Trượt patanh trên phần đường xe chạy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Trượt patanh không được coi là phương tiện tham gia giao thông. Trượt patanh trên phần đường xe chạy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Có được sử dụng trượt patanh để tham gia giao thông không?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên, trượt patanh không được coi là phương tiện tham gia giao thông, theo đó không được sử dụng trượt patanh khi tham gia giao thông.
![Trượt patanh trên phần đường xe chạy bị phạt bao nhiêu tiền](https://daknong.1cdn.vn/2025/02/12/truot-patanh-tren-phan-duong-xe-chay-bi-phat-bao-nhieu-tien.png)
Trượt patanh trên phần đường xe chạy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
...
Như vậy, đối với hành vi trượt patanh trên phần đường xe chạy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 250.000.000 đồng.