Ủy ban Quyền trẻ em LHQ đánh giá caonhững thành tựu mà Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em. Trẻ em Việt Nam ngày càng được bảo vệ và chămsóc tốt hơn.
Ngày 31/5, tại Ủy ban Quyền trẻ emLHQ ở thành phố Geneva (Thụy Sỹ), Việt Nam đãbảo vệ thành công Báo cáo thực hiện Công ước của LHQ về Quyền trẻ em giai đoạn2007-2011.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn MậuDiệp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, đã trình bày báo cáo tại phiênhọp lần thứ 60 của Ủy ban này.
Phiên trả lời của đoàn Việt Nam đãđáp ứng được hầu hết các câu hỏi do Ủy ban Quyền trẻ em LHQ đặt ra, và buổi bảovệ trở thành một phiên đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng giữa các chuyêngia thành viên Ủy ban Quyền trẻ em LHQ và đoàn đại biểu Việt Nam. Các câu hỏi đặt ra nhằm tìm hiểu những khó khăn của Việt Nam khi thực hiện Công ước vàgiải pháp tháo gỡ của Chính phủ Việt Nam liên quan đến vấn đề cơ chế thực hiệnvà phổ biến Công ước, vấn đề lao động trẻ em, bình đẳng giới, cơ hội tiếp cậngiáo dục cho trẻ em, khoảng cách vùng miền, thu thập thông tin dữ liệu trẻ emvà vấn đề con nuôi.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết Ủyban Quyền trẻ em LHQ đánh giá cao những thành tựu mà Chính phủ Việt Nam đãđạt được trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ủy ban nhận xét ở Việt Nam,hệ thống pháp luật đến nay đã tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với cácnguyên tắc và quy định của Công ước. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật, phê duyệt nhiều chiến lược, chương trình, dự án liên quan đếnbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trẻ em Việt Nam ngày càng được bảo vệ và chămsóc tốt hơn; được phát huy quyền tham gia và bày tỏ ý kiến của mình trong cácchương trình, kế hoạch quốc gia có liên quan đến trẻ em.
Ủy ban Quyền trẻ em LHQ xác địnhViệt Namcũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiệnCông ước do nguồn lực đầu tư cho trẻ em còn hạn chế.
Tuy nhiên, Ủy ban ghi nhận Chính phủViệt Nam đã cam kết mạnh mẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa và hoàn thiệnhệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo phù hợp, hài hòa với pháp luật quốc tế,khắc phục những tồn tại yếu kém trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem, quan tâm, bố trí và huy động nguồn lực để đảm bảo các quyền của trẻ em ViệtNam được thực thi trong thực tiễn.
Khóa họp của Ủy ban kéo dài từ ngày29/5-15/6 với 7 quốc gia trình bày báo cáo bao gồm Síp, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ,Nepal, Australia Hy Lạp và Algeria.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á vànước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước vào ngày 20/2/1990.
V.D (Theo Chinhphu.vn)