Ưu tiên các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu

Lê Phước| 14/07/2022 14:21

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Tại điểm cầu Đắk Nông, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Nông

6 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 6,42%), cao hơn cùng kỳ năm trước (5,74%). Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ.

Các nhóm ngành sản xuất có sự hồi phục nhanh. Chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cải thiện theo hướng tích cực, cụ thể tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao, với tổng kim ngạch ước đạt hơn 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 186 tỷ USD.

Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn FDI (19,5%). Xuất khẩu tăng đều ở các nhóm hàng, trong đó nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng cao nhất (52,5%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục hồi tích cực, cao hơn mức tăng 6 tháng của năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch bệnh. Thương mại điện tử tiếp tục trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa cho người dân, doanh nghiệp…

6 tháng đầu năm 2022, thị trường thế giới có nhiều biến động. Giá hàng hóa trong nước chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới, nên có xu hướng tăng. Trong đó, giá xăng dầu liên tục tăng cao.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường trong nước. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất luôn được bảo đảm.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt lao động cục bộ, các chi phí nguyên liệu, vận tải, logistics… đều tăng. Một số địa phương trọng điểm công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước khi xảy ra dịch bệnh.

Một số nông sản còn quá dựa vào hình thức trao đổi trong cư dân, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại qua biên giới...

6 tháng cuối năm 2022, ngành Công thương tập trung 6 giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Trong đó, ngành sẽ tập trung ưu tiên cao cho các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu, giá cả.

Bộ Công thương tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời. Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá...

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/thoi-su-trong-nuoc/uu-tien-cac-giai-phap-kiem-che-lam-phat-on-dinh-cung-cau-94029.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/thoi-su-trong-nuoc/uu-tien-cac-giai-phap-kiem-che-lam-phat-on-dinh-cung-cau-94029.html
    Nổi bật
        Mới nhất
        Ưu tiên các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO