Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Gợi ý ôn luyện, giải đề minh hoạ môn Ngữ văn năm học 2024 - 2025

03/05/2024 15:14

Chuyên gia giáo dục AES đưa ra gợi ý ôn luyện, gợi ý lời giải cho đề minh họa môn Ngữ Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Đề minh họa môn Ngữ văn thi vào lớp 10 Hà Nội, năm học 2024-2025

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Gợi ý ôn luyện, giải đề minh hoạ môn Ngữ văn năm học 2024 - 2025- Ảnh 1.

Gợi ý ĐÁP ÁN đề minh hoạ môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm học 2024 - 2025

Phần

Câu

Nội dung

Phần I

1

Đoạn trích trên nằm trong tình huống khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và ông trở về nhà trong sự lo lắng, buồn tủi.

Tác dụng của việc xây dựng tình huống truyện: giúp nhân vật ông Hai thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc và lòng căm thù giặc.

2

Xét theo mục đích nói, các câu văn "Mụ nói cái gì vậy?" "Mụ nói cái gì mà lào xào thế?" là câu nghi vấn.

Các câu văn thể hiện sự lo lắng, bất an của ông Hai khi mụ chủ nhà cho rằng dân Chợ Dầu cũng theo giặc và gia đình ông có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào.

3

Đoạn tổng hợp – phân tích – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…

Câu chủ đề: Sự bất an của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Các câu triển khai câu chủ đề: 1) Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai sững sờ, đau đớn (nêu dẫn chứng). 2) Lúc về nhà: Ông Hai tủi thân, thương con, không tin đó là sự thật nhưng rất lo lắng (nêu dẫn chứng). 3) Những ngày sau: Ông Hai sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh (nêu dẫn chứng).

Câu kết: Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ như các câu thông thường.

Thành phần phụ chú là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ... kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản.

Dựa vào lý thuyết này, trong quá trình viết đoạn văn, học sinh vận dụng vào làm bài sao cho chính xác.

Ví dụ: Đi đâu? (câu đặc biệt) Ông Hai – người có đôi mắt đượm buồn – (thành phần phụ chú)…

4

Đoạn cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (đoạn bắt đầu từ Buồn trông…) của đại thi hào Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm của nhân vật Thuý Kiều.

Phần II

1

Phép liên kết: phép lặp (nghĩ-nghĩ; họ-họ; điều-điều); phép nối (trong khi đó).

2

Học sinh nên chọn đồng tình với nhận định "Sống không mục tiêu cũng như lái xe trong một màn sương mù dày đặc". Bởi vì, khi không có mục tiêu, chúng ta không xác định được cuộc đời mình sẽ đi về đâu, mình sẽ phải làm gì và trở thành người như thế nào trong tương lai. Chúng ta cũng không có được tâm thế chủ động, can đảm khi gặp khó khăn, do vậy, dễ nản chí, thất bại.

3

Kiên định với mục tiêu là chìa khóa của thành công. Gợi ý:

Kiên định, kiên trì là một trong những phẩm chất của con người. Sự kiên định giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

Để kiên định với mục tiêu, chúng ta cần thực hiện các bước sau: xác định mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch; tìm hiểu về những lợi ích và giá trị mà mục tiêu đó sẽ mang lại; cần luyện tập và nuôi dưỡng sự kiên trì như một thói quen…

Đâu là cách ôn thi môn Văn trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 hiệu quả?

Thời gian đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội không còn nhiều, các bạn học sinh cần phải có cho mình một chiến thuật ôn thi hiệu quả.

- Ôn tập, luyện đề thi thử Văn với tần suất nhiều hơn so với bình thường, trung bình 1 đề/ ngày.

- Học sinh khi ôn luyện kết hợp với làm đề và sửa lỗi kĩ từng dạng bài có trong đề sẽ mang lại hiệu suất ôn tập đáng kể.

- Lợi ích lớn nhất khi luyện giải các đề thi năm trước không chỉ giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi mà còn ôn đúng trọng tâm, không lan man kiến thức.

- Hãy cố gắng rèn luyện nhiều đề thi Ngữ Văn vào 10 để nâng cao khả năng viết, biết canh thời gian để triển khai bài viết đầy đủ, đúng trọng tâm.

- Bên cạnh đó, việc sửa lỗi, ghi nhớ những kiến thức và dạng bài đã gặp cũng quan trọng không kém. Ngoài ra, bạn cũng rèn được khả năng viết văn mạch lạc, nhanh chóng cảm thụ được tác phẩm.

Để bài thi môn Ngữ Văn đạt được kết quả tốt như mong đợi, học sinh có thể hệ thống lại chủ đề để thu hẹp phạm vi và chọn bài viết phù hợp. Luôn phải đọc kỹ tác phẩm và đưa ra các nội dung cần phân tích.

Điều quan trọng để có thể nắm chắc điểm đó là sắp xếp các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Cuối cùng, học sinh cần đảm bảo rằng mỗi phần liên kết phải hợp lý với phần trước và sau.

Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tuyen-sinh-lop-10-ha-noi-goi-y-on-luyen-giai-de-minh-hoa-mon-ngu-van-nam-hoc-2024-2025-119240503151507221.htm
Copy Link
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tuyen-sinh-lop-10-ha-noi-goi-y-on-luyen-giai-de-minh-hoa-mon-ngu-van-nam-hoc-2024-2025-119240503151507221.htm

    Nổi bật

        Mới nhất
        Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Gợi ý ôn luyện, giải đề minh hoạ môn Ngữ văn năm học 2024 - 2025
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO