Ngày 21/2, Thứ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga đã cho biết những thông tin mới nhất vềkỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.
Mỗi thí sinh được cấp 3 giấy chứngnhận kết quả thi
Thứ trưởng Ga cho biết: “Năm vừaqua, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh (TS) không đỗ vào trường đăng ký dự thi sẽ đượcdùng bản sao hoặc bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển tùy theo yêucầu của các trường. Tuy nhiên việc này không tăng thêm cơ hội xét tuyển cho TSmà làm cho việc xét tuyển của các trường bị động vì TS còn có quyền rút hồ sơxét tuyển. Năm nay, Bộ quyết định TS chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốcgiấy chứng nhận kết quả thi”. Để đảm bảo quyền lợi cho TS, Bộ quy định cáctrường ĐH, CĐ sẽ in, đóng dấu đỏ và cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐcho TS không trúng tuyển vào trường mình nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐtrở lên (không có môn nào bị điểm 0) để TS đăng ký xét tuyển.
Như vậy, mỗi TS sẽ được cấp 3 giấychứng nhận bản gốc (tăng một bản so với các năm trước). Các trường chỉ nhận bảngốc nhưng TS có thể rút hồ sơ nộp sang trường khác xét tuyển nếu muốn thay đổinguyện vọng. Bộ GD-ĐT cũng quy định các trường phải quy định thời hạn xét tuyểnmỗi đợt là 20 ngày. Thời hạn xét tuyển bắt đầu từ ngày 20.8 và kết thúc ngày30.10.
Không được hạ điểm chuẩn
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chobiết, năm 2012 Bộ GD-ĐT bỏ quy định điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấphơn nguyện vọng trước để các trường tự do xác định điểm chuẩn. Tuy nhiên cótrường tốp trên hạ điểm chuẩn để tuyển đủ chỉ tiêu khiến nhiều TS đã trúng tuyểnvào trường khác lại rút hồ sơ đăng ký xét tuyển, gây mất ổn định và khó khăncho trường tốp dưới. Vì vậy, năm nay Bộ quy định các trường không được phép hạđiểm chuẩn.
Thi liên thông cũng xét tuyển chung
Những TS thuộc đối tượng dựthi tuyển sinh liên thông phải dự thi các môn văn hóa hoặc năngkhiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành TS đăng ký học liên thôngtrong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. Thứ trưởng Ga cho biết: “Nếu những TSnày không trúng tuyển vào trường đăng ký cũng sẽ được xét tuyển vào học liênthông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầucủa trường còn chỉ tiêu. Các trường phải công bố công khai các thông tin cho TSđăng ký”. Đặc biệt, các TS này cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về xét tuyểnnhư hệ chính quy. Mức điểm xét tuyển cũng phải tuân theo mức điểm sàn của hệchính quy.
Ghi âm, ghi hình khi chấm thi mônnăng khiếu
Điểm mới trong quy chế tuyển sinhnăm nay là Bộ yêu cầu các trường thành lập ban chấm thanh tra tại trường đểchấm thanh tra tối thiểu 5% tổng số bài thi đối với mỗi môn thi tự luận. Ngoàira, Bộ GD-ĐT vẫn thành lập đoàn chấm thanh tra để chấm ngẫu nhiên các bài thicủa TS. Kết quả chấm thanh tra sẽ là kết quả bài làm của TS. Đồng thời, Bộ cũngquy định trong quá trình tổ chức chấm thi các môn thi năng khiếu, trường phảibố trí các thiết bị ghi âm, ghi hình… để làm tài liệu và minh chứng cho việc giảiquyết các khiếu nại, tố cáo sau này.
Hai phương án tính điểm sàn
Trao đổi về quy định điểm sànnăm nay, Thứ trưởng Ga cho hay hiện Bộ đang bàn và lấy ý kiến các trường để đưara phương án tính điểm sàn trên nguyên tắc phải đảm bảo chất lượng đầu vào nhưngcũng đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Hiện nay, Bộ đang tính đến 2 phươngán. Phương án 1, điểm sàn sẽ là điểm trung bình của tất cả các TS theo khốithi. Phương án 2 sẽ lấy mức điểm mà nhiều TS đạt được nhất để làm điểm sàn. Thứtrưởng Ga lý giải, hai cách tính này đã thay đổi so với cách tính trước đây. Bộkhông còn xác định điểm sàn “cứng” phải là 13, 14 hay 15 như mọi năm mà chỉ làmức điểm tương đối để đảm bảo TS có đủ năng lực có thể vào học.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép cáctrường trên địa bàn Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ được xét tuyển TS có hộkhẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại 3khu vực trên với mức điểm thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm, nhưng phải học dự bị 6tháng sau khi trúng tuyển.
Các trường ngoài công lập vẫn phảituân thủ mức điểm sàn chung. Ông Ga thông tin Hiệp hội Các trườngĐH, CĐ ngoài công lập vừa đề nghị với Bộ xin được tuyển sinh riêng. Bộ GD-ĐT đãyêu cầu các trường xây dựng phương án nếu khả thi thì Bộ sẽ cho phép. Lúc đócác trường ngoài công lập có thể có điểm sàn riêng. Cũng theo Thứ trưởng Ga, từnăm nay khi luật Giáo dục ĐH có hiệu lực thi hành, tất cả các trường đều cóquyền thi tuyển sinh riêng. Tuy nhiên các trường phải có phương án trình BộGD-ĐT để Bộ xem xét trước khi triển khai.
Sẽ phát hành tài liệu Những điều cần biết trước ngày 11.3 Năm nay Bộ GD-ĐT vẫn chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục in ấn và phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ để TS làm căn cứ đăng ký dự thi. Bộ yêu cầu trước ngày 28/2, các trường phải hoàn thiện thông tin tuyển sinh và gửi dữ liệu về Bộ để in ấn sớm. Cuốn tài liệu này sẽ được xuất bản trước ngày TS đăng ký dự thi. Thời hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo hệ thống của sở GD-ĐT từ ngày 11/3 đến 11/4 và từ 12/4 đến 19/4 tại các trường tổ chức thi. |
Nguồn Thanhnien