Trong chuyến công tác tại tỉnh Đồng Nai mới đây, chúng tôi đã có dịpđến thăm Chiến khu Đ (đọc là “đê”) - vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng một thời,với những chiến công oai hùng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.
Du khách tham quan Khu ủy miền Đông Nam bộ(1962-1967) |
Lịch sử kiên cường
Từ TP.Biên Hòa, vượt qua hơn 70 km đường bộ, đến địaphận xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu là đến “lãnh địa’ của Chiến khu Đ, mật danh củavùng chiến khu tập trung những cơ quan “đầu não” kháng chiến chống Phápvùng miền Đông Nam bộ; cũng là nơi chí sĩHuỳnh Văn Nghệ, người con vùng Tân Uyên (Bình Dương) khởi cứ đầu tiên, tập hợplực lượng để chống lại thực dân Pháp. Năm 1961, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bíthư Trung ương Cục miền Namlúc bấy giờ đã chủ trì hội nghị lần thứ nhất, quyết định chọn khu vực rừng MãĐà làm căn cứ đặt cơ quan lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam. Từ đây,Chiến khu Đ không những là nơi đóng quân của các cơ quan lãnh đạo Khu ủy miềnĐông mà còn là trung tâm kháng chiến của các tỉnh Nam bộ.
Theo phân tích của các nhà sử học, Chiến khu Đ là mộttrong những căn cứ quan trọng nhất của miền Đông Nam Bộ, trải rộng từ triềnrừng bạt ngàn nối cao nguyên miền Trung và biên giới Campuchia xuống giáp cậnTP.Hồ Chí Minh và những đô thị lớn thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.
Với địa hình rừng núi hiểm trở, Chiến khu Đ trở thànhmật khu căn cứ, nơi cất giấu lực lượng, kho tàng vũ khí, lương thực và pháttriển mọi hoạt động của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoạixâm, giải phóng đất nước. Trên một phương diện khác, với tầm vóc của mình,Chiến khu Đ còn là một trung tâm kháng chiến, nơi ra đời của các lực lượng vũtrang miền Đông Nam Bộ, binh chủng đặc công...
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,diễn biến vùng căn cứ chiến khu Đ có nhiều thay đổi, nhưng vùng đất nơi đâyluôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng chiến khu như máu thịt. Đốivới nhân dân cả nước ngày nay, Chiến khu Đ không đơn thuần là một địa danh lịchsử mà còn là một biểu tượng hào hùng của dân tộc, một Việt Bắc của Nam Bộ thànhđồng Tổ quốc.
Dukhách thắp nhang tri ân tại Đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ miền Đông Nam bộ |
Khí phách miền Đông
Ngoài một số dân tộc bản địa như Chơ ro, Ê đê, Mạ…thìvùng Chiến khu Đ còn là nơi định cư của những cư dân miền Bắc đi tìm vùng đấtmới vào những năm giữa thế kỷ 20. Vùng núi rừng bạt ngàn như định hình cho conngười nơi đây một phong cách, hào khí riêng.
“Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớđất Thăng Long”, 2câu thơ của nhà thơ, chí sĩ Huỳnh Văn Nghệ-người con đất Tân Uyên cũng chính làlời tuyên ngôn cho một tính cách hào sảng, chí khí anh hùng ấy.
Huỳnh Văn Nghệ được xem là một trong những “thủ lĩnh”khởi xướng phong trào cách mạng đầu tiên của vùng Chiến khu Đ. Tiếp sau đó, nơiđây đã xuất hiện nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước như tướng Nguyễn Bình mộtthời làm cho giặc Pháp phải run sợ, hay Mai Văn Thọ, Phạm Văn Xô là những chínhủy nổi tiếng của Chiến khu Đ…
Chưa kể đến, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng cũng đã ngãxuống, hy sinh anh dũng nơi mảnh đất này, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vangcủa toàn dân tộc. Sự hy sinh thầm lặng đó ít ai biết được nếu không có dịp vềthăm Chiến khu Đ, thăm Khu ủy miền Đông với những giao thông hào, mảnh vỡ bomB52, trạm quân y chỉ với những cái cưa thợ mộc, kim may quần áo-vật dụng dùngcứu thương cho các chiến sĩ bị thương…
Chuyện kể rằng, trong những năm 60, một lần, chí sĩHuỳnh Văn Nghệ cưỡi ngựa đi trong rừng, bỗng nghe tiếng hát văng vẳng giữa rừngsâu. Lạ quá, bí ẩn quá, ông cứ lần theo tiếng hát mỗi lúc một gần và dừng lạitại một trạm quân y.
Xuống ngựa, trước mắt ông là cảnh một bác sĩ đangdùng cưa thợ mộc cưa cánh tay bị thương cho đồng đội, còn chiến sĩ bị thươngthì mắt nhìn lên ảnh Bác Hồ, miệng thì hát đi, hát lại bài Quốc ca để quên đicái đau xác thịt.
Cảm động trước khí phách kiên cường ấy, ông đã làmbài thơ với những câu thơ hết sức cảm động: Ngựa hồng dừng chân bên quân yviện/ Xuống ngựa, buộc cương hỏi ra mới rõ/ Bác sĩ đang cưa chân, một thương binhbằng cưa thợ mộc/ Bác sĩ vừa cưa vừa khóc/ Chị cứu thương nước mắt tràn trề/Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre/ Người chiến sĩ vẫn mê mải hát/ Cưa cứ cưa,xương cứ đứt, máu cứ rơi từng giọt đỏ hồng/ Hai tay anh siết chặt đôi hông/ Dồnđôi phổi vào trong tiếng hát/ Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc/ Đãhát đi, hát lại nhiều lần/ Vẫn chưa đứt xương chân, vẫn chưa ngừng máu đỏ/ Lênyên ngựa đi từng bước nhỏ/ Cúi đầu nặng nỗi đau thương.
Người thương binh trong bài thơ là Bùi Xuân Tạo, mộttrong những chiến sĩ cách mạng kiên trung hoạt động tại Khu ủy miền Đông giaiđoạn 1962-1967. Một lần, khi chống trả lại sự đánh phá của địch để bảo vệ căncứ, Bùi Xuân Tạo đã bị thương ở cánh tay buộc phải cắt để cứu tính mạng.
Tuy nhiên, khi bài thơ ra đời, tác giả đã xin đổi lạilà cưa chân cho hợp vần điệu. Bác sĩ quân y Võ Cương đã phải dùng cưa thợ mộccưa tay cho Bùi Xuân Tạo trong điều kiện không có thuốc gây mê, gây tê như bâygiờ. Còn Bùi Xuân Tạo đã nén nỗi đau thể xác, dồn hết tâm lực hát vang bài Quốcca để quên mình đang bị cắt đi một phần thân thể. Cái khí phách đó như một điểnhình về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng miền ĐôngNambộ giai đoạn đánh Mỹ cứu nước.
Mô phỏng cuộc họp của các đồng chí Khu ủy miềnĐông Nambộ tại Chiến khu Đ |
Xanh lại những cánh rừng
Với tầm quan trọng về vị trí chiến lược, cũng là “đầunão” của lực lượng cách mạng các tỉnh phía Nam, trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ, Chiến khu Đ đã trở thành huyền thoại với những chiến côngvang dội trời Nam.
Để bảo vệ căn cứ kháng chiến, các chiến sĩ cách mạngkhông tiếc máu xương, sẵn sàng hy sinh anh dũng, từng bước đè bẹp ý đồ đen tốicủa kẻ thù. Tại Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ miền Đông nằm trongChiến khu Đ, hơn 8000 liệt sĩ đã được ghi danh như là một minh chứng cho sự hisinh, một lòng kiên trung vì Tổ quốc ấy.
Máu xương của các anh đã đổ xuống, thấm vào từng thớđất để cho vạn vật tiếp tục sinh sôi. Những cánh rừng từng trơ trụi vì chất độchóa học, bom đạn đế quốc Mỹ rải xuống Chiến khu Đ ngày nào giờ đã trở lạinguyên vẹn màu xanh ban sơ, trở thành khu sinh quyển thế giới vào đầu năm 2007.
Nếu như ngày xưa, khu rừng này là tấm lá chắn, chechở, bao bọc cho các chiến sĩ cách mạng trước bom đạn kẻ thù thì ngày nay, nơiđây cũng là vùng đất đang nuôi sống hàng ngàn hộ dân các địa phương của tỉnhBình Dương và Đồng Nai. Vì thế, những đặc sản từ rừng khu Đ như rau, cá… đã cómặt ở các siêu thị thành phố là chuyện không hề bất ngờ.
Người dân nơi đây cũng đang tiếp tục phát huy tinhthần, khí phách của cha anh, chung sức xây đắp vùng đất đã đi vào lịch sử nhưmột huyền thoại thành một trong những “lá phổi xanh” của đất nước.
Bài, ảnh:Hà An