UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

19/09/2013 15:42

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)...

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốchội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh,Luật này là một trong những cơ chế đảm bảo để con người được sống trong bầukhông khí trong lành như Hiến pháp đã ghi. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếpthu các ý kiến, rà soát, nghiên cứu và chỉnh lý thật kỹ trước khi trình Quốchội.

Về tính khả thi của Dự thảo Luật, báo cáo thẩmtra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) do Chủ nhiệmPham Xuân Dũng trình bày, khẳng định,Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổiđược xây dựng trên cơ sở tổng kết 8 năm thực hiện Luật BVMT năm 2005 và nhữngyêu cầu thực tiễn đặt ra trong hoạt động BVMT, đồng thời bổ sung một số nộidung mới phù hợp với tình hình thực tế của công tác BVMT. Do vậy, về cơ bản nộidung của Dự thảo Luật bảo đảm tính khả thi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng tình với Thườngtrực Ủy ban KH,CN&MT cho rằng, Dự thảo Luật vẫn còn nhiều điều, khoản chờhướng dẫn chi tiết mới thực hiện được (12 điều giao Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, 16 Điều giao Bộ quy định), trong đó không ít nội dung đã rõ, đã kiểm chứngcó thể quy định ngay trong Dự thảo Luật.

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định đối với các dựán thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyềnquyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và những dự án trong danh mục Chínhphủ quy định “phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ trong giai đoạnbáo cáo đầu tư”, như vậy, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đốivới các dự án này phải được tiến hành 2 bước: “đánh giá tác động môi trường sơbộ” và “đánh giá tác động môi trường”.

Có 2 loại ý kiến trong Ủy ban KH,CN&MT vềvấn đề này. Theo đó, có ý kiến cho rằng, thực tiễn trong thời gian qua, có mộtsố dự án phải lập báo cáo đầu tư, xin chủ trương đầu tư nhưng sau khi lập ĐTMthấy xuất hiện những tác động xấu đến môi trường, buộc phải điều chỉnh dự án,thậm chí phải đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội. Vì vậyviệc quy định 2 bước lập ĐTM đối với một số dự án lớn, có tác động xấu đến môitrường phải do Chính phủ quy định là cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định2 bước lập ĐTM sẽ phát sinh thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. ĐTM sơ bộ cóthể gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội, nảy sinh xung đột với một số quyđịnh của một số luật khác (như luật Đầu tư).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tồntại trong bảo vệ môi trường hiện nay liên quan chế độ trách nhiệm. Do đó, LuậtBảo vệ môi trường (sửa đổi) cần quy định rõ việc xử lý trách nhiệm.

“Quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản… dẫn đếnô nhiễm môi trường sẽ xử lý thế nào chưa rõ. Anh cấp phép lung tung để người taphá hoại môi trường thì trách nhiệm thế nào? Những vi phạm thấy rõ mà anh khôngchịu giải quyết thì trách nhiệm của anh đến đâu?”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấnđề.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thấy rằngdự án luật đưa ra khá đồ sộ. Tuy nhiên, ông băn khoăn không biết trong Luậthiện hành, điểm yếu nhất về quản lý nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường nằmở điểm nào, để từ đó có giải pháp, chế tài phù hợp. Bên cạnh đó, nếu không pháthuy nội lực của nhân dân, của hệ thống chính quyền cơ sở thì có xây dựng luậtvà đầu tư lớn cũng không thể đảm bảo thành công trong bảo vệ môi trường.

Nguồn VOV

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO