Trình tự kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an từ 01/01/2025

Công Tuấn| 24/12/2024 16:30

Bộ Công an ban hành Thông tư số 82/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 quy định về chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. Trong đó, Thông tư quy định cụ thể về trình tự kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; phương pháp kiểm định xe; nội dung kiểm tra và yêu cầu kỹ thuật. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/01/2025.

Trình tự kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe

Theo đó, về trình tự kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, Điều 24 Thông tư quy định như sau:

1. Trước khi hết hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị quản lý, sử dụng xe có trách nhiệm đưa xe đến kiểm định tại cơ quan kiểm định xe quy định tại Điều 29 Thông tư này, không được kiểm định xe tại các đơn vị đăng kiểm xe ngoài ngành Công an (trừ trường hợp có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an). Trường hợp do yêu cầu công tác, xe phải hoạt động dài ngày ở địa phương khác, khi đến hạn kiểm định thì đơn vị quản lý, sử dụng xe đưa xe đến cơ quan kiểm định gần nhất theo quy định tại Điều 29 Thông tư này, nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này để thực hiện kiểm định.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xe kiểm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này, nếu hợp lệ thì nhập dữ liệu xe vào phần mềm Quản lý đăng kiểm xe ô tô và đề nghị đơn vị quản lý, sử dụng xe đưa xe đến vị trí để kiểm định.

Trường hợp xe sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu mới đến 03 năm (kể từ năm sản xuất) thì được miễn kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu và được cơ quan kiểm định cấp Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết gọn là Sổ kiểm định), Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định sau khi được cấp đăng ký, biển số xe.

3. Cán bộ kiểm định xe thực hiện kiểm tra các hạng mục theo quy định tại Điều 26 Thông tư này và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, phương pháp kiểm định theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. Sau mỗi hạng mục kiểm tra, cán bộ kiểm định xe phải đánh giá kết quả kiểm định của từng hạng mục, ký kết luận "đạt" hoặc "không đạt" trong Phiếu kiểm định theo Mẫu KĐ24 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết thúc việc kiểm định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tổng hợp kết quả kiểm định tại các hạng mục, hoàn chỉnh các nội dung trong phần mềm Quản lý đăng kiểm xe ô tô, in, ký vào Phiếu kiểm định, đồng thời yêu cầu người lái xe ký vào Phiếu kiểm định.

4. Trường hợp xe kiểm định đạt yêu cầu, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo trình tự sau:
a) Điền các thông tin của chủ xe, xe vào Sổ kiểm định đối với trường hợp cấp Sổ kiểm định lần đầu;
b) In Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định phải có cùng một số seri;
c) Hoàn chỉnh hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận kiểm định, Sổ kiểm định (đối với trường hợp cấp, cấp đổi sổ kiểm định), đóng dấu treo vào góc phía trên, bên trái Tem kiểm định.

5. Trường hợp xe kiểm định không đạt yêu cầu, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thông báo các hạng mục kiểm tra không đạt trong Phiếu kiểm định và yêu cầu đơn vị quản lý, sử dụng đưa xe đi sửa chữa, khắc phục trước khi cơ quan kiểm định thực hiện kiểm định lại. Việc kiểm định lại được thực hiện như sau:
a) Xe thực hiện kiểm định lại trong ngày thì cơ quan kiểm định xe chỉ kiểm tra các hạng mục không đạt yêu cầu;
b) Xe thực hiện kiểm định lại vào ngày khác thì cơ quan kiểm định xe tổ chức kiểm tra xe theo quy định tại Điều 26 Thông tư này. Thủ tục đề nghị kiểm định lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này.

Tem kiểm định xe.
Tem kiểm định xe.


6. Trả kết quả, lưu trữ hồ sơ
a) Xe kiểm định đạt yêu cầu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thu lệ phí kiểm định xe (nếu có) và trả Sổ kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định cho người lái xe, cán bộ kiểm định xe thực hiện dán Tem kiểm định hoặc hướng dẫn người lái xe (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) dán Tem kiểm định vào góc trên, bên phải mặt trong kính chắn gió phía trước của xe. Trường hợp các đơn vị nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp biển số nghiệp vụ, trong khi làm nhiệm vụ có yêu cầu đảm bảo bí mật thì không phải dán Tem kiểm định;
b) Hồ sơ kiểm định xe lưu tại cơ quan kiểm định gồm: Biên bản kiểm tra lập Sổ kiểm định, Phiếu kiểm định và Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý, sử dụng xe (lần kiểm định xe gần nhất), Sổ kiểm định cũ (đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Sổ kiểm định), Biên bản họp đơn vị (trường hợp mất Sổ kiểm định, Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định). Việc số hóa hồ sơ được triển khai thực hiện khi đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật.

Kiểm định xe bằng phương pháp cơ giới, bán cơ giới

Về phương pháp kiểm định xe, Điều 25 Thông tư quy định cụ thể như sau:

1. Thực hiện trên dây chuyền kiểm định hoặc bằng thiết bị, phương tiện kiểm định di động (sau đây gọi là phương pháp cơ giới). Cơ quan kiểm định xe đã được trang cấp dây chuyền kiểm định, thiết bị, phương tiện kiểm định di động phải thực hiện kiểm định bằng phương pháp cơ giới. Trường hợp thiết bị kiểm tra trên dây chuyền kiểm định bị hỏng thì hạng mục kiểm tra bằng thiết bị được chuyển sang kiểm tra bằng phương pháp bán cơ giới theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thực hiện kiểm định bằng dụng cụ chuyên dụng kết hợp với quan sát, đo đạc, trực tiếp vận hành, điều khiển xe (sau đây gọi là phương pháp bán cơ giới). Cơ quan kiểm định xe chưa được trang cấp dây chuyền kiểm định hoặc đối với xe máy chuyên dùng, xe đặc chủng, xe quá khổ, quá tải hoặc ở địa bàn vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đưa xe tới cơ quan kiểm định xe hoặc trường hợp dây chuyền kiểm định, thiết bị, phương tiện kiểm định di động bị hỏng không thể khắc phục được ngay hoặc do sự cố mất điện không vận hành được dây chuyền kiểm định thì thực hiện kiểm định xe bằng phương pháp bán cơ giới.

Nội dung kiểm tra và yêu cầu kỹ thuật

Bên cạnh đó, Điều 36 Thông tư quy định nội dung kiểm tra và yêu cầu kỹ thuật, như sau:

Các hạng mục kiểm tra: Kiểm tra tổng quát xe; Kiểm tra phần trên và bên ngoài xe; Kiểm tra bên trong buồng lái, khoang chở khách; Kiểm tra phần gầm xe;  Kiểm tra các chỉ tiêu bảo vệ môi trường; Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh, lái; Đối với xe tập lái, xe sát hạch phải kiểm tra thêm hệ thống phanh phụ và các thiết bị an toàn phụ trợ của xe theo quy định về yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh, thiết bị an toàn chính của xe; Đối với xe máy chuyên dùng phải kiểm tra thêm hoạt động của các hệ thống, thiết bị chuyên dùng theo quy định của hồ sơ kỹ thuật.

Nội dung kiểm tra và yêu cầu kỹ thuật khi kiểm định xe được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/trinh-tu-cap-chung-nhan-chat-luong-doi-voi-xe-co-gioi-xe-may-chuyen-dung-thuoc-pham-vi-quan-ly-cua-bo-cong-an-d1-t1593.html

Theo bocongan.gov.vn
https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/trinh-tu-kiem-dinh-an-toan-ky-thuat-va-bao-ve-moi-truong-cua-xe-thuoc-pham-vi-quan-ly-cua-bo-cong-an-tu-01012025-d1-t1618.html
Copy Link
https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/trinh-tu-kiem-dinh-an-toan-ky-thuat-va-bao-ve-moi-truong-cua-xe-thuoc-pham-vi-quan-ly-cua-bo-cong-an-tu-01012025-d1-t1618.html
x
    Nổi bật
        Mới nhất
        Trình tự kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an từ 01/01/2025
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO