Tỷgiángoạitệthếgiới
Trrên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giữ nguyên, hiện ở mức 108,48.
Một số thị trường đóng cửa nghỉ lễ năm mới trong ngày 1/1, trong khi chỉ số DXY chốt phiên giao dịch năm ở gần mức cao nhất trong hơn hai năm.
Triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn cùng với kỳ vọng về các chính sách do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra đã thúc đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ.
Khi năm 2025 bắt đầu, đồng USD có khả năng duy trì sức mạnh của mình nếu Fed vẫn thận trọng về việc cắt giảm lãi suất và các chính sách của ông Trump tiếp tục thúc đẩy kỳ vọng lạm phát. Mặc dù các biện pháp can thiệp tiềm tàng từ chính quyền Nhật Bản hoặc các thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể gây ra sự biến động trên thị trường tiền tệ, nhưng triển vọng chung đối với đồng USD vẫn lạc quan trong thời gian tới.
Chỉ số DXY gần đây đã đạt mức cao nhất trong hai năm và đang có xu hướng tăng trên các biểu đồ. Trên thực tế, biểu đồ hằng tháng của chỉ số này đã cho thấy xu hướng tăng xuất hiện từ năm 2008. Điều quan trọng cần lưu ý là những biến động trên thị trường tiền tệ có xu hướng mạnh hơn và kéo dài hơn so với xu hướng giá trên các thị trường khác.
Fed rất có thể sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc cắt giảm thêm lãi suất trong năm mới sắp tới, điều này cũng sẽ có lợi cho các nhà đầu tư.
Theo Kitco, nền kinh tế Mỹ có thể gặp phải những thay đổi vào năm 2025, bao gồm vấn đề lạm phát dai dẳng và những trở ngại từ mức thuế quan thương mại mới từ chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tuy nhiên, có khả năng đồng tiền của Mỹ sẽ vẫn là kênh trú ẩn an toàn so với các loại tiền tệ chính khác. Chính vì vậy, bất kỳ bất ổn địa chính trị nào cũng có khả năng hỗ trợ đồng bạc xanh.
Chỉ số DXY đang giao dịch ở mức 108,48 USD, tiếp tục duy trì đà tăng trước đó, báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh trong bối cảnh tâm lý thị trường trở nên thận trọng. Mốc 108,53 đóng vai trò quan trọng, với mức kháng cự là 108,90 USD và tiếp theo là 109,35 USD. Trong khi đó, mức hỗ trợ đối với chỉ số DXY là 107,97 USD, tiếp theo là 107,58 USD.
Việc phá vỡ trên mốc 108,53 USD có thể thúc đẩy đà tăng. Trường hợp chỉ số DXY không vượt qua được mức này có thể dẫn đến sự thoái lui về các vùng hỗ trợ.
Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD chốt phiên giao dịch năm ở mức 1,03549 USD, giảm 0,49% khi đồng bạc xanh mạnh lên. Mức kháng cự đối với đồng EUR là 1,03923 USD, trong khi mức hỗ trợ nằm ở 1,03101 USD.
Tỷ giá ngoại tệ trong nước
Ở thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 2/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.335 đồng.
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
* Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 24.101 đồng – 26.638 đồng.
Tỷ giá EUR tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
* Tỷ giá yên Nhật tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 146 đồng – 162 đồng.
Tỷ giá YEN tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: