Giải trí

Tổng hợp các bài văn mẫu nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Hùng Cường 06/03/2024 17:10

Tuyển tập các bài văn nghị luận xã hội lớp 12 gồm nhiều đề thi nghị luận xã hội hay và bài làm tham khảo. Tài liệu được sưu tầm và đăng tải, với hy vọng các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

ADQuảng cáo
den-va-xanh-duong-dam-chuyen-nghiep-de-xuat-nganh-cong-nghiep-thuc-pham-ban-thuyet-trinh-su-menh-va-muc-tieu-5-.jpg

Đề 1: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người.

Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người.

Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có li tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thỉ không có cuộc sống”.

Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sông quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với lí tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.

Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống”.

Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kiến định, khác nào ké đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu, về bến bờ nào. Những kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hay dao động vì sống không có mục đích, không có lí tưởng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước, không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sông thừa, sống mòn.

Nêu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao dộng, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chú yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.

Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị băng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến công hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sau có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm, lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”.

Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu nói ấy cho đến nay vần mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta.

Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chung ta kiến thức, kĩ năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ hết chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lí tường và sống có lí tưởng.

Lí tưởng là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của ông.

Khi ta đã say mùi hương chân lí. Tương lai đó, trước mặt ta biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!

Đề 2: Anh/Chị hãy nêu suy nghĩ về câu "Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý".

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh được thượng đế định sẵn được mang tên là số phận. Con người luôn tự hỏi làm sao để hoàn thành tốt sứ mệnh đó trong kiếp phù dung ấy, làm sao để họ có một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn? Có lẽ câu trả lời ở ngay trước mắt ta thôi: "Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý".

Ta biết rằng tạo hóa luôn có sự quân bình, vạn vật đều có một sự sống, giống như con người được sinh ra và họ tự chọn một cuộc sống cho riêng mình. Có người muốn cuộc sống giàu sang, có người muốn một cuộc sống đầy những phiêu lưu và có người lại chỉ muốn sống một cuộc sống vị tha, lương thiên, một cuộc sống giản dị mà đáng quý. Vì sao người ta lại nói rằng sống vì người khác là một cuộc sống đáng quý? Bởi lẽ, trong sâu thẳm mỗi con người đều có một chữ thiện, chữ thiện dẫn dắt chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, khiến ta biết yêu thương đồng loại, sẻ chia và giúp đỡ những người khó khăn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người dù bị che mắt bởi những bức màn đen tốt thì cái thiện trong họ vẫn tồn tại mà không bị mất đi. Và lẽ dĩ nhiên, khi con người sống luôn vì người khác với đức hy sinh cao cả thì cuộc sống của họ luôn được xã hội trân trọng.

Ta vốn biết rằng, một quần thể xã hội được tạo nên bởi nhiều cá nhân, một các nhân không thể nào thay thế cho cả một tập thể. Mà một tập thể được gắn kết rất chặt chẽ giữa con người và con người. Khi một cá nhân gặp vấn đề nào đó, thì lẽ dĩ nhiên, cả quần thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mỗi chúng ta cứ sống vị kỷ, sống chỉ riêng bản thân mình thì mối liên kết chặt chẽ bao đời ấy sẽ bị tan rã tức khắc, xã hội sẽ trở nên rời rạc và kém phát triển hơn. Vả lại sống một cuộc sống vì người khác sẽ mang lại nhiều ích lợi cho bản thân và cả mọi người. vforum.vn Khi sống vì những người xung quanh, lương tâm của bản thân sẽ ngày càng được rèn luyện và trở nên trong sáng, dần dần sẽ tước bỏ những nhỏ nhen và ích kỉ tiềm tàng sâu trong nội tâm. Mang lại niềm vui cho người khác cũng chính là mang lại sự hạnh phúc và giá trị cho cuộc sống của mình. Đối với những người xung quanh, khi nhận được sự quan tâm sẽ chia một cách chân thành, họ sẽ giải quyết được những khó khăn trước mắt và có thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Chỉ khi ấy, xã hội mới trở nên tốt đẹp, bền vững và phát triển không ngừng.

Vậy chúng ta phải làm gì để có một cuộc sống đáng quý? Trước hết bản thân mỗi người hãy tự tu dưỡng đạo đức và tâm hồn của mình. Hướng cho tâm mình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: giúp đỡ một bà cụ qua đường, chỉ đường cho em nhỏ lạc đường, hãy nhặt những chiếc lon bỏ lại nơi công cộng để giúp cô lao công bớt đi phần nào mệt nhọc, chỉ vậy thôi, có lẽ cuộc sống của chúng ta đã trở nên ý nghĩa hơn từ những điều nhỏ nhất.

Ngược lại trong xã hội hiện nay có những kẻ luôn có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, những kẻ có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ. Những kẻ như vậy chúng ta cần phải lên án gay gắt và giải quyết triệt để hơn. Suy cho cùng, mỗi người nên có ý thức, tấm lòng và niềm tin, tin rằng khi ta sống vì người thì sẽ có người khác sống vì mình, chỉ khi ấy cuộc sống mới đáng quý, đáng được trân trọng.

Tóm lại, giá trị của cuộc sống mỗi người được tạo ra bởi nhiều cách khác nhau, mỗi cuộc sống là một sắc màu. Chỉ có bạn mới tạo ra những màu sắc tươi sáng cho chính cuộc sống của bạn.

Đề 3: Hãy nêu suy nghĩ của mình về thói hay than vãn của một số người trong cuộc sống

Ít nhất chúng ta ai cũng có lần phải nghe sự than vãn của những người xung quanh về bản thân họ. Nhưng nếu điều đó lặp đi lặp lại bất kể khi nào, về bất kể điều gì; từ sức khỏe, công việc, thu nhập, bệnh tật, vợ/chồng, con cái, gia đình, người thân, hạnh phúc riêng… đến thậm chí là cái đứt tay, sứt chân họ cũng xem như điều không may mắn, thì đó chính là người mắc bệnh than vãn.

Người có thói hay than vãn luôn có suy nghĩ và lời nói TIÊU CỰC, lúc nào cũng cảm thấy bản thân không may mắn, thiếu thốn, khổ sở và không hạnh phúc! Thay vì suy nghĩ và nói những điều tích cực, truyền cảm hứng tích cực cho người xung quanh thì ngược lại, họ luôn than vãn và nói những điều Tiêu Cực. Họ cũng đọc hàng ngày, họ cũng Like những bài viết hay, những câu chuyện bổ ích… nhưng rất tiếc họ lại chẳng học được điều gì. Nếu có đặt vào tay họ một đống tiền thì họ cũng không thấy đủ, không thấy hạnh phúc, đơn giản vì họ sẽ mua ngay một thứ gì đó để thỏa mãn tức thời rồi sau đó họ nhìn ra xung quanh lại thấy người khác có thứ đồ đắt tiền hơn rồi thấy mình không hạnh phúc!

ADQuảng cáo

Thật đáng buồn khi những mẫu người như vậy xung quanh chúng ta không ít. Đôi khi họ còn là những người giàu có, có sức khỏe, nhưng khi hỏi thăm đến thì bao giờ chúng ta cũng được nghe họ than vãn. Có thể nói họ là những mẫu người chỉ hạnh phúc khi xin được nhiều, từ vật chất đến tình cảm!

Người mắc bệnh than vãn không thấy rằng không có gì là vẹn tròn cả, họ không hiểu rằng ai cũng có những nỗi buồn riêng, cũng có những thiếu thốn, khổ đau và bệnh tật, chỉ khác là người ta kiểm soát và vượt qua mọi khó khăn ấy như thế nào thì những người than vãn không thấy được, và họ cũng không muốn thấy và không muốn vượt qua! Với họ, than vãn dường như cho họ cảm giác hạnh phúc! Họ không biết rằng họ là những người may mắn, có đầy đủ sức khỏe, chân tay, trí não (nhưng thiếu tri thức, bảo thủ và không chịu học hỏi), trong khi không thiếu những người kém may mắn hơn họ rất nhiều thì người ta lại là những tấm gương vươn lên mãnh liệt, có tri thức rộng lớn, sức khỏe phi thường và một trái tim đầy nhiệt huyết cùng khả năng mạnh mẽ truyền cảm hứng tích cực đến mọi người xung quanh.

Những người luôn thái độ sống tích cực, có kiến thức sâu rộng và sức làm việc đáng nể. Họ chính là những người có sức truyền cảm mạnh mẽ tư duy tích cực đến với mọi người và khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống đầy khó khăn phức tạp này.

Dù chúng ta là người giàu lòng thương yêu, dễ cảm thông và chia sẻ, nhưng cứ mỗi lần gặp nhau, dù trên mạng hay ngoài đời sống thực mà cứ phải nghe những lời than vãn như vậy thì hỏi chúng ta có dễ chịu hay không, nhất là những chuyện chẳng có gì to tát, thậm chí chính họ không biết rằng người đang bị họ tra tấn cũng đang gặp phải những vấn đề phức tạp mà họ cũng đang phải tích cực giải quyết.

Hãy là người khôn ngoan, xem than vãn chỉ như một thứ gia vị nhỏ của cuộc sống để tìm sự động viên và chia sẻ từ những người thân quý thôi bạn. Cùng với trái tim chân thành, tôi mong chúc các bạn luôn có suy nghĩ và lời nói tích cực, truyền cảm hứng tốt đến mọi người xung quanh.

Đề 4: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến của M.Xixê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.

Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp một người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi".

Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.

Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

Đề 5: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".

Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 yêu cầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta không nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra "học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.

Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: Nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Đề 6: Hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến "Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh"

Mọi con đường ta đi chẳng thể nào rải đầy những bông hoa hồng hay cỏ dại thơm ngát, mà trên con đường đó sẽ có những nguy hiểm đang rình rập, chờ đợi bạn ở phía trước. Cuộc đời này cũng vậy, khi đất nước phát triển, cách sống của con người ngày càng đổi mới, những khó khăn trong cuộc sống cũng ngày càng nhiều. Để làm một con người trưởng thành thật sự thì không chỉ có những khó khăn mà có cả những sự cám dỗ, nguy hiểm đang đợi bạn ở trước và muốn vượt qua nó một cách dễ dàng thì bạn phải có bản lĩnh. Có ý kiến cho rằng: " Tuổi trẻ ngày nay cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn thử thách"

"Bản lĩnh" là có ý chí, quyết tâm, dám làm, dám suy nghĩ. Sống bản lĩnh chính là dám thể hiện khả năng, sở thích của mình, luôn tự tin trong cuộc sống. Bản lĩnh còn được định nghĩa theo nhiều quan điểm của nhiều người. Trong cuộc sống, bản lĩnh tạo nên những nét riêng của mỗi người và người sống có bản lĩnh luôn dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng đối với giới trẻ hiện nay khi sống trong thời buổi này.

Sống có bản lĩnh giúp ta đi đúng đường, đúng hướng đi. Nó giống như một hành trang tốt khi chúng ta bước ra cuộc đời. Một hướng đi tốt để ta chọn đúng đường tránh được những nguy hiểm, hành trang tốt để ta có đầy đủ những dụng cụ cần thiết để chuẩn bị bước tiếp mà không gặp phải khó khăn, thiếu hụt. Sống bản lĩnh đem lại cho ta nhiều trải nghiệm hay và hiểu biết rõ trong cuộc đời. Khi sống có bản lĩnh ta không chỉ nhận ra những điều quí giá đó mà còn được nhiều người xung quanh yêu mến, quan tâm. Xung quanh ta có rất nhiều những tấm gương tốt, những con người sống có bản lĩnh như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt Nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng Seagame29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì được tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao của cả nước. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn tồn tại những điểm xấu, những khuyết điểm. Có những người sống thiếu bản lĩnh. Cuộc sống của họ không được kiên định, sống không có định hướng trong tương lại, thiếu đi mục đích cá nhân, cuộc sống kiến họ cảm thấy cuộc đời nhàm chán và buồn tẻ. Thiếu đi bản lĩnh thì thật sự là một sai lầm. Khi gặp khó khăn thì bỏ cuộc, gặp ngại vật thì bỏ qua bởi vậy họ mới không nhận ra được sau những tảng đá cao ngất lại là một đồi hoa. Dễ dàng sa vào những điều tồi tệ, cuộc sống dễ dàng thay đổi, biến chất. Tuổi trẻ mà không có bản lĩnh hay bồng bột, suy nghĩ không chu đáo, kĩ càng không bao giờ có thể thành công được.

Khi là một học sinh, chúng ta phải biết loại bỏ những điểm sai, những tấm gương xấu. Biết sống có bản lĩnh để dễ dàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, vượt qua được những rào cản để bước tới một tương lai tươi sáng. Khi gặp những tấm gương xấu, biết rút ra cho mình những bài học và nên tránh xa những hành vi thói hư, tật xấu để trở thành những tấm gương, con người tốt, có ích cho xã hội, đất nước phát triển sau này.

Bản lĩnh là không phải là một tố chất có sắn mà nó còn phải có thời gian kiên trì, nỗ lực rèn luyện bản thân. Sống có bản lĩnh luôn đạt được nhiều điều hay trong cuộc sống, hãy trở thành người có bản lĩnh.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng hợp các bài văn mẫu nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO