Trong những năm gần đây, người dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ nhiều diện tích cây trồng khác hoặc lấn chiếm đất rừng để trồng cao su. Ðiều này để lại những hậu quả khó lường do việc trồng không theo quy hoạch nên vườn cây kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hại đối với nông dân mà còn khiến cho ngành Nông nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức...
Trong những năm gần đây, người dânnhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ nhiều diện tích cây trồng khác hoặc lấnchiếm đất rừng để trồng cao su. Ðiều này để lại những hậu quả khó lường do việctrồng không theo quy hoạch nên vườn cây kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hạiđối với nông dân mà còn khiến cho ngành Nông nghiệp phải đối mặt với nhiềuthách thức.
Theo báo cáo của Sở Nôngnghiệp - PTNT thì từ năm 2011 đến nay, toàntỉnh đã trồng mới trên 3.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su của tỉnh lêntrên 26.000 ha; tập trung tại các huyện Ðắk R’lấp, Tuy Ðức, Ðắk Mil, Chư Jút…
Cao su trồng trên đất đồi, đá, chậmphát triển, năng suất thấp. Ảnh: Ngọc Tâm |
Tại huyện Chư Jút, tổng diện tíchcao su đã có tới trên 3.130 ha. Phần lớn diện tích mới này đều được người dânchuyển đổi từ các rẫy cà phê, điều và vườn cây ăn quả, tập trung trên diện tíchlớn hàng chục héc ta tại các xã Ea Pô, Ðắk D'rông, Nam Dong… Cá biệt, tại xã ÐắkD'rông, có không ít hộ trồng cao su ngay trên đất lúa một vụ hoặc đất pha cátbạc trắng… khiến vườn cao su mặc dù đã đến năm thứ 5 nhưng phát triển rất còicọc. Ðiển hình nhất là ở ven công trình hồ chứa nước Ea Diêr, xã Ðắk D'rông,nhiều diện tích đất ngập nước vào mùa mưa, sau khi cải tạo lại để trồng hoamàu, bà con nơi đây cũng không ngần ngại trồng cao su. Vì thế, cao su xuốnggiống xong không chết vì úng nước thì cũng khó phát triển bình thường được. ÔngHoàng Văn Siu ở thôn 15, xã Ðắk D'rông cho biết: “Tuy đất đai ở đây không thiếunước tưới nhưng do không phù hợp với cây cà phê, cây điều nên bà con trong vùngchọn cây cao su để trồng. Nhưng, hơn chục năm nay, các hộ trồng cao su nơi đâychưa thấy được giọt mủ cao su do mình trồng. Vì cây cao su không lớn được”.Hiện gia đình ông Siu đang canh tác 2 ha cao su. Nhận thấy tình thế trồng caosu không khả quan nên ông đã nhiều lần thông báo sang nhượng lại, nhưng vẫnkhông thấy ai đến mua.
Còn tại xã Thuận Hạnh (Ðắk Song),gia đình ông Nguyễn Văn Hòa cũng trồng trên 6 ha cao su, nhưng do đất đồi dốc,lại có độ cao quá lớn nên khi vườn cao su đi vào kinh doanh đã phát sinh nhiều dịchbệnh và không cho mủ. Theo ông Hòa thì lâu nay, gia đình ông cũng trồng cà phê,hoa màu nhưng việc đầu tư chăm bón cho các loại cây trồng này rất vất vả mànăng suất lại thấp nên năm nào cũng thua lỗ. Trong khi đó, nhận thấy cây cao suở nhiều nơi trồng cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với người trồng cà phê nêngia đình ông và nhiều hộ dân trong xã đã chuyển đổi sang trồng cao su với mongmuốn có lợi nhuận cao, ít rủi ro về sâu bệnh. Tương tự, tại huyện Ðắk Rlấp,người dân ở các xã Nhân Ðạo, Ðạo Nghĩa, Nghĩa Thắng… lâu nay cũng đang “nóng”lên với phong trào trồng cao su tiểu điền. Bà Nguyễn Thị Sắc ở xã Ðạo Nghĩa chohay: “Gia đình tôi có 4 ha cao su. Nếu như mọi năm trước, giá bán cao su ổnđịnh ở mức 30.000 đồng/kg thì hy vọng với 4 ha cao su kinh doanh gia đình tôicó thu nhập 200-220 triệu đồng lợi nhuận mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay, giá mủtrên thị trường chỉ còn 16.000 đồng/kg mủ tươi nên tôi cũng rất lo lắng. Nếugiá mủ cứ trượt dốc thì gia đình tôi sẽ bị thua lỗ”.
Việc trồng cao su tự phát, mang tínhphong trào như hiện nay đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn những nguy cơđáng lo ngại. Bên cạnh việc phá rừng lấy đất để trồng các loại cây ngắn ngày,nhiều hộ có rẫy gần rừng cũng đang lấn chiếm đất rừng để trồng cao su. Tại cácxã Ðắk R'măng, Quảng Hòa, Quảng Sơn (Ðắk Glong), Ðắk Ngo, Quảng Tín, Ðắk Búk So(Tuy Ðức)… nhiều hộ dân khi nghe thông tin về việc quy hoạch dự án trồng, bảovệ và chăm sóc rừng trên địa bàn, do tỉnh cho các công ty thuê đất thì ngườidân nơi đây đã đổ xô đưa các loại cây giống vào đất dự án trồng để lấn chiếmđất. Nhiều diện tích rừng tại huyện Ðắk Glong, Tuy Ðức đang đứng trước nguy cơbị xóa sổ do để lấy đất canh tác loại cây này. Ðiều đó đang gây khó khăn chocác cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và nhất là những chủ rừng đượcgiao bảo vệ, quản lý.
Thực trạng trên cũng đang gây ranhiều áp lực đối với ngành Nông nghiệp tỉnh. Người dân đã không quan tâm đếnquy hoạch của ngành Nông nghiệp khi phá bỏ nhiều diện tích cây trồng lâu nămkhác để trồng cao su tiểu điền, chứ đừng nói đến chuyện nghiên cứu lấy mẫu đấtkiểm tra xem có phù hợp với cây cao su. Do đó, nhiều diện tích cao su của bàcon được trồng trên những vùng đất không phù hợp, tầng đất mỏng, độ dốc cao, độlạnh, khô hạn lớn… Trong những năm gần đây, khi bước vào vụ trồng mới cao su,do khan hiếm cây giống nên nhiều hộ đã đánh liều mua cả những loại cây không rõnguồn gốc, trôi nổi trên thị trường để trồng, cộng với thiếu kỹ thuật trồng,chăm sóc nên cây kém phát triển, còi cọc.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnhthì để việc trồng cao su đem lại hiệu quả cao, trước hết người dân cần nắm vữngkỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ hợp lý, tránh tình trạng trồng ồ ạt,thiếu sự quy hoạch mà phá bỏ những diện tích cây trồng khác đang cho lợi nhuận.Trong khi việc đầu tư chăm sóc khá tốn kém trong khoảng 4-6 năm đầu, chưa kểgiá mủ cao su trên thị trường hiện nay biến động khó lường và có xu hướng giảmkhá mạnh nên bà con phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào loại cây này.
Văn Tâm