Dòng chảy thông tin

Vì một Việt Nam xanh 

Hoài Anh 22/05/2023 06:11

Việt Nam đã có nhiều chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần tích cực vào việc giảm nhẹ thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

elle-viet-nam-vuon-quoc-gia-7-1024x654.jpg

        Việt Nam tích cực phát triển rừng

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hàng triệu ha rừng, hàng trăm triệu cây xanh đã được trồng trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vào việc giảm nhẹ thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

anh-1-4649.jpg

Vào ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngày “Tết trồng cây” với mong muốn: “Trong mười năm, đất nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn...”. Lời kêu gọi của Bác đã trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam cho đến hôm nay.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị tại Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả với những thông điệp hết sức cụ thể như: “Góp 1 cây để có rừng”, “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, “Hành động vì một Việt Nam xanh”, “Chung tay xanh hóa học đường”, “Lì xì hạt giống”, “Thêm cây, thêm sự sống”…

rung070121(2).jpg
Nguồn TTXVN
nang-cao-do-che-phu-cua-rung-2.jpg

Độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 28% vào năm 1990 lên trên 42% vào năm 2022; hấp thụ được trên 70 triệu tấn CO2.

Tại Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" ngày 27/1/2023, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững, Việt Nam đã tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu từ năm 1992. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 26 (COP26), Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thủ tướng khẳng định, điều này thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và suy giảm các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh, an toàn, một Trái đất xanh.

Theo Nghiên cứu Tiềm năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng tại các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định, khả năng hấp thụ CO2 của rừng tỉ lệ thuận với sinh khối nên sinh khối càng lớn, khả năng hấp thụ CO2 càng cao. Lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng nghèo trong khoảng 30,74 tấn/ha - 142,03 tấn/ha, rừng trung bình trong khoảng 177,76 tấn/ha - 319,71 tấn/ha và rừng giàu trong khoảng 484,82 tấn/ha - 1.013,1 tấn/ha.

rungvn100822_2-(1).jpg
Nguồn TTXVN

Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả nhưng diện tích rừng bình quân của Việt Nam thấp hơn bình quân thế giới 7 lần và trữ lượng cũng thấp hơn bình quân của thế giới 7,5 lần. Nói đơn giản hơn, mặc dù tỉ lệ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, tỉ lệ cây xanh/người dân ở đô thị và nông thôn vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.

c74ba5(1).jpg
Cây xanh trong khu đô thị tại thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông

Để tiếp tục nâng độ cho phủ rừng, tại Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam phấn đấu đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh.

Trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

Về trồng 690 triệu cây cây xanh phân tán (khu vực đô thị và nông thôn), bình quân trồng 138 triệu cây/năm. Tại khu vực đô thị, cây xanh được trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác.

3e173a(1).jpg
Cây xanh trong trường học

Tại khu vực nông thôn, cây xanh được trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác. Cây xanh trồng kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.

26-1664755606-trong-cay-ha-noi-1.jpg
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Về trồng cây xanh trong rừng tập trung, sẽ trồng 180 ngàn ha rừng trồng tập trung, tương đương khoảng 310 triệu cây (bình quân trồng 36 ngàn ha rừng/năm, tương đương 62 triệu cây/năm), gồm: Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 30 ngàn ha, tương đương 70 triệu cây (bình quân 6 ngàn ha/năm, tương đương 14 triệu cây/năm); trồng mới rừng sản xuất: 150 ngàn ha, tương đương 240 triệu cây (bình quân 30 ngàn ha/năm, tương đương 48 triệu cây/năm).

57931b3.jpg
Hoạt động trồng rừng từ nhiều đơn vị, tổ chức xã hội với sự chung tay của cộng đồng vẫn đang được tiếp tục nỗ lực duy trì (Nguồn internet)

Đối với rừng đặc dụng, trồng các loài cây bản địa có phân bố tự nhiên trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó. Đối với rừng phòng hộ, trồng các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt. Đối với rừng sản xuất, trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày.

      Phát triển và sử dụng bền vững rừng

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5,0% đến 5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản: 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025, 23 đến 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2030.

5f837.jpg
Ảnh minh họa (Nguồn: nhandan.vn)

Cùng với nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 - 2025, trên 1 triệu ha giai đoạn 2026 – 2030, chiến lược phấn đấu đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần và đến năm 2030 tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Về xã hội, tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; bảo đảm bình đẳng giới; đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.

n-trong-nam-2021..jpg
Cán bộ kiểm lâm thành phố Kon Tum hướng dẫn ông A Bít chăm sóc cây bạch đàn trồng năm 2021 (Nguồn: baokontum.vn)

Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,0%; đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiêu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước.

Về môi trường, tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến 43%, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định; xây dựng một Việt Nam xanh…

elle-viet-nam-vuon-quoc-gia-4.jpg
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3ee2c9(1).jpg
Phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng

Về xã hội góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn mới giàu, đẹp và văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh.

Về môi trường, quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết tham gia.

anh-8-9128.jpg
Cùng con trồng cây (Nguồn: internet)
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì một Việt Nam xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO