Chiều 20/9, tại Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồnDi tích Cố đô Huế phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm thư tịch với chủ đề"Bút phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn" (1802- 1945).
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổKỷ niệm 20 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sảnVăn hóa Thế giới và kỷ niệm 90 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Triển lãm đã lựa chọn, trưng bày gồm trên 150 tài liệu qua 10 triều đại nhà vuaGia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, DuyTân, Khải Định, Bảo Đại.
Đây là những văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan chính quyền từtrung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua Hoàng đế "ngự lãm,""ngự phê" bằng mực son để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết những vấnđề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Các loại văn bản trên Châu bản triều Nguyễn bao gồm dụ, chiếu, chỉ, thân, bảnkê, tấu, sớ, bản dịch văn bản ngoại giao và các dạng công văn khác; được xemnhư là kho lưu trữ tài liệu văn thư hành chính của vương triều Nguyễn.
Theo tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Ditích Cố đô Huế, Bút phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn với cáchình thức phản ánh nội dung như một nét son được chấm lên đầu văn bản hoặc mộtvấn đề thể hiện sự đồng ý của nhà vua; một đoạn, một câu hay một vài chữ dođích thân nhà vua viết thể hiện quan điểm hoặc cho ý kiến chỉ đạo; một vòng sonđược nhà vua khuyên lên điều khoản, tên người hoặc vấn đề được nhà vua chấpthuận; nét son được phẩy lên tên người hoặc vấn đề nào đó thể hiện sự lựa chọnhoặc không chấp thuận của nhà vua; nét son được gạch sổ trực tiếp lên những chỗcần sửa chữa hoặc không được chấp thuận; các chữ, câu, đoạn viết bên cạnh nhữngchữ đã sổ bỏ nhằm sửa lại hoặc thể hiện quan điểm của nhà vua.
Tất cả những điều đó góp phần tìm hiểu chế độ văn thư triều Nguyễn nói riêngcũng như văn hóa lịch sử, mỹ thuật nói chung.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên chúng ta có cơ hội biết đến chữ viết của 10vị hoàng đế triều Nguyễn trong cùng một chủ đề; đặc biệt của một số vị hoàng đếnhư Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại...
Nguồn TTXVN