Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Sự kết tinh truyền thống, bản sắc độc đáo của dân tộc

10/04/2011 10:32

Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam...

ADQuảng cáo

Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặcbiệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tốtạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.Trải qua bao biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân giankhác đã phải chịu cảnh thăng trầm, nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn chiếmđược vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “cótổ, có tông” của con người được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thếhệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên đất mẹ hay mưu sinh, lập nghiệp nơiđất khách quê người. Đặc biệt, đây là hình thức tín ngưỡng có sức sống lâu bền,được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ buổi bình minh của lịch sử đến nayluôn thừa nhận.



Du khách tham quan Lăng Hùng Vương. Ảnh: Tư liệu

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tín ngưỡnggốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phầncột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục,tín ngưỡng khác. Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổtiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ quốc Tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củngcố bởi đức tin chung một cội nguồn. Tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháuHồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta vững vàngtrước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm.

Nghi thức tế tự của tín ngưỡng thờ cúngtổ tiên gồm ba bộ phận, thứ nhất là tế tự tại gia đình, thứ hai tế tự tại làngxóm (chủ yếu là tín ngưỡng thờ Thành hoàng) và thứ ba tế tự quốc gia. Trong hệthống ấy, với người Việt Nam tự bao đời nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởngnhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc. Từ truyền thuyết bào thai trămtrứng đến sự tích Hùng Vương, tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, ngườiViệt đã hình thành trong tâm thức của mình: Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ dựngnước, là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Ghi nhớ và tôn vinhcông lao dựng nước của Tổ tiên là một hành vi văn hóa, ý thức đạo đức và bổnphận của mỗi người. Từ trong gia đình đến gia tộc, hàng xóm láng giềng rồi mởrộng ra cả nước với quan niệm: Cùng chung dòng máu Tiên Rồng, cùng là con cháuLạc Hồng, nên người Việt luôn sống với nhau có nghĩa có tình, có thủy có chung,có trên có dưới, có xóm có làng, có sau có trước, có nước có nhà, có tổ cótông. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng đồng Việt Nam, làm nênsức mạnh cố kết cộng đồng, đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, giỗ Tổ Hùng Vương làngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có công sinh thành nòigiống; khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước. Đó là ngày giỗ trọng củangười Việt Nam.


Du khách thắp hương tưởngnhớ tổ tiên tại đền Hạ, Khu di tích Đền Hùng. Ảnh: Nguyễn Hải

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùngMười tháng Ba

ADQuảng cáo

Khắp miền truyền mãi câuca

Nước non vẫn nước nonnhà ngàn năm

Câu ca dao này là sự nhắc nhở tự giác vềý thức cội nguồn dân tộc, để mỗi con cháu Lạc Hồng, dù ở đâu, đi đâu, về đâucũng phải nhớ ngày giỗ Tổ mà tĩnh tâm, lắng lòng về chốn cố hương.

Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đờinay là biểu tượng đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đấtViệt. Đây là điểm hội tụ tâm linh, hội tụ bản sắc văn hóa và tinh thần đại đoànkết dân tộc. Từ thời phong kiến đến ngày nay, hàng năm, giỗ Tổ Hùng Vương đềuđược tổ chức với nghi lễ trang trọng.

Thể theo nhu cầu và nguyện vọng của đồngbào cả nước và theo sự phát triển của xã hội, Giỗ Tổ Hùng Vương ngày càng đượctổ chức quy mô lớn hơn.

Với đặc trưng “của dân, do dân, vì dân”,sự tham gia của Nhà nước trong việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn khôngphải là sự can thiệp để làm mất đi tính chất dân gian, tính cộng đồng có nềntảng từ văn hóa làng xã, mà để tạo điều kiện nâng cao tầm giá trị văn hóa, đạođức trong phạm vi quốc gia, dân tộc và thể hiện sâu sắc tính liên tục của quátrình dựng nước và giữ nước; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạosức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cácvua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Kế thừa và phát huy tinh thần đó, năm TânMão – 2011 này, giỗ Tổ Hùng Vương do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức với sựtham gia của các tỉnh: Tuyên Quang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ngãi và Đồng Thápđại diện cho ba miền: Bắc, Trung, Nam. Các hoạt động lễ hội Đền Hùng năm nayđược diễn ra trong một không gian mở rộng từ Đền Hùng về đến Ngã ba Hạc thànhphố Việt Trì và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh.

Nét mớicủa giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Tân Mão - 2011 tập trung chủ yếuvào các hoạt động phần lễ. Ban Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương của tỉnh đang xúc tiếncông tác chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương ĐứcQuốc Mẫu Âu Cơ trong Khu di tích Lịch sử Đền Hùng với những nghi thức trọng thểvà truyền thống, trong đó tại Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ tổ chức nghithức tế cổ truyền. Các hoạt động này cùng với Hội thảo quốc tế “Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương” với hơn 100 nhà khoa học quốc tế và trong nước tham dự; phụcdựng lại lễ hội truyền thuyết rước Vua Hùng về làng ăn tết; tổ chức Liên hoantiếng hát Làng Xoan là những hoạt động chủ yếu phục vụ công tác xây dựng hồ sơ“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đề nghị tổ chức UNESSCO công nhận là di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và hồ sơ “Hát Xoan Phú Thọ” đề nghịcông nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. 

Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức,văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy góp phần bồiđắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xâydựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới. Không gì khác, chính từnhững giá trị đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước baobiến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

(Theo Báo Phú Thọ)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Sự kết tinh truyền thống, bản sắc độc đáo của dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO