Các ông, bà Trịnh Hải Sơn, Trưởng Tiểu ban CVĐC Việt Nam; Phạm Thị Thanh Bình, Phó Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Ban quản lý CVĐCTC UNESCO Đắk Nông; đại diện lãnh đạo các CVĐC: Cao Bằng, Đắk Nông, Hà Giang, Lạng Sơn tham dự.
Bà Phạm Thị Thanh Bình, Phó Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nêu lên một số kết quả nổi bật trong năm 2022 |
Năm 2022, Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Việt Nam cùng với các CVĐC thành viên tham dự các hoạt động và sự kiện do Mạng lưới CVĐCTC UNESCO và mạng lưới CVĐCTC khu vực châu Á Thái Bình Dương phát động, tổ chức để tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các CVĐCTC. Mạng lưới CVĐC Việt Nam đã và đang làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình danh hiệu, di sản UNESCO. Công tác phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận di sản, bảo tồn và quản lý di sản; báo cáo định kỳ, tái thẩm định khu di sản theo quy định UNESCO được chú trọng. Tiểu ban tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý di sản thế giới tại Việt Nam, đặc biệt, phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị ISV20 và Hội thảo “15 phát triển CVĐC ở Việt Nam”.
Năm 2022, Tiểu ban đã phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị ISV20 và Hội thảo “15 phát triển CVĐC ở Việt Nam” |
Thời gian tới, Tiểu ban tiếp tục quan tâm, hướng dẫn các địa phương trong quản lý, bảo tồn các điểm di sản trong vùng CVĐC theo tiêu chí của UNESCO. Phương án thu phí tham quan được xây dựng, để có nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động bảo tồn di sản địa chất, bảo vệ môi trường, tăng cường sinh kế cho người dân trong vùng CVĐC. Tiểu ban hỗ trợ Đề án “Khoanh vùng và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong vùng CVĐCTC UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”; phối hợp với nhóm chuyên gia tư vấn khảo sát, lựa chọn điểm và vận hành tuyến du lịch thứ 4 trong vùng CVĐCTC UNESCO Đắk Nông...