Kinh tế

VietGAP nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đắk Nông

Hưng Nguyên 23/05/2023 04:54

Nhiều HTX, nông dân ở Đắk Nông đã tập trung sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, sản phẩm nông sản được nâng cao giá trị, dễ kết nối thị trường tiêu thụ.

ADQuảng cáo
hinh(1).jpg
Sản xuất theo chuẩn VietGAP giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho các thành viên HTX

Năm 2019, Hội Nông dân (HND) tỉnh hỗ trợ HTX Xoài Đắk Gằn (Đắk Mil) xây dựng vùng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. HND tỉnh đã hướng dẫn, đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất xoài. Việc áp dụng quy trình sản xuất VietGAP đã giúp các thành viên HTX tăng năng suất và giảm chi phí đầu tư.

Ông Hà Quang Đạo, Giám đốc HTX Xoài Đắk Gằn cho biết, trên 283 ha xoài của HTX đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng 2.195 tấn/năm. Sản xuất theo quy trình VietGAP đã giúp các thành viên HTX tăng năng suất xoài khoảng 0,7 tấn/ha/năm; chi phí sản xuất giảm khoảng 3 triệu đồng/ha/năm.

hinh2(1).jpg
Lúa gạo VietGAP ở Buôn Choáh từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường nhờ việc sản xuất an toàn và chất lượng 

Tương tự, HND tỉnh đã hỗ trợ HTX Nông nghiệp Buôn Choáh áp dụng quy trình sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP. Từ khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc cho đến thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa đều được HTX áp dụng theo quy trình VietGAP.

Sản xuất lúa theo quy trình VietGAP giúp các thành viên HTX giảm bớt được công lao động, tăng lợi nhuận 1,5 triệu đồng/sào so với cách sản xuất truyền thống. Đến nay HTX đã đạt chứng nhận VietGAP trên 440 ha lúa, sản lượng 3.372 tấn.

Bà Trần Thị Thanh Vân, Trưởng Ban VietGAP HTX Nông nghiệp Buôn Choáh cho biết, áp dụng quy trình sản xuất lúa VietGAP giúp các thành viên HTX tăng năng suất, sản lượng, lợi nhuận, giảm chi phí đầu vào. Chất lượng sản phẩm lúa gạo Buôn Choáh được thị trường đón nhận. 

Từ năm 2018 đến nay HND tỉnh còn hỗ trợ HTX Quýt đường xã Đắk D’rô (Krông Nô) áp dụng quy trình sản xuất an toàn và đạt chứng nhận VietGAP trên 9,2 ha; sản lượng 173 tấn/năm.

ADQuảng cáo

HND tỉnh hỗ trợ HTX Nông nghiệp hữu cơ An Tâm phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) sản xuất đạt chứng nhận VietGAP 5 ha ổi, mít, quýt, bưởi, cam, chuối, rau củ, quả…

Bên canh đó, rất nhiều hộ trồng trọt, chăn nuôi cũng được HND tỉnh hỗ trợ quy trình sản xuất và đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, nổi bật như trang trại chăn nuôi gà của ông Cao Thế Thức, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp).

Sau thời gian áp dụng quy trình, trang trại đã đạt chứng nhận VietGAP với 12.000 con gà và 200.000 quả trứng/năm. Sản phẩm của ông thức có đầu ra ổn định.

Trang trại sản xuất mít của bà Lê Thị Kim Liên, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) cũng được HND tỉnh hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP. Sau thời gian áp dụng, trang trại đã đạt chứng nhận 3 ha mít chuẩn VietGAP, sản lượng 10 tấn/năm…

Quy trình VietGAP đã từng bước làm thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững.

HND tỉnh Đắk Nông có gần 63.000 hội viên. Đây là lực lượng sản xuất chính của ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Nông phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng phát triển ngành nông nghiệp.

Tỉnh đã và đang tập trung chuyển đổi mô hình, tư duy sản suất từ nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững, tăng thu nhập cho người dân.

Theo ông Hồ Gấm, Chủ tịch HND tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm mô sình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc áp dụng quy trình sản xuất VietGAP đang tạo ra bước đột phá mới cho ngành nông nghiệp.

Các mô hình sản xuất VietGAP đều được chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ đó, giúp bà con tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Trong đó có nhiều sản phẩm đã tiếp cận được thị trước thế giới như xoài, măng cụt, chanh dây, sầu riêng, bơ... Đây là kết quả đáng ghi nhận đối với những nỗ lực của người dân, HTX, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
VietGAP nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO