Vài chục năm lại đây, số đầu sáchvăn học sáng tác về đề tài lịch sử từ chỗ rất thưa vắng nay đã phong phú hơnnhiều. Nhưng, so với các đề tài khác, đề tài văn học viết về lịch sử còn hơiít, nếu không nói là quá ít, vì sao?
Sự lệch chuẩn trong sáng tác và thẩm định
Tuy với số lượng ít nhưng sóng giótừ mảng văn học này không hề nhỏ. Bắt đầu từ năm 1989, với hiện tượng cáctruyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, rồi gần đây là truyện ngắn “Dị hương”của nhà văn Sương Nguyệt Minh, tiểu thuyết “Hội thề” của nhà văn Nguyễn QuangThân (những tác phẩm đã được giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam), ngoàira còn phải kể đến tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng MinhTường..., đều là những cuốn sách được dư luận chú ý nhiều với những đánh giákhác nhau.
Trong công văn của Hội đồng Lý luận,phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương có đoạn tỏ ra băn khoăn: “Mấy năm gầnđây, nhiều văn nghệ sĩ quan tâm đến đề tài lịch sử với cách tiếp cận và thểhiện khác nhau, nhất là biên độ hư cấu. Nhiều văn nghệ sĩ và công chúng bănkhoăn trước những câu hỏi: “Ðâu là hư cấu, đâu là hiện thực”, “Ðâu là lịch sử,đâu là nghệ thuật?”... Thậm chí không ít công chúng bức xúc khi thấy qua một sốtác phẩm văn học, nghệ thuật, các vị anh hùng lịch sử vốn được cả dân tộc tônvinh, đã bị xuyên tạc, bôi nhọ...”. Những vấn đề ấy, nhất là mối quan hệ giữavăn học viết về lịch sử và lịch sử, trong đó có giới hạn hư cấu, tức biên độ hưcấu tới mức nào, liều lượng ra sao; hay phản ứng của công chúng về sự xúc phạmđến các nhân vật lịch sử đáng tôn kính đã được lịch sử khẳng định, v.v. đều cầnđược giải quyết một cách thỏa đáng.
Và nếu như cơ sở nhận thức của nhàvăn về lịch sử đã đúng đắn, khoa học, thì trong các tác phẩm văn học viết vềlịch sử của họ không thể phản lịch sử, phản khoa học. Ở đây, vấn đề đặt ra làkhông phải lịch sử có cái gì, nhà văn cứ phải nhất nhất tuân theo. Lịch sử đượcghi chép lại các sự kiện thông qua các sử gia. Các nhà nghiên cứu lịch sử phảilấy đó làm điểm tựa, còn các nhà văn chỉ coi nó là những thông tin để tham chiếu.Ðôi khi nhà văn không đặt niềm tin tuyệt đối vào nó, bởi nhà văn là người giảimã lịch sử chứ không là kẻ nô lệ của lịch sử. Do đó biên độ hư cấu của nhà vănlà không giới hạn, bởi thuộc tính của tiểu thuyết là hư cấu, tiểu thuyết lịchsử cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hư cấu trong các tác phẩm văn học kểcả các tác phẩm đương đại và tác phẩm viết về lịch sử đều phải đạt tới giá trịchân thực của cuộc sống, chứ không cho phép sự tùy tiện, áp đặt theo dụng ý củangười viết.
Thành nhà Hồ. Ảnh: Thương Hà |
Ðể có tác phẩm văn học về đề tài lịch sử
Về vai trò của lịch sử, một sử giangười Pháp đã từng nói: “Lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ýthức dân tộc nào đứng vững được”. Quả thật, trong một thời gian khá dài, ta đãxem nhẹ vai trò của lịch sử một cách đáng kinh ngạc.
Ðể có được một cái gì đó ghi vàochính sử, các thế hệ cha ông ta đã đổ ra không biết bao nhiêu xương máu. Và cáigì để lại cho con cháu đời sau, thuần là những kinh nghiệm sáng giá và trí khônminh triết. Ngô Quyền làm thế nào đánh tan được 20 vạn quân Nam Hán do thái tửLưu Hoằng Thao cầm đầu? Nhà Lý trăn trở xây dựng cơ sở cho nền văn hiến trườngtồn, mở ra một thời kỳ mới cho nền văn minh Ðại Việt! Nhà Trần đất chật ngườiít mà ba lần toàn thắng đế quốc Mông - Nguyên, một đế quốc khổng lồ có sức mạnhkinh thiên động địa đã chinh phục gần hết châu Á, quá nửa châu Âu. Các nước nhưNga, Trung Hoa đều quỵ ngã và chịu dưới ách thống trị của chúng... Kinh nghiệmdựng nước và giữ nước của tiền nhân như vậy, chẳng phải là một kho trí tuệ vôtận cho chúng ta thừa hưởng sao? Nếu ta biết khai thác một cách thông minh từtrong lịch sử dân tộc, sẽ đem lại cho ta trí khôn và sức mạnh nhân lên nhiềulần so với cái ta hiện có.
Song, muốn biến lịch sử thành tàisản, thành sức mạnh của dân tộc thì toàn dân phải có nhận thức đúng đắn về vaitrò của lịch sử. Và ai có thể làm chuyển biến được nhận thức của cả một dântộc? Nhà nước! Chỉ có Nhà nước và các chính sách đúng đắn, hợp lòng dân mới cókhả năng làm thay đổi nhận thức của cả dân tộc. Và như vậy thì nhiều ngành phảivào cuộc. Trước hết là ngành giáo dục. Phải biên soạn chương trình sao cho dễhọc, dễ nhớ. Phải bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho giáo viên và huấn luyện chohọ nghệ thuật truyền đạt sao cho hấp dẫn. Và cùng đó, phải “văn chương hóa lịchsử” bằng tiểu thuyết và các tác phẩm văn học khác. Việc này Hội Nhà văn phảivào cuộc với trách nhiệm khá nặng nề. Rồi ngành Văn hóa, ngành Thông tin truyềnthông phải nhập cuộc. Trên cơ sở của các tác phẩm văn học, các ngành nghệ thuậtkhác như sân khấu, điện ảnh phải biến nó thành tác phẩm của ngành mình. Tấtnhiên, Viện Khoa học lịch sử và Hội Khoa học lịch sử cũng không thể đứng ngoàicuộc. Và hơn hết, lý luận, phê bình phải đi trước một bước.
B.N (th)