tố quyết định sản phẩm OCOP Đắk Nông

Hưng Nguyên 13/12/2023 05:00

Đắk Nông xác định, vùng sản xuất là yếu tố quyết định đến chất lượng, giá trị và tính bền vững của sản phẩm OCOP.

ADQuảng cáo

Từ năm 2016, Công ty Nghiệp Xuân, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã chú trọng xây dựng vùng trồng sầu riêng, đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất an toàn nông nghiệp.

Đến nay, hơn 30 ha sầu riêng của công ty đã cho thu hoạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sầu riêng của công ty được cấp mã vùng trồng và hiện đang xuất khẩu sang Trung Quốc.

srnghiepxuan(1).jpg
Hơn 30 ha sầu riêng của Công ty Nghiệp Xuân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu

Ông Bùi Phú Tôn, Giám đốc Công ty Nghiệp Xuân cho biết, công ty đang áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng bền vững.

Tương tự, Trang trại Gia Ân của ông Trần Quang Đông, TP. Gia Nghĩa, có quy mô hơn 10 ha, được tổ chức sản xuất bài bản từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc cho đến thu hoạch. Năm 2013, ông tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, rồi tiến tới GlobalGAP. Đến nay, 10 ha măng cụt của trang trại được cấp chứng nhận GlobalGAP.

Tháng 7/2020, măng cụt của trang trại Gia Ân được tỉnh Đắk Nông công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Hiện nay, trang trại đang làm thủ tục để nâng hạng sản phẩm măng cụt đạt OCOP 4 sao.

cf(1).jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên kiểm tra thực tế vùng sản xuất cà phê của Công ty Cổ phần Godere, TP. Gia Nghĩa.
ADQuảng cáo

Năm 2023, tỉnh Đắk Nông có 12 sản phẩm được phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Trước khi công nhận OCOP, các sản phẩm đều được đánh giá vùng sản xuất của các chủ thể.

Các tiêu chuẩn được đánh giá gồm năng suất, sản lượng, mã số vùng trồng, hình thức sản xuất… Việc đánh giá này sẽ tạo tính bền vững và hiệu quả cho các sản phẩm được công nhận OCOP.

xuong(1).jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên kiểm tra nhà xưởng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Macca Sachi Thịnh Phát.

Đắk Nông hiện có 93 sản phẩm OCOP của 79 chủ thể. Ngoài ra, có 2 sản phẩm là cà phê Honey và bột ca cao nguyên chất của Công ty TNHH MTV Bazan hiện đang đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Đồng chí Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, vùng sản xuất là yếu tố quyết định tính bền vững và vị thế của sản phẩm OCOP trên thị trường. Đó là nơi cung cấp nguyên liệu sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cho chủ thể OCOP.

Chính vì thế, muốn công nhận OCOP trước hết phải đánh giá kỹ sản phẩm đó có nguồn gốc từ vùng sản xuất như thế nào. Sản phẩm thuộc vùng nào, quy mô sản xuất có bảo đảm phù hợp hay không, có đủ khả năng phục vụ thị trường hay không...

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên, năm 2023, ngoài đánh giá hồ sơ, các vùng nguyên liệu sẽ được hội đồng thẩm định phân hạng, xếp lại sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Nông đến vùng sản xuất để xem xét.

Qua đó, hội đồng có thể xác định chủ thể có bảo đảm nguồn cung sản phẩm và quy mô sản xuất nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vùng nguyên liệu chính là yếu tố quyết định sản phẩm OCOP được công nhận hay không. Đối với các sản phẩm OCOP 3 sao trở xuống, các huyện sẽ thành lập hội đồng đánh giá, xét công nhận.

Chương trình OCOP tại Đắk Nông đã tạo ra phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Các sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP đã gia tăng được giá trị, góp phần các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Các địa phương đã thấy được rõ hơn tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vùng sản xuất - Yếu tố quyết định sản phẩm OCOP Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO