Luật tục M’nông có qui định, đối với người già, trưởng bon, người chỉnh chiêng và những người có công lao đối với bon làng thì tất cả các thành viên trong bon phải luôn có trách nhiệm quan tâm, không ai được nói xấu, gây hại; gia đình họ nhờ việc gì thì phải giúp đỡ...
Luậttục M’nông có qui định, đối với người già, trưởng bon, người chỉnh chiêng vànhững người có công lao đối với bon làng thì tất cả các thành viên trong bonphải luôn có trách nhiệm quan tâm, không ai được nói xấu, gây hại; gia đình họnhờ việc gì thì phải giúp đỡ. Căn cứ theo đó, đồng bào M’nông rất tôn trọngluật tục và luôn tuân thủ một cách triệt để.
Đối với công việc đi săn, đem về của cảicho bon làng, dòng họ thì nhà nào có người đi săn rất được cộng đồng tôn trọng.Nếu vào ngày mùa gieo trồng hay chăm sóc, thu hoạch mùa màng mà gia đình ngườiđi săn thiếu lao động, bon sẽ cử người đến giúp. Khi đoàn đi săn trở về, nếusăn bắn được nhiều thú hoặc thú quí thì cộng đồng sẽ tổ chức lễ hội để ăn mừng.Khi chia thịt, ngoài những người có địa vị được cộng đồng trọng vọng như trưởngbon, thầy cúng, người chỉnh chiêng, người già thì tất cả các thành viên vànhững người ở nhà khác, mặc dù không trực tiếp tham gia săn bắn cũng được chiaphần bằng nhau. Trong quá trình tham gia săn bắn nếu có người nào không may bịthiệt mạng thì đồng bào sẽ cùng nhau có trách nhiệm làm lễ tang cho người xấusố, ủng hộ về vật chất cho gia đình có tang để bày tỏ niềm tiếc thương và lòngkính trọng của cộng đồng đối với người đã khuất.
Tái hiện một chuyến săn voi của đồng bào M’nông ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) |
Khi bon làng bị các thế lực ngoại xâm đedọa như xâm chiếm đất đai, đốt phá, giết người, cướp của mà thanh niên traitráng trong bon tham gia chiến đấu, giành được chiến thắng thì đồng bào sẽ tổchức lễ mừng rất linh đình, cuộc vui có khi kéo dài cả tuần lễ. Đối với nhữngngười chẳng may bị thiệt mạng trong các trận chiến bảo vệ bon làng thì đồng bàotổ chức tang ma thật lớn. Thường thì trong đám tang, thầy cúng của bon thườngnói đại ý: “Anh đã có công bảo vệ đất đai, nương rẫy, bến nước cho bon làng,chẳng may anh đã chết. Anh cứ yên tâm về với ông bà, vợ con anh chúng tôi sẽquan tâm săn sóc, rẫy nương anh chúng tôi thu hoạch giùm…”. Thực hiện đúng theolời hứa đó, cộng đồng và dòng họ của người đã khuất thường xuyên quan tâm giúpđỡ gia đình mọi mặt.Đối với những ngườibị thương, dù đi săn hay chiến đấu, không còn sức lao động, cộng đồng sẽ luônquan tâm giúp đỡ người đó và gia đình đến suốt đời, cả tình cảm thương yêu đặcbiệt cũng như về mọi mặt của đời sống. Riêng những hoàn cảnh đặc biệt như ngườichết để lại con cái mồ côi thì già làng sẽ giao những đứa trẻ đó cho một giađình, dòng họ trong bon nuôi nấng, chăm sóc cho đến khi trưởng thành.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lớp lớp thanh niên M’nông ở các bon làng đã cầmsúng lên đường bảo vệ quê hương, đất nước. Cùng với việc thực hiện đúng chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hậu phương quân đội, công tácthương binh, liệt sĩ… đồng bào M’nông đã tiếp tục phát huy truyền thống để tônvinh người có công, chăm sóc, tạo điều kiện cho thương bệnh binh, thân nhânliệt sĩ vươn lên trong cuộc sống.
Bài, ảnh:Hoàng Thanh