Việt Nam vẫn yếu về thương mại hóa tài sản trí tuệ

26/09/2013 10:03

Nếu như vấn đề xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm và thúc đẩy tốt trong thời gian qua thì việc quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ ở Việt Nam còn thiếu và yếu.”...

ADQuảng cáo

“Nếu như vấn đề xác lập quyền sở hữutrí tuệ được quan tâm và thúc đẩy tốt trong thời gian qua thì việc quản lý vàthương mại hóa tài sản trí tuệ ở Việt Nam còn thiếu và yếu.”


Ông HoàngVăn Tân: "Thương mại hóa tài sản trí tuệ còn thiếu và yếu." (Ảnh:T.H/Vietnam+)

Thông tin trên được ông Hoàng VănTân, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đưa ra tạiHội thảo về quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học,viện nghiên cứu ngày 25/9.


Quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ chính là khâu quan trọng để đưa sởhữu trí tuệ vào cuộc sống. Bởi thế, ông Tân cho rằng, các quy định pháp lý nhằmquản lý và hướng dẫn vấn đề này hiện nay còn nhiều bất cập. Tuy cơ quan quản lýđã có nhiều nỗ lực, song hoạt động này còn hạn chế so với tiềm năng sáng tạotài sản trí tuệ của xã hội.


Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo (Cục Sở hữu Trítuệ) thì cho rằng, các trường đại học và viện nghiên cứu ở bất kỳ quốc gia nàotrên thế giới đều là cái nôi tạo ra những kết quả sáng tạo và Việt Nam cũng khôngnằm ngoài quy luật.


Vị chuyên gia này thẳng thắn cho rằng, mặc dù các vấn đề sở hữu trí tuệ ở ViệtNam được đề cập khá nhiều, song việc triển khai tại các trường, viện nghiên cứucòn nhiều bất cập. Các giảng viên, nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về giá trị củaquyền sở hữu trí tuệ, chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi, tư vấn và hướngdẫn bảo đảm quyền lợi cho những người nghiên cứu.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo


Ngoài ra, có nhiều sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ độc quyền hoặc có đăng kýthì việc quản lý, khai thác thương mại cũng rất hạn chế. Điều này dẫn đến việcchuyển giao công nghệ gặp không ít khó khăn, không khuyến khích được sáng tạo.


“Các viện nghiên cứu chuyên tạo ra các kết quả có thể ứng dụng vào thực tế thìtình trạng quản lý, khai thác tài sản trí tuệ cũng chưa đạt yêu cầu. Không cónhiều sáng chế tiêu biểu được bảo hộ độc quyền và khai thác thương mại thànhcông,” ông Bảy nhận định.

Về vấn đề này, tiến sỹ Lê Thị ThuHà, giảng viên Khoa kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Đại học Ngoại thương Hà Nội)cho hay, số liệu về đơn đăng ký sáng chế trong những năm qua ở Việt Nam vẫntăng đều hàng năm khoảng 10%. Tuy nhiên, số lượng đăng ký sáng chế do ngườiViệt Namnộp đơn chỉ chiếm khoảng 6-8%.


Một trong những nguyên nhân được vị chuyên gia này đưa ra chính là bởi cáctrường, viện nghiên cứu đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn kinh phí của nhànước, chưa huy động được nguồn tài chính khác, đặc biệt là của doanh nghiệp.


Từ đó, tiến sỹ Thu Hà bày tỏ quan điểm cần xây dựng mối quan hệ hợp tác giữacác trường đại học với doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu thực tiễn, tạo điềukiện cho việc phát triển thị trường khoa học công nghệ; thành lập văn phòngchuyển giao công nghệ và bộ phận quản lý tài sản trí tuệ ở các trường; phân bổlợi ích hợp lý từ nguồn thu được từ khai thác thương mại tài sản trí tuệ.


Đồng tình, ông Nguyễn Văn Bảy cho hay các trường, viện nghiên cứu cần ban hànhcác văn bản và cơ chế quản lý tài sản trí tuệ phù hợp, trong đó cần lưu ý tớiviệc xác định đối tượng được bảo hộ; xây dựng quy chế quản lý, khai thác hoạtđộng tài sản trí tuệ...


Các chuyên gia cũng cho rằng, khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa tốt mớimong thúc đẩy phát triển, sáng tạo nghiên cứu cũng như tránh được hiện tượngchảy máu chất xám vốn là bài toán đau đầu của các nhà quản lý.

Tại Hội thảo, Cơ quan sáng chế NhậtBản, Viện Thúc đẩy sáng chế Nhật Bản, Công ty chuyển giao công nghệ Kansai(Nhật Bản) đã chia sẻ với phía Việt Nam về kinh nghiệm về quản lý, thương mạihóa tài sản trí tuệ.


Các tham luận của phía Nhật Bản nhấn mạnh tới hệ thống chính sách và hỗ trợ sởhữu trí tuệ đối với các trường đại học; Quản lý tài sản trí tuệ trong cáctrường đại học và Hợp tác doanh nghiệp-giới học thuật và thương mại hóa tài sảntrí tuệ trong các trường đại học/viện nghiên cứu ở Nhật Bản.


"Đây là cơ hội đem lại nhiều kiến thức bổ ích, hỗ trợ hiệu quả cho hoạtđộng nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu triển khai của các trường đại họcở Việt Nam," ông Hoàng Văn Tân, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ nhậnxét.


Ông Isao Honzawa, Phó trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Ban kế hoạch và Điều phốichính sách thuộc Cơ quan sáng chế Nhật Bản) thì cho hay, trong những năm quahai quốc gia đã có sự hợp tác về vấn đề này và kỳ vọng mối quan hệ này sẽ chặtchẽ, sâu rộng hơn nữa chứ không dừng lại ở việc cử chuyên gia, nghiên cứu sinhsang học tập và nghiên cứu.

Cuộc hội thảo về quản lý và thươngmại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu do Cục Sở hữu Trítuệ Việt Nam và Cơ quan sáng chế Nhật Bản phối hợp đồng tổ chức.

Nguồn TTXVN

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam vẫn yếu về thương mại hóa tài sản trí tuệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO