N’Trang Lơng: Ngọn cờ đầu chống Pháp ở Tây Nguyên

Y Sơn| 08/12/2022 09:40

N'Trang Lơng, người M'nông Biêt (1870 - 1935), tại bon Bu Par, dưới chân núi Drôn, nay thuộc huyện Tuy Ðức. Năm 1910, Thực dân Pháp tấn công, cướp bóc, giết người ở các bon làng người M'nông quê hương ông. Vợ và con gái của N'Trang Lơng cũng bị chúng giết hại.

ADQuảng cáo

Đau buồn và phẫn nộ, N'Trang Lơng đã tập hợp dân làng khởi nghĩa, chống lại các cuộc cướp phá do binh lính Pháp thực hiện. Ðầu năm 1912, N’Trang Lơng quyết định mở cuộc tấn công đồn Pu Sra - Sở chỉ huy của Pháp. Cuộc khởi nghĩa đã xây dựng được một mặt trận đoàn kết chiến đấu chung giữa cộng đồng người M’nông và người S'tiêng; lôi cuốn cả một bộ phận người Mạ ở trung lưu sông Đồng Nai và một bộ phận người Campuchia. N’Trang Lơng và đội quân của mình bám chắc vào rừng núi để xây dựng, phát triển lực lượng trong suốt ¼ thế kỷ, tấn công quân xâm lược với tinh thần chủ động, tích cực, táo bạo, mưu trí. Ngày 23/5/1935 tại trận Bu Par, N’Trang Lơng hy sinh sau khi bị Pháp bắn trọng thương.

Tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của N’Trang Lơng là nhân tố hàng đầu đã làm nên các chiến công oanh liệt của phong trào chống Pháp do ông lãnh đạo; đưa phong trào lên vị trí là ngọn cờ chống Pháp chung của các dân tộc khác trên miền sơn nguyên Nam Đông Dương.

Tượng đài N'Trang Lơng được xây dựng tại thành phố Gia Nghĩa  Ảnh: Y Sơn
Bức ảnh khắc hoạ N'Trang Lơng kêu gọi người dân ở các bon làng đoàn kết khởi nghĩa chống Pháp
ADQuảng cáo
Bia Hăng ri mét- Phái bộ khảo sát - hành chính Đông Cao Miên bị N'Trang Lơng giết chết tại trận Bu Nor, năm 1914,  xã Đắk Búk So (Tuy Ðức)
N'Trang Lơng cùng nghĩa quân sử dụng vũ khí thô sơ như nỏ, giáo mác... để chống lại thực dân Pháp
Học sinh DTTS được nhà trường giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào về người anh hùng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Y Sơn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
N’Trang Lơng: Ngọn cờ đầu chống Pháp ở Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO