Ông Đặng Văn Bé ở phường Nghĩa Trung (GiaNghĩa) là một trong những hộ nuôi giống gà này cho biết: “Tôi mua gà giống từCông ty Cổ phần dinh dưỡng thú y Tây Nguyên ở Đắk Song với giá 12.000 đồng/con.Sau 3 tháng nuôi, trung bình mỗi con nặng trên 2kg, trong đó nhiều con trốngnặng khoảng 3 kg. Điều mà tôi hài lòng là giống gà này rất khỏe, ít dịch bệnh,trong quá trình nuôi trung bình mỗi con tiêu thụ hết khoảng 7 kg thức ăn. Vìthức ăn tôi tận dụng và tự chế biến từ ngô, sắn, cá phế phẩm nên tổng số tiềnmua thức ăn và tiền công mỗi con chỉ hết khoảng 50.000 đồng, khi bán thu về lợinhuận cũng khá cao”. Theo tính toán của ông Bé thì chỉ sau 3 tháng đầu tư chănnuôi, mỗi con gà mía lai đã đem lại lợi nhuận khoảng 50.000 đồng. Hiện ông cóđàn gà đến 3.600 con đang xuất chuồng, giá bán cho công ty từ 55.000-60.000đồng/kg. Sau lứa nuôi đầu tiên thấy thuận lợi và có lợi nhuận cao nên ông Béđang dự định sẽ mở rộng qui mô và hàng tháng xuất khoảng 5.000 con. Ngoài ra,ông cũng sẽ thu mua nông sản để chế biến thức ăn phục vụ cho gà, đồng thời tìmhiểu kĩ thuật và áp dụng nuôi gà đẻ trứng vừa đem bán và cho ấp để nhân giống.Tương tự, gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng được Côngty Cổ phần dinh dưỡng thú y Tây Nguyên triển khai mô hình điểm nuôi gà mía lai.Ông Dũng cho biết: “Sau khi nuôi thí điểm 500 con, tôi thấy giống gà mía lairất phù hợp với điều kiện của gia đình. Hiện nay, tôi đã mạnh dạn phát triểnđàn gà lên 2.500 con và đến nay đàn gà đã được gần 1 tháng tuổi, phát triểntốt. Tôi dự kiến lứa gà này sẽ xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán và nếu giá cảổn định như bây giờ thì sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho gia đình. Thấy tôinuôi thành công, một số hộ ở trong xã cũng đến học hỏi và đang triển khainuôi”.
Mô hình nuôigà của gia đình ông Đặng Văn Bé |
Ông Nguyễn Văn Hạnh, cán bộ của Công tyCổ phần dinh dưỡng thú y Tây Nguyên cho biết: “Giống gà mía lai này có nguồngốc từ Bắc Giang. Trong thời gian qua, công ty đã đưa về và triển khai nuôi ởtỉnh ta trong năm nay. Đến nay, công ty đã phối hợp triển khai được cho 30 hộnuôi với 33.000 con gà giống, trong đó tập trung nhiều ở Đắk Song, Gia Nghĩa,Đắk Mil, Krông Nô. Sau khi triển khai cho một số hộ nông dân thí điểm nuôi ởĐắk Nông, các hộ đều đánh giá gà mía lai khá dễ nuôi, thích ứng tốt với điềukiện khí hậu ở Tây Nguyên và mang lại hiệu quả kinh tế nổi trội so với nhiềugiống gà lai khác. Hiện nay, công ty cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ cácnông trại ở các huyện trong tỉnh, số hộ mua giống nuôi nhỏ lẻ cũng tăng lên.Trên thị trường, gà mía lai được ưa chuộng vì ngon, chất lượng thịt đạt từ70-90% so với gà ta nên giá bán cao hơn so với nhiều loại gà lai khác. Vào thờiđiểm đắt, tại Hà Nội, giá bán gà thịt lên tới 80.000 đồng/kg, Sài Gòn: 65.000đồng/kg. Những hộ mua con giống của công ty nhận bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kĩthuật nuôi nên bà con yên tâm đầu tư, mở rộng qui mô”.
Qua các mô hình cho thấy, nuôi gà míalai, người dân có thể hoàn toàn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc kết hợpgiữa cho ăn thức ăn công nghiệp và thả vườn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao.Đặc biệt, giống gà này càng thả vườn, rẫy thì thịt càng ngon và vẫn mạnh khỏe,chống chịu tốt với nhiều loại bệnh. Từ những ưu điểm nổi trội của gà mía laicho thấy, nông dân có thể tận dụng đất đai rộng từ vườn, rẫy để nuôi gà, chiphí đầu tư cũng không cao và tận dụng được công lao động nông nhàn. Bên cạnhđó, nhiều vùng quê của tỉnh ta, nông dân trồng nhiều ngô, khoai, sắn, lúa… nênviệc kết hợp chế biến làm thức ăn cho gà là rất thuận lợi, giảm đáng kể chi phívà đây chính là lợi thế để nông dân chọn nuôi gà mía lai để phát triển kinh tếhộ.
Bài, ảnh:Thanh Nga