Tượng gỗ dân gian có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, mang nhiều lớp ý nghĩa khác nhau, thể hiện quan niệm về sự sống, cái chết; là những hình ảnh vừa mộc mạc, quen thuộc vừa huyền ảo, đa dạng, nhiều sắc thái như: Mẹ cõng con, giã gạo, uống rượu cần, múa xoang, đánh trống, chiêng… phản ánh sự sinh động của cuộc sống, góp phần làm nên nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân Tây Nguyên.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên quen thuộc, gần gũi đa dạng, nhiều sắc thái.
Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm rằng, tượng gỗ phải gắn liền với nhà mồ và lễ bỏ mả. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, tượng gỗ dân gian đã được đưa vào cuộc sống. Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà-phê mang phong cách Tây Nguyên đều sử dụng tượng gỗ để trang trí, thông qua đó giới thiệu và quảng bá tới du khách về nét văn hóa riêng của người dân Tây Nguyên.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên quen thuộc, gần gũi đa dạng, nhiều sắc thái.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.