Sau một thời gian dài sử dụng chảo bỗng nhiên bị lồi đáy. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục chảo bị lồi đáy đơn giản và hiệu quả?
Đáy chảo bị biến dạng, cong lồi ở chính giữa là tình trạng có thể xảy ra sau một khoảng thời gian sử dụng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này đến từ đâu? Hãy cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu về vấn đề này cũng như cách khắc phục tình trạng chảo bị lồi đáy nhé!1Nguyên nhân chảo bị lồi đáy
Hiện tượng chảo bị lồi đáy có thể đến từ tính giãn nở của kim loại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Phần đáy chảo được cấu tạo thành bởi nhiều lớp kim loại khác nhau vì thế ở mỗi lớp có sự khác biệt về hệ số giãn nở do nhiệt. Từ đó, lòng chảo sẽ bị biến đổi về hình dáng như cong hoặc lõm vào khi đun ở nhiệt độ cao.Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng chảo bị lồi đáy, đó là sốc nhiệt. Một số người có thói quen cho chảo vào nước lạnh ngay sau khi vừa đun nấu để chà rửa, khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột và dẫn đến chảo bị sốc nhiệt.Nếu tình trạng lặp lại nhiều lần thì sẽ làm chảo biến dạng và lồi đáy. Cho nên, sau khi đun nấu, bạn hãy để chảo nguội hẳn rồi mới cho vào nước lạnh để vệ sinh. Cùng với đó, những chiếc chảo có chất lượng kém cũng sẽ bị lỗi, lồi đáy hoặc cong sau một thời gian sử dụng với nhiệt độ cao.Nguyên nhân chảo bị lồi đáy2Sử dụng chảo bị lồi đáy có ảnh hưởng gì?
Trường hợp dùng chảo bị lồi đáy thường xuyên trong thời gian dài, lớp chống dính sẽ bị nứt vỡ, bong tróc do kim loại giãn nở, gây tác động xấu đến sức khỏe.Còn nếu dùng chảo lồi đáy khi nấu nướng trong thời gian ngắn, tuy không gây nên ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng nhưng những chiếc chảo này sẽ mang đến nhiều sự bất tiện trong quá trình nấu ăn hằng ngày như:- Mất nhiều thời gian và năng lượng hơn khi nấu ăn khi dùng chảo bị lồi đáy trên bếp điện từ vì đáy chảo không bằng phẳng, ít bám vào mặt bếp.
- Do phần đáy chảo bị cong nên khi nấu nướng sẽ phát ra những âm thanh lạ, bếp từ không nhận chảo do nước, không khí tràn vào trong khe hở giữa bếp và đáy chảo.
- Đáy chảo bị lồi, cong vênh nên sẽ tốn nhiều diện tích, thời gian và dầu mỡ khi chế biến các món chiên rán vì bề mặt tiếp xúc bị hạn chế.
- Giảm tính thẩm mỹ của căn bếp.
Sử dụng chảo bị lồi đáy có ảnh hưởng gì?3Có nên thay chảo mới khi chảo cũ bị lỗi đáy?
Chảo lồi đáy sẽ gây nên nhiều bất tiện trong quá trình nấu ăn hằng ngày, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Vì thế, tốt nhất, hãy thay chảo mới để tránh gặp phải những bất tiện được nhắc đến ở trên.Cùng với đó, nhằm giảm thiểu nguy cơ chảo bị lồi đáy và kéo dài tuổi thọ của vật dụng, ta nên chọn những loại chảo đến từ thương hiệu uy tín, chất liệu tốt, kết cấu dày dặn và tránh rửa chảo khi chảo còn nóng.Có nên thay chảo mới khi chảo cũ bị lỗi đáy?4Một số mẹo sử dụng chảo bền lâu
Không dùng chảo để nướng hoặc kho
Dùng chảo để chế biến các món nướng và kho có thể làm giảm tuổi thọ của lớp chống dính trên bề mặt chảo, khiến lớp chống dính này nhanh hư hỏng và bong tróc hơn do phải tiếp xúc với nhiệt độ cao.Không dùng chảo để nướng hoặc khoKhông sử dụng chảo trong lò nướng
Các nhà sản xuất chảo chống dính cho biết, vật dụng này không phù hợp với nhiệt độ cao. Cho nên bạn cần tránh dùng chảo nấu nước cho nhiệt độ cao, đặc biệt là sử dụng chảo trong lò nướng vì sẽ làm bong tróc lớp chống dính, ngấm vào thức ăn, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe khi ăn.Không sử dụng chảo trong lò nướngKhông nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
Một số bà nội trợ có thói quen nêm nếm gia vị trực tiếp khi dùng chảo. Tuy nhiên, hành động này có thể làm cho lớp chống dính bị rỗ, giảm độ chống dính cũng như tuổi thọ của vật dụng.Bên cạnh đó, ta không nên dùng chảo như một vật dụng để đựng, lưu trữ thức ăn vì việc bề mặt chống dính của chảo tiếp xúc lâu dài với thực phẩm cũng sẽ dẫn đến lớp chống dính bong tróc nhanh hơn.Không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảoKhông cọ xát kim loại vào lòng chảo
Những vật liệu có thể gây xước, mòn như dao, dĩa, kẹp hay muỗng kim loại cần tránh sử dụng để xào nấu thức ăn bằng chảo. Để tránh xước bề mặt chảo, hãy dùng đũa gỗ, tre và vệ sinh bề mặt chảo bằng khăn mềm, bọt biển để bảo vệ lớp chống dính, đảm bảo an toàn cho món ăn.Không cọ xát kim loại vào lòng chảoKhông đun chảo quá nóng trước khi đổ dầu
Khi nấu ăn ta sẽ cần làm nóng chảo. Tuy nhiên cần hạn chế việc đun nóng chảo quá lâu trước khi đổ dầu ăn vì sẽ dẫn đến lớp chống dính dễ bong tróc, giảm tuổi thọ của vật dụng. Cho nên, hãy đun nóng chảo đến khi bề mặt chảo khô ráo và cho dầu vào.Không đun chảo quá nóng trước khi đổ dầu