Ðường Trường Sơn-con đường của ý chí quyết thắng

30/04/2013 19:09

Ngày 19/5/1959, đường Trường Sơn (còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) chính thức ra đời, mang mật danh đường 559...

ADQuảng cáo

Ngày 19/5/1959, đườngTrường Sơn (còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh)chính thức ra đời, mang mật danh đường 559.



ĐườngHồ Chí Minh hôm nay, đoạn qua thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ảnh : N.Tâm


Lực lượng tham gia thicông công trình này được gọi là Đoàn 559. Thiếu tướng Võ Bẩm là người đầu tiênđược Quân ủy Trung ương cử phụ trách mở đường.

Lúc mới bắt đầu, Đoàn559 là Tiểu đoàn 301, nhưng sang năm sau 1960, quân số được phát triển lênthành trung đoàn. Năm 1961, thêm một trung đoàn nữa được thành lập, đưa xe đạpthồ vào sử dụng trên những tuyến đường dễ đi, phát triển thêm nhánh Tây TrườngSơn trên đất bạn Lào. Năm 1962, đã có vận tải cơ giới và ô tô. Năm 1964, đã đưađược hàng vào mặt trận Trị Thiên.

Con đường ngày càngđược mở rộng dần cùng với sự lớn mạnh của đoàn 559… đủ sức cho hàng ngàn xe tảithường xuyên nối tiếp nhau ngày đêm vận chuyển đủ súng đạn, lương thực, quântrang, thuốc men cho chiến trường miền Nam. Đến giữa năm 1969, tuyến 559 đã trởthành 6 trục đường ô tô chạy gần hết chiều dài đất nước, cùng với 21 trục đườngngang vào các chiến trường, tạo thành mạng giao thông vận tải cơ giới liên hoàncó chiều dài tổng cộng gần 20.000 km.

Từ năm 1972, Binh đoànTrường Sơn đã được tổ chức gồm 8 sư đoàn với nhiều binh chủng, như vận tải ôtô, công binh, phòng không, cung cấp xăng dầu và cả bộ binh. Sau hiệp địnhParis tháng 1/1973, với nhiều vùng mới giải phóng ở bờ nam sông Bến Hải và ởTây Nguyên, Bộ Tư lệnh đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn quyết định mở rộng hoànchỉnh tuyến đông Trường Sơn, kết hợp với tuyến Quốc lộ 1 để rồi mùa xuân 1975,bằng các cung đường này, quân giải phóng đã tập trung áp sát Sài Gòn trên nửatriệu quân gồm 4 quân đoàn và một binh đoàn tương đương quân đoàn, với 1.350khẩu pháo lớn, 520 xe tăng thiết giáp tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Năm 1971, địch lạitiến hành chiến dịch tổng hợp Đường 9 Nam Lào gồm cả bộ binh, không quân, hảiquân quyết tâm cắt đứt mạch máu chi viện cho các chiến trường và “bóp nghẹt từcuống họng” đường chi viện từ miền Bắc Việt Nam cho các chiến trường phía Nam.Nhưng một lần nữa chúng lại thất bại thê thảm. Kết quả là sau 43 ngày đêm chiếnđấu kiên cường (từ ngày 8/2 đến 23/3/1971) quân và dân hai nước Việt Nam – Làođã đập tan cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến 23.000 tên, bắn rơi vàphá hủy hơn 500 máy bay, phá hủy và thu hồi gần 600 xe quân sự và 150 khẩupháo; bắn chìm, bắn cháy 43 tàu, xà lan. (Lịch sử Việt Nam 1945-1975). Thắnglợi này đã bảo vệ được “con đường mòn Hồ Chí Minh” cùng với toàn bộ hành langchiến lược của ta, đồng thời còn mở rộng thêm ra phía Tây Trường Sơn tuyến vậntải từ Bắc Việt Nam tới cácchiến trường ở miền Nam.

ADQuảng cáo

Nhà nước ta đã huyđộng một số vốn đầu tư rất lớn và các phương tiện cơ giới hiện đại nhất choviệc xây dựng tuyến đường, 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong đã ngày đêmlao động quên mình trên công trường lao động đặc biệt này. Mọi lực lượng của bộđội Trường Sơn (bộ binh, cao xạ, pháo binh, xe tăng…) đều tập trung cho mặttrận cầu đường. Đầu năm 1975 thì công trình hoàn thành. Con đường trục TrườngSơn đã bắt đầu từ đường 9 (Quảng Trị) đến miền Đông Nam bộ, kéo dài 1.200 km đãđược làm xong, nhưng nếu tính toàn bộ chiều dài của hệ thống đường chiến lượcTrường Sơn đã lên tới 16.000 km, bao gồm: 5 hệ thống đường trục dọc dài 5.530km, 21 đường trục ngang dài 1.019 km, 5 hệ thống đường vượt biển dài 700 km,một hệ thống đường vòng tránh các trọng điểm dài 4.700 km và một hệ thống đườngống dẫn dầu dài 5.000km.



Đoànxe chở hàng phục vụChiến dịch TâyNguyên. Ảnh tư liệu


Với một hệ thống đườngchiến lược rộng lớn và liên hoàn như vậy, từ năm 1959 đến năm 1975, bộ độiTrường Sơn đã đưa được 1.349.000 tấn hàng vào các chiến trường. Như vậy, tuyếnvận tải chiến lược Trường Sơn không chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển cơ sở vật chất,kỹ thuật, đảm bảo cơ động lực lượng và đưa cán bộ ra vào cả ba chiến trường:Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, mà còn làm cả nhiệm vụ chiến đấu giáp mặt vớikẻ thù, nhằm bảo vệ tuyến đường thông suốt, bảo đảm vận chuyển an toàn chongười và hàng.

Trên ý nghĩa đó, đườngTrường Sơn vừa là tuyến vận tải quân sự chiến lược, vừa là chiến trường chiếnđấu lớn, là “con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí pháchanh hùng”. Ngoài con đường đất, chúng ta cũng đã hoàn thành đường thông tinliên lạc hữu tuyến dọc theo Trường Sơn. Nhờ đó mà các chiến trường đều có thểliên lạc trực tiếp và thường xuyên với thủ đô Hà Nội.

Để ngăn chặn phía takhai phá con đường, địch đã điên cuồng ném xuống hệ thống đường này 2 triệurưỡi tấn bom, gây ra hàng trăm đợt chiến tranh hóa học, điện tử, khí tượng, chấtđộc da cam… dùng 80 vạn phi vụ, 3 vạn lần “siêu pháo đài bay” ném bom, tổ chức1.300 cuộc hành quân càn quét đánh phá đường mòn. Trong khi đó, suốt 16 nămtrời, bộ đội Trường Sơn đã đánh trả trên 110.000 trận tập kích đánh phá bằngkhông quân của địch, bắn rơi 2.455 máy bay, đánh bại cuộc xâm lấn đường mòn,diệt gần 19.000 tên địch.

Hiện nay, đường TrườngSơn đã được nâng cấp nối dài từ Cao Bằng đến Cà Mau trở thành tuyến giao thôngquan trọng của đất nước.

H.M

(Biên soạn theo Lịch sử Việt Nam1945-1975)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ðường Trường Sơn-con đường của ý chí quyết thắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO