Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa

25/06/2010 09:33

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển...

ADQuảng cáo

Trải qua nhiều thếhệ, gia đình Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namđược hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xâydựng bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam pháttriển, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn,thách thức. Do đó, xây dựng văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa làvấn đề quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đòi hỏi sựquan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảoLuật Hôn nhân – Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rấtquan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xãhội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xãhội là gia đình”. Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổchức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó,văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namxã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình vàvăn hóa gia đình. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam tiêntiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lýtốt đẹp của gia đình Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình vănhóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.”

ADQuảng cáo

Mừng thọ -Nét đẹp văn hóa gia đình Ảnh: T.H

Gia đình truyền thống Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam xưa rất chú trọng xây dựng giađạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo làđạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạoanh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ làphép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết,đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. Ở thờiđại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đìnhgiàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóatrật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bàocủa xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hộilành mạnh và văn minh.

Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “gốc” của vănhóa làng, văn hóa nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình vănhóa không thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa giađình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đìnhvăn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đìnhViệt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.Đồng thời trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốtđẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đìnhlàm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác độngxấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng môhình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới vàthực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống, hiện đại. Xây dựng giađình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thốngtốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của giađình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cảnhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnhcủa xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầuhóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam có điềukiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, vănminh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chếthị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam,làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sốngcủa xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tácđộng đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạođức của gia đình truyền thống Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.

Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giátrị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đìnhvăn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnhphong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:“Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng vànước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phảitrở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình.

L.H

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO