TOÀN VĂN: Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

09/01/2024 12:54

Toàn văn Quyết định 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

___________

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hải Dương, quy mô 1.668,28 km2 gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện); 235 đơn vị hành chính cấp xã (47 phường, 178 xã và 10 thị trấn).

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh;

- Phía Nam: Giáp tỉnh Thái Bình;

- Phía Tây: Giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên;

- Phía Đông: Giáp thành phố Hải Phòng.

Tỉnh Hải Dương có tọa độ địa lý từ 20°41'10" đến 21°14'20" vĩ độ Bắc, 106°07'20" đến 106°36'35" kinh độ Đông.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN; CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân; thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan.

b) Tạo được sự bứt phá phát triển, trên nền tảng phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội, chủ động nắm bắt thời cơ thuận lợi, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển theo chiều sâu, trọng tâm phát triển một số ngành kinh tế chiến lược, có thế mạnh, hình thành các cực tăng trưởng, các vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bao trùm, sớm đưa Hải Dương trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút, liên kết, lan tỏa mạnh của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

c) Tổ chức không gian hợp lý, hài hòa, trong đó chú trọng yếu tố kết nối Hải Dương trong không gian phát triển chung, đóng góp tích cực vào chuỗi giá trị của vùng đồng bằng sông Hồng và các vành đai kinh tế trong khu vực. Xây dựng và quản lý đô thị xanh, thông minh, văn minh, hiện đại có bản sắc riêng biệt. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; mở rộng mạng lưới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các công trình giao thông quan trọng, có tính đột phá, các tuyến đường kết nối đến vùng kinh tế, khu công nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh mới, liên kết hiệu quả với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.

d) Đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, các giải pháp, sáng kiến chiến lược, hiệu quả cao trở thành nhân tố quan trọng để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh; nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn mô hình kinh tế mới, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thực hiện chuyển đổi số; quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) Phát triển toàn diện, tổng thể các lĩnh vực văn hóa xã hội văn minh, thân thiện, hài hòa; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, an sinh xã hội. Lấy con người làm trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế và văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, hợp tác cùng phát triển.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc trung ương.

b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm.

+ GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng.

+ Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 62,7%; dịch vụ chiếm 24,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,1%;

+ Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582 nghìn tỷ đồng.

- Về xã hội:

+ Quy mô dân số đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm;

+ Tỷ trọng lao động theo ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ sẽ đạt lần lượt là 14,5% - 53,0% - 32,5%;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%;

+ Tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 2%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm;

+ Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%;

+ Tỷ lệ số giường bệnh/10.000 dân là 40,5 giường bệnh (không tính các trạm y tế cấp xã); số bác sĩ/vạn dân đạt 15 bác sĩ;

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng trên 55%; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động phi nông nghiệp.

- Về bảo vệ môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng từ 5,2% đến 5,6%;

+ Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%;

+ 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; 100% nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Về kết cấu hạ tầng: phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nước… bảo đảm cho nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng xã hội.

- Về quốc phòng, an ninh: Tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương; thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

4. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển

a) Các nhiệm vụ trọng tâm

- Giải quyết hợp lý, hài hòa các mâu thuẫn, xung đột có tính chất liên ngành, liên tỉnh thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển và tích hợp các định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Thực hiện chuyển đổi số toàn diện, tổng thể vào các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh; lấy kinh tế số là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho các ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, logistics, y tế, giáo dục…; chú trọng hoạt động của các cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động.

- Ban hành các cơ chế chính sách, giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

- Huy động nguồn lực, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hạ tầng mang tính liên kết nội tỉnh và liên kết vùng nhanh, thuận lợi và hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số.

- Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và hướng tới cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển đô thị theo hướng xanh, hiện đại, thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

b) Các đột phá phát triển

- Tập trung phát triển năm trụ cột chính bao gồm: (i) Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; (ii) Dịch vụ chất lượng cao; (iii) Đô thị xanh, hiện đại, thông minh; (iv) Nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; (v) Bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng ba nền tảng hỗ trợ: (i) Văn hóa và con người xứ Đông - phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; (iii) Kinh tế số, khoa học công nghệ, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

- Hình thành bốn trục phát triển không gian: (i) Trục phát triển Bắc - Nam; (ii) Trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh; (iii) Trục phát triển Đông - Tây trung tâm tỉnh; (iv) Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH QUAN TRỌNG; PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

a) Phương hướng phát triển ngành công nghiệp

- Phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, bao gồm: (i) Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; (ii) Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; (iii) Tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; (iv) Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

- Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực:

+ Ngành cơ khí chế tạo: đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị và hàm lượng công nghệ cao như: kim loại chất lượng cao, kim loại màu phục vụ công nghiệp, sản xuất động cơ, sản phẩm cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, các loại máy xây dựng, máy móc công nghiệp, điện tử, tiến tới sản xuất ô tô điện, các máy móc công nghệ cao và robot…

+ Ngành điện, điện tử: đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn trong ngành thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử thông minh, tiến tới sản xuất các sản phẩm cảm biến và sản xuất vi mạch điện tử (chip) quy mô lớn.

+ Ngành chế biến nông, lâm, thủy sản: gia tăng, mở rộng chuỗi giá trị sản xuất, đẩy mạnh kết nối vùng nguyên liệu sản xuất rau, trái cây trong khu vực; phát triển các hoạt động chế biến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

+ Ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao: tập trung thu hút đầu tư các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao trên thế giới, trong đó ưu tiên ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử để tận dụng tiềm năng liên kết vùng hiện có và năng lực cung ứng nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp trong tỉnh. Chú trọng thu hút các doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm, phụ tùng, linh kiện, cụm linh kiện cao cấp, lắp ráp phụ trong ngành sản xuất xe có động cơ, máy móc công nghiệp, điện tử, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị ngoại vi, bo mạch, màn hình, thiết bị chuyên dụng cho ngành thiết bị điện tử, gia dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động các dự án hiện có trong lĩnh vực dệt may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, nước; công nghiệp môi trường, xử lý rác thải, nước thải.

- Phát triển công nghiệp theo 3 vùng: (i) Vùng công nghiệp động lực (lõi trung tâm) tại huyện Bình Giang, huyện Thanh Miện; (ii) Vùng công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng; (iii) Vùng công nghiệp nặng, chế biến nông lâm thủy sản và năng lượng sạch tại thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ và một phần huyện Ninh Giang.

b) Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

Phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng. Chú trọng phát triển ngành thương mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cụ thể như sau:

- Phát triển hệ thống thương mại đồng bộ, hiện đại. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hình ảnh của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Phát triển các dịch vụ chất lượng cao, gắn liền với phát triển đô thị và các khu công nghiệp; phát triển dịch vụ logistics để phát huy lợi thế kết nối trong vùng đồng bằng sông Hồng.

- Phát triển du lịch chuyên nghiệp hiện đại, sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn trong đó chú trọng du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các khu, điểm du lịch khác để hình thành các tuyến du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nội tỉnh và liên tỉnh.

c) Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các trụ cột chiến lược như sau:

- Trồng trọt: phát triển chuỗi giá trị trồng trọt, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Các sản phẩm chủ lực như lúa, rau màu, cây ăn quả...

- Chăn nuôi: phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Thủy sản: phát triển các loài thủy sản chủ lực, các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và dịch vụ hậu cần, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp theo 6 vùng: (i) Vùng canh tác rau vụ đông tại huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn; (ii) Vùng cây ăn quả chủ lực tại huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh; (iii) Vùng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ tại huyện Ninh Giang, huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc;

(iv) Vùng trồng lúa tập trung chất lượng cao tại huyện Thanh Miện, huyện Bình Giang; (v) Vùng chăn nuôi chủ lực tại huyện Cẩm Giàng, huyện Thanh Hà, huyện Gia Lộc và thành phố Chí Linh; (vi) Vùng nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Tứ Kỳ, huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang, huyện Kim Thành, huyện Bình Giang, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh.

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Phương hướng phát triển ngành giáo dục - đào tạo

Tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập. Phát triển mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; khuyến khích, hỗ trợ thành lập trường tư thục tại các khu tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu đô thị mới và những nơi có điều kiện. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương trong tỉnh đáp ứng nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; nghiên cứu áp dụng các mô hình trường học, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn, chuẩn về trình độ đào tạo, phân bố hợp lý giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, đào tạo chuẩn hoá, hiện đại hướng tới đạt trình độ các nước tiên tiến. Đầu tư phát triển Trường Đại học Hải Dương, Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương, Trường Đại học Sao Đỏ và các trường đại học, cao đẳng khác để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Hải Dương, khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.

b) Phương hướng phát triển lĩnh vực y tế

Củng cố và mở rộng quy mô Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo hướng phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu nằm trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thành lập Trung tâm chẩn đoán và điều trị các bệnh nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Củng cố, mở rộng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, bảo đảm đủ năng lực cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nhân lực cho các trung tâm y tế cấp xã, bảo đảm 100% trạm y tế xã có bác sĩ đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Khuyến khích đầu tư phát triển các bệnh viện ngoài công lập, ưu tiên các dịch vụ kỹ thuật cao, công nghệ khám, chữa bệnh hiện đại; phấn đấu đến năm 2030 số giường bệnh ngoài công lập chiếm 15% tổng số giường bệnh của tỉnh.

c) Phương hướng phát triển lĩnh vực lao động việc làm và an sinh xã hội

- Về lao động việc làm:

+ Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành. Tăng cường đầu tư cho các trường đào tạo nghề trọng điểm để thực hiện đào tạo lực lượng lao động có chất lượng cao theo tiêu chuẩn thế giới và khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu của địa phương và xuất khẩu lao động.

+ Chú trọng các ngành nghề đào tạo: cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, quản trị khách sạn, nhà hàng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…

+ Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp trên cơ sở các tiêu chuẩn nghề quốc gia và khu vực, bám sát yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ quản lý; bảo đảm liên thông giữa các trình độ đào tạo.

- Về an sinh xã hội:

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững; phòng, chống các tệ nạn xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ưu tiên trợ giúp trẻ em đặc biệt khó khăn để hòa nhập cộng đồng.

Phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng, chống mại dâm, mua bán người, ma túy; thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp.

d) Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa, thể thao

Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nếp sống văn minh nơi công cộng và phong cách người xứ Đông - Hải Dương văn minh, hiếu học; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; phong trào "toàn dân rèn luyện thân thể" gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở.

Bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá phi vật thể; trùng tu, tôn tạo và phát huy hiệu quả các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh; đẩy mạnh và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, đặc biệt những ngành có thế mạnh của tỉnh như: kiến trúc, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hoá. Phát triển phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao ở những môn có thế mạnh; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ đời sống nhân dân.

Phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao, gắn với các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí và trải nghiệm.

đ) Phương hướng phát triển ngành thông tin truyền thông, chuyển đổi số

Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông và hạ tầng số đồng bộ, hiện đại nhằm tăng cường khả năng kết nối thông suốt, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số của tỉnh; chuyển từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số và khuyến khích phát triển các nền tảng số trong lĩnh vực bưu chính. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (LGSP), kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, cơ quan; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Xây dựng ngành báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại; tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên mạng Internet.

e) Phương hướng phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, ưu tiên các mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.

- Đầu tư phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, sàn giao dịch công nghệ, kết nối, trao đổi thông tin với các trung tâm đổi mới sáng tạo, sàn giao dịch công nghệ trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, chuyển giao và hấp thụ công nghệ của tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

- Ưu tiên phát triển các tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực thử nghiệm, kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng của các phòng thí nghiệm và các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng mã số mã vạch sản phẩm phục vụ hoạt động truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là các hàng hoá sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

g) Quốc phòng, an ninh

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; thực hiện tốt kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh làm cơ sở xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội và phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện

a) Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội

- 05 phân vùng không gian phát triển tỉnh: (i) Vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm; (ii) Vùng phát triển trọng điểm công nghiệp - đô thị phía Tây; (iii) Vùng đô thị du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh phía Bắc; (iv) Vùng nông nghiệp tập trung, đặc sản, công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến liên kết và công nghiệp hỗ trợ; (v) Vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ phía Đông Bắc.

- 03 vùng động lực phát triển:

+ Vùng đô thị động lực: đô thị trung tâm (thành phố Hải Dương); Cụm đô thị động lực (thành phố Chí Linh - thị xã Kinh Môn - Bình Giang - Thanh Miện); Cụm đô thị vệ tinh (Nam Sách - Cẩm Giàng - Gia Lộc - Thanh Hà - Tứ Kỳ);

+ Vùng động lực về công nghiệp: vùng phát triển công nghiệp tập trung phía Tây và vùng công nghiệp động lực gắn với khu kinh tế chuyên biệt;

+ Vùng động lực về dịch vụ, du lịch: trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa, tín ngưỡng phía Bắc tỉnh; trọng điểm du lịch sinh thái gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương.

- 04 trục phát triển:

+ Trục phát triển Bắc - Nam: theo tuyến quốc lộ 37, quốc lộ 38 và đường vành đai 5 vùng Thủ đô, kết nối 2 đô thị lớn của tỉnh (thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh) và các thị trấn trung tâm huyện, liên kết các đô thị trong tỉnh và các đô thị trong vùng Thủ đô.

+ Trục phát triển Đông - Tây trung tâm tỉnh: là trục phát triển dọc theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5, đi qua thành phố Hải Dương.

+ Trục phát triển Đông - Tây khu vực phía Bắc tỉnh: qua địa bàn thành phố Chí Linh, có quốc lộ 18 kết nối với sân bay Nội Bài, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh.

+ Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông, trọng điểm là sông Thái Bình. Phát triển nông nghiệp, du lịch, đô thị hài hoà với thiên nhiên và bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; phát huy thế mạnh vận tải thuỷ để thu hút và phát triển công nghiệp.

b) Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Rà soát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018, Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2030.

Tên gọi, vị trí địa lý, phạm vi ranh giới và phương án sắp xếp cụ thể các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU VỰC NÔNG THÔN

1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh với 28 đô thị, trong đó: 14 đô thị hiện hữu và thêm mới 14 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại I là thành phố Hải Dương; 01 đô thị loại II là thành phố Chí Linh; 01 đô thị loại III là thị xã Kinh Môn (dự kiến thành lập thành phố); 07 đô thị loại IV; 18 đô thị loại V trong đó có 4 đô thị hiện hữu, 2 đô thị đã được công nhận mới, 12 đô thị nâng cấp trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)

2. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; kết nối liên xã, liên huyện; mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm cấp huyện, trong đó: chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản; thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo đảm cân bằng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Phát triển các khu vực ven đô thị với mật độ thấp, ưu tiên mô hình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG

1. Phương án phát triển khu kinh tế chuyên biệt

Phát triển 01 khu kinh tế chuyên biệt tại trung tâm vùng công nghiệp động lực thuộc huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, quy mô dự kiến khoảng 5.300 ha, sẽ được triển khai khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Khu kinh tế chuyên biệt tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics…; có trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng, các khu phi thuế quan, đô thị - dịch vụ sinh thái hiện đại.

Các khu công nghiệp nằm trong khu vực dự kiến phát triển khu kinh tế chuyên biệt đã được phân bổ chỉ tiêu đất thì triển khai theo phương án phát triển khu công nghiệp theo quy định.

2. Phương án phát triển các khu công nghiệp

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường.

Thành lập mới 21 khu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn về khu công nghiệp, phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích là 5.661ha. Ngoài ra, sẽ thành lập thêm một số khu công nghiệp sau khi được điều chỉnh, bổ sung thêm chỉ tiêu sử dụng đất (nhu cầu bổ sung thêm khoảng 2.340 ha).

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)

3. Phương án phát triển cụm công nghiệp

Đến năm 2030, toàn tỉnh phát triển dự kiến có tổng số 61 cụm công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 3.210 ha (trong đó có 58 cụm công nghiệp đã thành lập).

Dự kiến phát triển thêm 25 cụm công nghiệp có tiềm năng (tổng diện tích khoảng 1.600ha), được thành lập khi có đủ điều kiện theo quy định.

(Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo)

4. Phát triển các khu du lịch

Trên địa bàn tỉnh có 04 khu du lịch cấp tỉnh được công nhận: (1) Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh; (2) Khu di tích lịch sử và thắng cảnh Phượng Hoàng, thành phố Chí Linh; (3) Quần thể di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, thị xã Kinh Môn; (4) Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quần thể Đền Cao, thành phố Chí Linh. Trong đó từng bước đầu tư hạ tầng khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đạt tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm tiềm năng đầu tư, phát triển thành khu du lịch cấp tỉnh: (1) Khu du lịch nghỉ dưỡng - thiền (dưỡng sinh) hồ Bến Tắm và rừng Thanh Mai, thành phố Chí Linh; (2) Khu du lịch nghỉ dưỡng "Làng quê Việt", huyện Thanh Hà; (3) Khu du lịch sinh thái "Đảo Cò", huyện Thanh Miện; (4) Khu du lịch "Đảo Ngọc", thành phố Hải Dương; (5) Khu du lịch văn hóa Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng."

(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)

5. Phát triển khu nghiên cứu, đào tạo

Phát triển các khu nghiên cứu, đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng để Hải Dương trở thành trung tâm cấp vùng về giáo dục và đào tạo phía Đông của vùng Thủ đô Hà Nội.

Củng cố và phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

6. Phát triển các khu thể dục, thể thao

Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thể dục thể thao, khu luyện tập thể dục thể thao tại các huyện, thành phố phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch khác có liên quan và quy định của pháp luật.

Xây dựng đồng bộ Khu liên hợp thể thao tỉnh tại thành phố Hải Dương, gồm các khu chức năng đáp ứng nhu cầu tập luyện thi đấu thể thao thành tích cao và phong trào thể thao quần chúng của người dân.

Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trung tâm văn hóa, thể thao tại các huyện, thị xã, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển.

7. Phương án phát triển các khu vực khó khăn

Thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả; hình thành các vùng chuyên canh với quy mô hợp lý; phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ.

Ưu tiên sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối khu vực khó khăn với các vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông

a) Đường bộ

- Đường bộ quốc gia: thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cao tốc Nội Bài - Hạ Long; đường vành đai 5; quốc lộ 5; quốc lộ 10; quốc lộ 17B; quốc lộ 18; quốc lộ 37; quốc lộ 38; quốc lộ 38B.

- Đường bộ địa phương:

+ Các tuyến đường tỉnh: quy hoạch các tuyến đường tỉnh đạt tối thiểu cấp IV, bảo đảm kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt.

+ Các tuyến đường huyện: nâng cấp các tuyến đường huyện đạt tối thiểu cấp IV, đối với đoạn tuyến chưa bảo đảm quy mô tối thiểu mà không mở rộng được thì phải nghiên cứu phương án tuyến tránh và được xác định trong các quy hoạch xây dựng.

- Bến, bãi đỗ xe: phát triển 23 bến xe khách và xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tại trung tâm huyện, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương, tuân thủ theo quy hoạch, đề án được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng các bến, bãi đỗ xe.

(Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo)

b) Đường sắt

Định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt bảo đảm tuân thủ theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó:

- Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu đối với tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (khổ đường 1.000 mm) và tuyến đường sắt Kép - Hạ Long (khổ đường 1.435mm).

- Xây dựng 02 tuyến đường sắt mới trong giai đoạn đến năm 2030, gồm: tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân (khổ đường 1.000 mm và 1.435 mm); tuyến Hà Nội - Hải Phòng thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (khổ đường 1.435 mm).

- Cải tạo, nâng cấp ga Cao Xá lên thành ga quốc tế.

c) Đường thủy nội địa

- Đường thủy nội địa quốc gia: phát triển hạ tầng đường thủy phù hợp với Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm:

+ Tuyến đường thủy nội địa: (i) tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì; (ii) tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình.

+ Phát triển các cảng thủy nội địa: cụm cảng sông Kinh Thầy - Kinh Môn - sông Hàn gồm 30 cảng; cụm cảng sông Thái Bình gồm 4 cảng; cụm cảng sông Luộc gồm cảng Ninh Giang.

- Đường thủy nội địa địa phương:

+ Phát triển 06 tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý.

+ Các cảng thủy nội địa khác: nâng cấp, cải tạo và đưa vào quản lý 17 cảng thủy nội địa hiện có vào hệ thống các đường thủy nội địa quốc gia; phát triển 12 cảng thủy nội địa mới trên các tuyến sông trung ương.

+ Các bến, cụm bến thủy nội địa: phát triển bến thuỷ nội địa trên các tuyến sông theo các cụm cảng, cụm bến thuỷ hàng hóa, hành khách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của các huyện, thị xã, thành phố.

(Chi tiết tại Phụ lục VII, VIII kèm theo)

d) Cảng cạn

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm:

+ Cảng cạn Hải Dương thuộc thành phố Hải Dương, quy mô 18 ha, năng lực thông qua 130.000 - 180.000 TEU/năm.

+ Cảng cạn Gia Lộc thuộc huyện Gia Lộc, quy mô 5 - 8 ha, mở rộng quy mô 10 ha (đến năm 2050), năng lực thông qua khoảng 50.000 - 80.000 TEU/năm.

2. Phương án phát triển mạng lưới cấp điện

a) Nguồn phát điện

Tiếp tục duy trì vận hành các nguồn điện hiện có, bảo đảm khai thác hợp lý nguồn điện trong vùng và ổn định hệ thống điện khu vực. Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo (như điện mặt trời, điện gió, điện khí sinh học, điện sinh khối, điện rác…) theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và các quyết định, quy định có liên quan của cấp có thẩm quyền.

b) Lưới điện cao thế 500 kV

- Xây dựng mới 01 trạm biến áp 500 kV Gia Lộc với quy mô công suất 900 MW.

- Xây dựng mới 01 tuyến đường dây 500 kV (4 mạch) Gia Lộc - Rẽ Thái Bình - Phố Nối, với tổng chiều dài 13 km để đấu nối trạm biến áp 500 kV Gia Lộc.

- Xây dựng mới 01 tuyến đường dây 500 kV (2 mạch) nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối, với tổng chiều dài 123 km (đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương dài khoảng 31 km).

- Xây dựng mới 01 tuyến đường dây 500 kV (2 mạch) Hải Phòng - Thái Bình, với tổng chiều dài 35 km (đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương dài khoảng 11 km).

c) Lưới điện cao thế 220 kV

- Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 220 kV nhiệt điện Phả Lại từ 02 máy biến áp lên thành 03 máy biến áp nâng tổng quy mô tổng công suất 750 MW; cải tạo nâng công suất trạm biến áp 220 kV nhiệt điện Hải Dương từ 01 máy biến áp lên 02 máy biến áp nâng tổng quy mô tổng công suất 500 MW; xây dựng mới 05 trạm biến áp 220 kV với quy mô tổng công suất 1.750 MW.

- Xây dựng mới 12 tuyến đường dây 220 kV (2 mạch và 4 mạch), với tổng chiều dài 155 km để đấu nối các trạm biến áp 220 kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

d) Lưới điện cao thế 110 kV

Cải tạo nâng cấp các công trình đường dây và trạm biến áp 110 kV hiện hữu; xây dựng mới các công trình đường dây và trạm biến áp 110 kV để bảo đảm cấp điện cho nhu cầu phát triển phụ tải trên địa bàn tỉnh, khu vực lân cận và bảo đảm tiêu chí N-1.

đ) Lưới điện trung thế

Cải tạo và xây dựng các nhánh rẽ, nhánh chính trung thế bảo đảm cung cấp điện cho các khu dân cư; đầu tư xây dựng các lộ ra trạm 110 kV; tăng cường liên kết các mạch vòng tuyến trục trung thế để khai thác hiệu quả các trạm biến áp 110 kV; đầu tư các đường dây đấu nối nguồn điện; phát triển lưới điện cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp các khu dân cư, đô thị, các trạm sạc cho phương tiện giao thông sử dụng nguồn năng lượng điện và các cơ sở kinh tế xã hội khác trên địa bàn tỉnh.

Đối với đường dây và trạm biến áp sau trạm biến áp 110 kv và trạm sạc xe điện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo phương án Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

(Chi tiết tại Phụ lục IX)

3. Phương án phát triển mạng lưới thông tin và truyền thông

- Ưu tiên, hỗ trợ chuyển đổi số hạ tầng các cơ quan báo chí nòng cốt theo mô hình tòa soạn hội tụ, truyền thông đa phương tiện. Tổ chức sắp xếp mạng lưới các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản - in - phát hành, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở theo quy định pháp luật; trong đó chú trọng đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương thức tuyên truyền.

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng mạng lưới bưu chính với trọng tâm là chuyển đổi từ hạ tầng truyền thống sang hạ tầng số, ưu tiên ứng dụng các nền tảng, dịch vụ số gắn với sử dụng hiệu quả bản đồ số (V Postcode) phục vụ phát triển thương mại điện tử và logistics; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng.

- Phát triển mạng thông tin di động tốc độ cao phủ sóng tại 100% các khu dân cư của tỉnh. Bảo đảm hoạt động các tuyến cáp quang tốc độ cao nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, đặc biệt là các vùng, trung tâm kinh tế - chính trị, vùng kinh tế trọng điểm.

- Đầu tư, nâng cấp, ngầm hóa hệ thống mạng cáp viễn thông, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phục vụ phát triển đô thị thông minh, giao thông thông minh. Xây dựng trung tâm dữ liệu tỉnh phù hợp với lộ trình chuyển đổi số quốc gia và đáp ứng nhu cầu sử dụng của tỉnh. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng theo quy định của pháp luật và kết nối với hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn thông tin phục vụ chính quyền số.

4. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước

a) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi

Phát triển hệ thống công trình thủy lợi đồng bộ, từng bước hiện đại để chủ động tưới, tiêu, cấp nước và thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt phù hợp với phương án phân vùng, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch thủy lợi có liên quan.

- Phân khu thủy lợi tưới: được phân thành 12 khu vực tưới hiện do các đơn vị khai thác công trình thủy lợi cấp huyện quản lý:

+ Vùng thủy triều: là khu vực tả ngạn sông Thái Bình gồm 05 khu tính toán tưới: thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà;

+ Vùng Bắc Hưng Hải: là khu vực hữu ngạn sông Thái Bình thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Gồm 07 khu tính toán tưới: huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang, huyện Gia Lộc, huyện Tứ Kỳ, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện, thành phố Hải Dương.

- Phân vùng tiêu nước: toàn tỉnh Hải Dương chia thành 02 vùng tiêu gồm 14 khu tiêu thoát:

+ Vùng tiêu thủy triều: gồm 05 huyện, thành phố, thị xã khu vực vùng triều, được chia thành 09 khu tiêu (Bến Tắm; Hưng Đạo - An Bài; Nhị Chiểu; An Phụ; Kim Thành; Bắc Đường Sắt; Bắc Sông Hương; Nam sông Hương và Hà Đông);

+ Vùng tiêu Bắc Hưng Hải: gồm 07 huyện, thành phố thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, được chia thành 05 khu tiêu (Cẩm Giàng; Bình Giang - Bắc Thanh Miện; Tứ Kỳ - Gia Lộc; Đông Nam Cửu An và thành phố Hải Dương).

- Phương án phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi tỉnh:

+ Về hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải: thực hiện theo quy hoạch thuỷ lợi hệ thống Bắc Hưng Hải; các hạng mục chủ yếu liên quan trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm:

Về cấp nước và tiêu nước hệ thống kênh trục chính Bắc Hưng Hải: nạo vét hệ thống sông trục; nâng cấp công trình đầu mối, cải tạo, tự động hoá cống và âu; kè, kiên cố kênh mương; xây dựng trạm bơm Nam Kẻ Sặt và trạm bơm tiêu Cầu Cất.

Về nắn tuyến bờ kênh Bắc Hưng Hải: nắn chỉnh cục bộ các đoạn bờ kênh bên tả và bên hữu; mở rộng diện tích khai thác bên tả và bên hữu của 5 kênh trục trong tỉnh: kênh Tràng Kỹ, kênh Kim Sơn, kênh Đình Đào, kênh Cửu An và kênh Lộng Khê - Cầu Xe.

+ Về giải pháp thủy lợi chính cho các khu thủy lợi, bao gồm: xây dựng mới trạm bơm tưới, tiêu phục vụ cho các khu sản xuất nông nghiệp; cải tạo nâng cấp các trạm bơm có nhiệm vụ kết hợp; bổ sung công suất cho trạm bơm và di chuyển các trạm bơm ra vị trí thuận lợi có nhiệm vụ kết hợp tưới, tiêu và tạo nguồn; cải tạo nhà trạm, thay máy các trạm bơm; xây mới, cải tạo các cống đầu mối và cống tưới tiêu thuộc hệ thống; cải tạo các kênh trục dẫn; kiên cố hoá kênh mương, cải tạo củng cố an toàn hồ, đập…

(Chi tiết tại Phụ lục X, XI, XII kèm theo)

b) Phương án phát triển mạng lưới cấp nước

- Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn nước từ các sông lớn trên địa bàn tỉnh (sông Thái Bình, sông Luộc, sông Rạng, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách, sông Thương…) bảo đảm cấp nước cho các nhà máy xử lý nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

- Phân vùng cấp nước và đầu mối cấp nước: được chia thành 08 vùng cấp nước với các hệ thống cấp nước riêng biệt như sau:

+ Vùng 1: lấy thành phố Hải Dương làm trung tâm phát triển mạng lưới cấp nước đến các huyện: Nam Sách, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang. Nguồn nước thô chủ yếu lấy từ sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, phát triển các nhà máy cấp nước hiện có làm nhà máy cấp nước chính gồm: các nhà máy nước Oret, Cẩm Thượng, Việt Hòa, Viwaseen, Thanh Sơn, Tiền Tiến, Kỳ Sơn.

+ Vùng 2: toàn bộ địa phận thành phố Chí Linh, với nguồn cung cấp nước thô chủ yếu lấy từ sông Thương, sông Kinh Thầy, nâng cấp nhà máy nước Văn An; xây dựng mới nhà máy cấp nước sạch Cộng Hòa.

+ Vùng 3: toàn bộ địa phận huyện Thanh Hà, nguồn nước lấy từ các sông lớn chảy qua địa bàn huyện, bảo đảm chất lượng nguồn nước: sông Thái Bình, sông Rạng, sông Gùa, sông Văn Úc và sông Mía.

+ Vùng 4: toàn bộ địa phận huyện Ninh Giang, nguồn nước lấy từ sông Luộc.

+ Vùng 5: toàn bộ địa phận huyện Tứ Kỳ, lấy nước từ hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc.

+ Vùng 6: toàn bộ địa phận huyện Thanh Miện, một phần phía Nam huyện Gia Lộc, nguồn nước lấy từ trạm Tiền Phong, Thanh Giang: nguồn nước lấy từ sông Luộc, Trạm Lê Hồng, Tân Trào (tăng áp).

+ Vùng 7: toàn bộ địa phận thị xã Kinh Môn, nguồn lấy nước chủ yếu từ sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách.

+ Vùng 8: toàn bộ địa phận huyện Kim Thành, nguồn cấp nước chủ yếu lấy từ sông Kinh Môn, sông Rạng, nâng cấp, cải tạo các trạm cấp nước hiện có trên địa bàn huyện.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII kèm theo)

5. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, nghĩa trang

a) Xử lý chất thải

- Đối với các khu xử lý nước thải: xây dựng các hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các khu đô thị, thị xã, thị trấn và khu dân cư tập trung. Các cơ sở sản xuất, khu, cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp: nâng cấp đổi mới công nghệ của các nhà máy xử lý chất thải hiện hữu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mới nhà máy xử lý chất thải có công nghệ hiện đại (có thể gắn với nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt) tại địa điểm phù hợp.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: xử lý dứt điểm lượng rác thải tồn đọng, đóng cửa các bãi chôn lấp, giảm dần tiến tới loại bỏ công nghệ lò đốt độc lập, công suất thấp; chuyển đổi công nghệ của các nhà máy xử lý rác thải hiện có; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác tập trung quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

- Đối với chất thải y tế: xử lý chất thải y tế nguy hại bằng hệ thống xử lý tại chỗ của các cơ sở y tế, xử lý theo cụm hoặc thuê đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định. Sau năm 2025 hướng tới xử lý theo mô hình tập trung.

b) Nghĩa trang

Đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, cải tạo các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ đáp ứng nhu cầu nhân dân. Di dời các nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hiện hữu gây ô nhiễm môi trường không có khả năng khắc phục.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII kèm theo)

6. Phương án phát triển phòng cháy và chữa cháy

- Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, được bố trí bảo đảm mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Xây dựng hệ thống giao thông bảo đảm đủ rộng và đủ tải để xe chữa cháy hoặc cứu nạn, cứu hộ tiếp cận được.

- Hệ thống cung cấp nước chữa cháy, thông tin liên lạc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm tuân thủ theo quy định và được kết nối với các đơn vị tỉnh lân cận và trung ương.

VII. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG XÃ HỘI

1. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giáo dục - đào tạo

Đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; bảo đảm quỹ đất cho việc mở rộng, xây mới hạ tầng giáo dục các cấp. Khuyến khích xã hội hóa, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; tập trung đẩy nhanh phát triển hệ thống trường học mầm non, phổ thông tư thục ở địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị mới.

Thành lập 01 trường chuyên biệt công lập đối với trẻ khuyết tật do tỉnh quản lý tại thành phố Hải Dương.

Củng cố và phát triển Trường Đại học Hải Dương, Trường Đại học Sao đỏ, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương và Cơ sở trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Rà soát, điều chỉnh phần diện tích đất sử dụng của Trường Đại học Thành Đông, bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng và phát triển của trường.

(Chi tiết tại Phụ lục XIV kèm theo)

2. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng y tế

- Xây dựng mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, có đủ năng lực ứng phó phòng chống dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp. Bảo đảm cung ứng đủ các hóa chất, sản phẩm y sinh học, vắc xin phòng bệnh.

- Bảo đảm 100% trung tâm y tế cấp huyện được đầu tư nâng cấp, trang bị đầy đủ thiết bị, nhân lực theo đúng tiêu chuẩn, quy định, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

- Củng cố nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại thành phố Hải Dương. Phát triển mạng lưới cung ứng thuốc phù hợp với nhu cầu của người dân. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng dược. Các cơ sở y tế bảo đảm công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

- Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, tập trung nguồn lực, chuyển đổi một số chuyên khoa thành trung tâm chuyên khoa sâu: Trung tâm Da liễu, Trung tâm Tim mạch; Trung tâm Lão khoa; Trung tâm Ung bướu; Trung tâm Huyết học Truyền máu; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm các bệnh Nhiệt đới (bao gồm cả chuyển đổi công năng Bệnh viện phong Chí Linh chuyển sang).

- Giữ nguyên mô hình các bệnh viện: Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt, bệnh viện Nhi, bệnh viện Phụ sản. Mở rộng quy mô giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân tại các đơn vị. Sau năm 2030, các bệnh viện chuyên khoa đều đạt hạng 1. Đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Y học Cổ truyền và Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phục hồi chức năng.

- Thành lập mới Trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp với quy mô 200 giường bệnh, trở thành trung tâm điều trị bệnh nghề nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu phức hợp y tế tỉnh Hải Dương sau khi có đủ điều kiện. Thu hút các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các cơ sở y tế tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân.

3. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội

a) Đối với giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

Củng cố cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động 32 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm: 8 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp và 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp); các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã/phường/thị trấn; 13 cơ sở giáo dục thường xuyên (trong đó 01 trung tâm giáo dục thường xuyên - ngoại ngữ - tin học cấp tỉnh và 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện).

b) Đối với các cơ sở an sinh xã hội

- Đến năm 2030: Toàn tỉnh có ít nhất 07 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 03 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và 04 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.

- Nâng cấp cải tạo và đầu tư cơ sở vật chất của Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh và Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần và người có công tỉnh.

4. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa, thể dục, thể thao - Đầu tư tôn tạo, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa; đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao cấp tỉnh đạt chuẩn, quan tâm đầu tư hạ tầng các khu, điểm du lịch.

- Phát triển 10 sân gôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảo đảm các quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá thể thao từ cấp tỉnh, huyện/thành phố đến xã/phường/thị trấn. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho hệ thống thiết chế cấp tỉnh như: Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Rạp chiếu phim, Nhà hát Chèo Xứ Đông, Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh, Khu liên hợp văn hoá - thể thao tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XV kèm theo)

5. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, xăng dầu, logistics

a) Kết cấu hạ tầng thương mại

Tại các đô thị chú trọng phát triển các loại hình trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tổng hợp; các trung tâm hội chợ - triển lãm; phát triển các đường phố thương mại (hiện đại và mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống). Phát triển Trung tâm hội chợ triển lãm tại thành phố Hải Dương và huyện Ninh Giang.

Hệ thống chợ, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bãi kinh doanh than… thực hiện theo phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị tại các xã, phường, thị trấn và các đô thị theo quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có liên quan.

b) Trung tâm logistics

Phát huy hiệu quả hoạt động của cảng cạn ICD Hải Dương. Đến năm 2030 phát triển 8 trung tâm logistics ở thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn và các huyện: Bình Giang, Kim Thành, Thanh Hà, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Ninh Giang.

c) Kho chứa xăng dầu và khí đốt

- Đối với hệ thống kho xăng dầu quy mô từ 5.000 m3 trở lên thuộc đối tượng tích hợp trong Quy hoạch hạ tầng, dự trữ xăng dầu khí đốt quốc gia:

+ Tiếp tục duy trì kho xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu B12 tại huyện Cẩm Giàng.

+ Mở rộng kho xăng dầu tại huyện Cẩm Giàng theo quy hoạch hạ tầng hệ thống dự trữ cung ứng xăng dầu khí đốt quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời phát triển thêm 01 kho xăng dầu tại thị xã Kinh Môn.

- Đối với hệ thống kho xăng dầu và kho khí dầu mỏ/khí thiên nhiên hóa lỏng quy mô dưới 5.000 m3: Tiếp tục triển khai các kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời phát triển thêm: 02 kho xăng dầu và 01 kho LPG (hoặc LNG) tại thị xã Kinh Môn; 01 kho xăng dầu tại huyện Thanh Hà…

6. Phương án phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ

Phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đồng bộ trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của tỉnh; phát huy tối đa lợi thế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đầu tư nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các đơn vị quản lý và tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn tỉnh. Hình thành Trung tâm ứng dụng và đổi mới sáng tạo tại thành phố Hải Dương và huyện Thanh Miện có vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu đào tạo với doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ giao dịch, tìm kiếm kết nối cung cầu công nghệ của tỉnh.

VIII. PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

Nguồn lực đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh. Bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất trong quy hoạch tỉnh để làm căn cứ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định pháp luật về đất đai.

(Chi tiết tại Phụ lục XVI kèm theo)

XI. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, VÙNG HUYỆN

1. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh thành 04 vùng, gồm:

- Vùng trung tâm: bao gồm thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách và huyện Gia Lộc, là vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm. Trong đó thành phố Hải Dương là đô thị tổng hợp đa ngành, trung tâm hành chính chính trị của tỉnh; phát triển thương mại dịch vụ, tài chính, công nghiệp sạch - công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo...

- Vùng phía Tây: bao gồm huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, là phân vùng phát triển công nghiệp tập trung với quy mô lớn của tỉnh.

- Vùng phía Đông Nam: bao gồm huyện Thanh Hà, huyện Ninh Giang và huyện Tứ Kỳ, là vùng phát triển nông nghiệp đặc sản, gắn với sản xuất hàng hoá; các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ; phát triển các ngành du lịch, thương mại dịch vụ liên kết với nông nghiệp. Xây dựng các cụm đô thị gắn kết với vùng sản xuất.

- Vùng phía Bắc: bao gồm thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, là vùng phát triển tổng hợp đa ngành với các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc của tỉnh. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, liên kết du lịch gắn với hành lang du lịch Nội Bài - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh; xây dựng đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại.

2. Phương án quy hoạch xây dựng các vùng huyện

a) Vùng huyện Bình Giang: là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây Nam tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận. Tập trung phát triển công nghiệp và đô thị, là cơ sở để quy hoạch, phát triển lên đô thị loại IV và thành lập thị xã trước năm 2030.

b) Vùng huyện Thanh Miện: là vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp động lực của tỉnh.

c) Vùng huyện Gia Lộc: là vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp, làng nghề, chế biến nông sản thực phẩm.

d) Vùng huyện Ninh Giang: là vùng phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; công nghiệp có công nghệ tiên tiến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại.

đ) Vùng huyện Tứ Kỳ: là vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với dịch vụ thương mại, làng nghề và du lịch sinh thái, trải nghiệm; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

e) Vùng huyện Thanh Hà: là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; phát triển đô thị sinh thái gắn với dịch vụ thương mại; công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp.

g) Vùng huyện Nam Sách: là vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại; trung tâm sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

h) Vùng huyện Kim Thành: là vùng phát triển công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - dịch vụ. Ưu tiên thu hút các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến; dịch vụ, thương mại...

i) Vùng huyện Cẩm Giàng: là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt, trung tâm sản xuất và chế biến nông sản. Là vùng du lịch - văn hóa kết hợp với làng nghề truyền thống.

X. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, ĐA DẠNG SINH HỌC, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

a) Về phân vùng môi trường

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: được phân thành 02 tiểu vùng, gồm:

+ Tiểu vùng bảo tồn: khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, Văn miếu Mao Điền, Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia, Đền thờ Chu Văn An và vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

+ Tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát: nội thành, nội thị của các đô thị loại I, II, III; phân khu dịch vụ hành chính thuộc khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc, vườn thực vật An Phụ và vườn thực vật Côn Sơn.

- Vùng hạn chế phát thải: vùng đệm các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên, vùng đệm khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng (đền Chu Văn An, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Cao - Chí Linh, đảo Cò Chi Lăng Nam); khu vực đất ngập nước quan trọng (ngã ba sông Kinh Thầy và Kinh Môn, khu vực bãi bồi ven sông Thái Bình có bãi rươi cáy, các hồ chứa nước); khu vực bảo vệ II di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia; hành lang đa dạng sinh học núi; rừng phòng hộ đầu nguồn; nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V; ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại I, II, III; vùng trồng lúa nước hai vụ; vùng nuôi trồng thủy sản; hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Vùng khác: Các vùng còn lại trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết tại Phụ lục XVII kèm theo)

b) Về bảo tồn đa dạng sinh học

Quy hoạch phát triển 06 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: (1) Khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc; (2) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: vườn thực vật An Phụ, vườn thực vật Côn Sơn, các vườn ươm giống, cây cảnh và cây thuốc; (3) Khu vực đa dạng sinh học cao: vùng lõi khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc; (4) Vùng đất ngập nước quan trọng: Khu vực ngã ba sông Kinh Thầy và Kinh Môn; khu vực bãi bồi ven sông Thái Bình có bãi rươi, cáy; các hồ chứa nước; (5) Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng: khu vực Chu Văn An - Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu vực Đền Cao - Chí Linh, khu vực Đảo Cò Chi Lăng Nam; (6) Hành lang đa dạng sinh học kết nối Khu Bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc với diện tích rừng phòng hộ tự nhiên khu vực núi Hố Gỗ, núi Đá Chồng và núi Hòn Phương phía Bắc thành phố Chí Linh.

c) Về định hướng bảo vệ môi trường tại các khu xử lý chất thải, nghĩa trang

- Các khu xử lý chất thải phải được bố trí ngoài khu vực đô thị, bảo đảm khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường theo các quy chuẩn hiện hành, không gần khu vực đầu nguồn nước, đầu hướng gió; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và thu gom xử lý nước rỉ rác triệt để; sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại.

- Nước thải được thu gom riêng xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành; rác thải phát sinh trong hoạt động mai táng được tập trung tại khu riêng và xử lý theo quy định, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

d) Về quan trắc chất lượng môi trường

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường định kỳ và tự động, cùng hệ thống trang thiết bị đạt chuẩn, hiện đại, phù hợp mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia cho từng loại môi trường: nước (nước mặt, nước mưa, nước dưới đất), không khí, đa dạng sinh học.

- Đến năm 2030, mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Hải Dương sẽ bao gồm các điểm quan trắc của tỉnh và các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

đ) Về quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững

- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có, thực hiện các biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, trồng cải tạo nâng cấp trên diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ kém chất lượng.

- Xây dựng các đề án, dự án để tiếp tục đầu tư thực hiện cải tạo, nâng cấp rừng đặc dụng phòng hộ thay thế rừng trồng keo, bạch đàn bằng cây trồng bản địa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

2. Phương án thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a) Khu vực thăm dò, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

- Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường, không làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với các loại khoáng sản: khoáng sản làm vật liệu san lấp, đất sét làm gạch ngói, cát xây dựng và sét chịu lửa (các khu vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố là khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ).

- Sử dụng tối đa nguồn tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu san lấp (nếu đủ điều kiện).

b) Khoanh định các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

- Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, gồm: khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ; khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

- Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, gồm: các khu vực khi có yêu cầu về quốc phòng, an ninh; yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh khi phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản và các khu vực phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

(Chi tiết tại Phụ lục XVIII kèm theo)

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân vùng tài nguyên nước

- Về tài nguyên nước mặt: nguồn nước sử dụng được lấy từ hệ thống sông với 07 vùng xác định, gồm:

+ Vùng 1: thuộc sông Kinh Thầy, sông Thương, sông Thái Bình, cấp nước cho khu vực thành phố Chí Linh;

+ Vùng 2: thuộc sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách, cấp nước cho khu vực thị xã Kinh Môn;

+ Vùng 3: thuộc sông Kinh Thầy, sông Rạng, sông Thái Bình, cấp nước cho khu vực huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà;

+ Vùng 4: thuộc sông Kinh Môn, sông Rạng, cấp nước cho khu vực huyện Kim Thành;

+ Vùng 5: thuộc hệ thống sông trục Bắc Hưng Hải, cấp nước cho khu vực huyện Bình Giang và phía Bắc huyện Thanh Miện;

+ Vùng 6: thuộc hệ thống sông Thái Bình, sông trục Bắc Hưng Hải, cấp nước cho khu vực huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ;

+ Vùng 7: thuộc sông Thái Bình, cấp nước cho khu vực huyện Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương.

- Về tài nguyên nước ngầm: khai thác tại 07 khu vực thuộc các huyện Kinh Môn, Nam Sách - Thanh Hà, Kim Thành, Bình Giang - phía Bắc Thanh Miện, Gia Lộc - Tứ Kỳ, Cẩm Giàng - thành phố Hải Dương. Nước ngầm được khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước với lưu lượng từ 50 - 2.000 m3/ngày tùy theo trữ lượng thăm dò của từng khu vực.

b) Phân bổ tài nguyên nước

- Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: sinh hoạt; công nghiệp; du lịch, dịch vụ; nông nghiệp; thủy sản.

- Trong điều kiện bình thường: nguồn nước đủ đáp ứng việc phân bổ bảo đảm 100% nhu cầu dùng nước; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, an sinh xã hội, các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước: tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước là sinh hoạt 100%, công nghiệp 90%, du lịch - dịch vụ 85%, nông nghiệp 80%, thủy sản 75%.

c) Bảo vệ tài nguyên nước

- Quản lý, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa các ngành, tổ chức, cá nhân dùng nước, cấp đủ nước cho các ngành kinh tế, ưu tiên nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp có giá trị cao; bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước đồng bộ, tiên tiến, toàn diện và hiện đại, bảo đảm việc kết nối và chia sẻ thông tin liên tục, thống nhất. Đầu tư xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước tập trung, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; phát triển nguồn nhân lực, đủ năng lực tiếp cận, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý và vận hành hệ thống.

d) Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất; tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên các hệ thống sông; phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, xây dựng mạng quan trắc, giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất, hạn chế khai thác các tầng chứa nước có nguy cơ xâm nhập mặn, lượng khai thác không vượt quá ngưỡng giới hạn trữ lượng tiềm năng. Có giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chất lượng nước.

- Xây dựng giải pháp công trình bao gồm nâng cấp và xây dựng mới các công trình nhằm giải quyết nước tưới phục vụ sản xuất và xã hội như nước cho sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp đô thị, phục vụ sinh hoạt...; xây dựng các hồ chứa tại các khu vực có khả năng thiếu nước nhằm bổ sung lượng nước thiếu về mùa kiệt và duy trì dòng chảy kết hợp giao thông thủy. Có giải pháp phòng chống lũ, các giải pháp tiêu úng cho các vùng trũng thấp không có khả năng tiêu thoát trong mùa mưa, cải tạo đất, chống cạn kiệt.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn

- Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ảnh hướng đến các khu vực sản xuất nông nghiệp và gây ngập úng tại một số khu vực đô thị thuộc các huyện, thành phố; các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, khu vực nuôi cá lồng trên sông tại các huyện: Kim Thành, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Nam Sách và thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh.

- Lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng do tự nhiên, gây ảnh hưởng chủ yếu tới các khu vực thuộc thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh;

- Lũ, ngập lụt, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lốc, sét ảnh hưởng đến các khu vực trên địa bàn tỉnh.

- Xâm nhập mặn, nước dâng ảnh hưởng đến một số khu vực hạ lưu sông thuộc địa bàn huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành và thị xã Kinh Môn.

- Hạn hán, nắng nóng, rét hại ảnh hưởng chung tới các khu vực trên địa bàn tỉnh.

b) Phương án quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Dự báo, cảnh báo kịp thời, hiệu quả và thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá các tác động của rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu. Bảo đảm năng lực ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn cho người dân. Cập nhật cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Chú trọng xây dựng, cập nhật danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tăng cường kiểm tra, giám sát.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai:

+ Thực hiện Chương trình tái định cư, sắp xếp lại nơi ở mới: Rà soát, xác định nhu cầu bố trí ổn định dân cư; xây dựng phương án bố trí ổn định dân cư.

+ Công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm: nâng cấp văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; xây dựng, nâng cấp Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương; các trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh; lắp đặt hệ thống giám sát công trình phòng, chống thiên tai; lắp đặt bổ sung các công trình đo đạc Khí tượng thuỷ văn, giám sát và cảnh báo thiên tai - hệ thống dùng riêng trên địa bàn tỉnh và dự báo, cảnh báo sớm.

- Phương án, biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại của các loại hình rủi ro thiên tai

+ Nâng cấp, xây dựng, tu bổ hệ thống công trình đê điều; cải tạo các bãi sông nhằm tăng khả năng thoát lũ; bổ sung hoàn chỉnh khép kín các tuyến đê bảo đảm chống lũ; nâng cấp, mở rộng mặt đê bảo đảm chống lũ kết hợp giao thông.

+ Thực hiện các giải pháp bổ sung, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, chống úng ngập; cải tạo, duy trì ổn định năng lực các công trình hiện có; định hướng phát triển tưới, tiêu đồng bộ cho vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

+ Triển khai các biện pháp bảo vệ nguồn nước trước khi có hạn; các biện pháp công trình cơ bản phòng chống hạn hán; các biện pháp giảm nhẹ các ảnh hưởng và thiệt hại do hạn hán gây ra.

c) Phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai

- Xây dựng kè bảo vệ; nắn chỉnh cục bộ một số đoạn cong gấp khúc, sát sông để bảo đảm thuận tuyến và an toàn công trình đê.

- Nâng cấp tu bổ hệ thống đê hiện có như: hoàn chỉnh mặt cắt đê; xây dựng đường hành lang chân đê; mở rộng mặt cắt đê kết hợp giao thông; xử lý ẩn họa, nâng cao chất lượng đê; nâng cấp, xây dựng các công trình trên đê, cống dưới đê, kè bảo vệ đê và công trình khác...; cứng hóa mặt đê bối; bổ sung hoàn chỉnh để khép kín tuyến đê đảm bảo yêu cầu phòng, chống lũ.

- Cải tạo các bãi sông nhằm tăng khả năng thoát lũ; xây dựng hệ thống quan trắc, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ; xây dựng phương án ứng phó với trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế. Nâng cao hiệu quả quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị quản lý đê điều. Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, vật liệu trên bãi sông, nạo vét, chỉnh trị luồng vận tải thủy, di dời các công trình trong hành lang bảo vệ đê điều; nâng cao nhận thức cộng đồng...

- Xác định vị trí diện tích các khu dân tập trung hiện có được tồn tại, khu vực bãi sông được phép nghiên cứu xây dựng: thực hiện theo Quy hoạch phòng chống lũ, đê điều, hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và rà soát bổ sung các khu vực theo tiêu chí quy định.

(Chi tiết trong Phụ lục XIX kèm theo)

XI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng và phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, xác định các dự án có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

(Chi tiết trong Phụ lục XX kèm theo)

XII. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: huy động tổng hợp các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn ngân sách trung ương, vốn ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông và các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả các khoản chi từ ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu ngân sách.

- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp, các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, năng lực quản trị hiện đại.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực phù hợp xu thế phát triển chung của vùng và cả nước, với ba ưu tiên hàng đầu bao gồm: nâng cao kỹ năng nghề của người lao động; phát triển nguồn nhân lực trình độ cao ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ và nông nghiệp; thu hút nhân tài cấp quản lý, chuyên gia nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp.

3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

a) Về môi trường

Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, nhất là: đầu tư xử lý chất thải, nước thải, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường.

b) Về khoa học và công nghệ

Ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông sản của tỉnh. Đưa khoa học - công nghệ gắn liền với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực để nâng cao năng suất, chất lượng, đạt các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thông tin khoa học và công nghệ; phát triển các tổ chức, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và cung ứng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, nông thôn.

c) Giải pháp về chuyển đổi số

Tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của các cơ quan chủ trì các nhiệm vụ chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số tới các cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp. Triển khai các chương trình hợp tác liên vùng, hợp tác quốc tế trao đổi kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số, khoa học, công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, các viện, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu nhằm phát triển khoa học công nghệ.

Ưu tiên phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh. Tăng cường đầu tư vào hạ tầng số thông qua các giải pháp thúc đẩy xây dựng hạ tầng, sử dụng chung hạ tầng, khuyến khích khu vực tư đầu tư vào các hạ tầng số, dịch vụ mới như điện toán đám mây, 5G, IoT, Big Data, AI…; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương. Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, các Đại sứ quán và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường.

5. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Kiểm soát không gian phát triển đô thị, bảo đảm các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường. Quy hoạch đầu tư xây dựng các khu dân cư, điểm dân cư nông thôn mới theo các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất) với quy mô phù hợp theo định hướng, nhu cầu phát triển nhà ở của địa phương, gắn với quá trình phát triển đô thị, tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị, làm động lực và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh. Sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển đô thị - nông thôn, khuyến khích các mô hình phát triển bền vững theo hướng đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Triển khai xây dựng kế hoạch hành động và thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá, lồng ghép các nội dung quy hoạch thành các chương trình, đề án, kế hoạch 5 năm, hằng năm.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm.

XIII. SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Chi tiết danh mục sơ đồ Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Xem chi tiết tại Phụ lục XXI kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương:

a) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Chịu trách nhiệm toàn diện quản lý Quy hoạch tỉnh Hải Dương; hướng dẫn, phân công, phân cấp, điều phối, kiểm soát và bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, quy định trong quá trình thực hiện quy hoạch; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý và thực hiện Quy hoạch.

c) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hải Dương; tổ chức thực hiện quy hoạch gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch và rà soát điều chỉnh Quy hoạch theo quy định của pháp luật.

d) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và quy định của pháp luật để huy động các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

đ) Tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức rà soát Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện điều chỉnh Quy hoạch trong trường hợp có nội dung mâu thuẫn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

g) Đối với các dự án dự kiến đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực thực hiện thì tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

3. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các chương trình, dự án, đề án, bao gồm cả các dự án chưa được xác định trong các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, phương án phát triển các khu chức năng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và danh mục dự án ưu tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định này phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch khác có liên quan (nếu có), bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan; đồng thời người quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất, phân kỳ đầu tư các công trình, dự án phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố và theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Đối với các dự án, công trình đang được rà soát, xử lý theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm đúng các quy định hiện hành.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các ý kiến tiếp thu, giải trình, bảo lưu đối với ý kiến thẩm định, rà soát, tham gia góp ý của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan; các phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định này bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch có liên quan; thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết tại Văn bản số 4735/UBND-VP ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương trong quá trình thực hiện Quy hoạch; phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương trong việc đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp, huy động và bố trí nguồn lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Quy hoạch bảo đảm thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Phụ lục I
‎ PHƯƠNG ÁN DỰ KIẾN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
‎CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 - 2030

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Đơn vị hành chính cấp huyện
Số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu
Tổng số đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp
Số đơn vị hành chínhsau sắp xếp giai đoạn 2023-2025
Số đơn vị hành chính sau sắp xếp giai đoạn 2026-2030
1
Huyện Nam Sách
19
5
15
12
2
Huyện Thanh Hà
20
5
16
13
3
Huyện Gia Lộc
18
5
14
13
4
Huyện Kim Thành
18
5
14
13
5
Huyện Tứ Kỳ
23
4
20
15
6
Huyện Ninh Giang
20
4
16
13
7
Huyện Bình Giang
16
1
15
14
8
Thành phố Hải Dương
25
5
21
21
9
Thị xã Kinh Môn
23
1
22
20
10
Huyện Cẩm Giàng
17
2
15
11
11
Huyện Thanh Miện
17
0
17
13
12
Thành phố Chí Linh
19
1
19
19
Tổng
235
38
204
177

Ghi chú:Nội dung sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất nêu trên là phương án dự kiến. Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ tiếp tục được cập nhật sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tuân thủ theo pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và thực hiện theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tinh thần Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ.

Phụ lục II
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Đô thị
Phân loại đô thị

Ghi chú
Hiện trạng
Đến năm 2030
I
Thành phố Hải Dương



1
Thành phố Hải Dương
I
I

II
Thành phố Chí Linh



1
Đô thị Chí Linh
III
II

III
Thị xã Kinh Môn



1
Đô thị Kinh Môn
IV
III

IV
Huyện Bình Giang



1
Thị trấn Kẻ Sặt
V
-

Đô thị Bình Giang
(dự kiến trở thành lập Thị xã)
V
IV
‎(Thị xã Bình Giang)
(Bao gồm cả
thị trấn Kẻ Sặt)
V
Huyện Cẩm Giàng



1
Thị trấn Cẩm Giang
V
V
(mở rộng)
gồm: Thị trấn Cẩm Giàng sáp nhập với xã Thạch Lỗi
2
Thị trấn Lai Cách
V
IV
(mở rộng)
gồm: Thị trấn
Lai Cách sáp nhập với xã Cao An và xã Cẩm Đoài
3
Đô thị Tân Trường

nông thôn
V

4
Đô thị Lương Điền

nông thôn
V

VI
Huyện Thanh Miện



1
Thị trấn Thanh Miện
V
IV

2
Đô thị Đoàn Tùng - Thanh Tùng (*)

nông thôn
V
gồm: xã Đoàn Tùng (đô thị loại V)
sáp nhập với
xã Thanh Tùng
3
Đô thị Tứ Cường - Cao Thắng (*)

nông thôn
V
gồm: xã Tứ Cường sáp nhập với
xã Cao Thắng
Dự kiến thành lập Thị trấn (*)

V
(thị trấn*)
VII
Huyện Ninh Giang



1
Thị trấn Ninh Giang
V
IV
(mở rộng)
gồm: Thị trấn
Ninh Giang
sáp nhập với
xã Đồng Tâm và
xã Vĩnh Hòa
2
Đô thị Nghĩa An

nông thôn
V

3
Đô thị Ứng Hoè

nông thôn
V

VIII
Huyện Tứ Kỳ



1
Thị trấn Tứ Kỳ
V
V

2
Đô thị Hưng Đạo
V
V
gồm: xã Hưng Đạo (Đô thị loại V năm 2019) sáp nhập với xã Ngọc Kỳ và
xã Tái Sơn
Dự kiến thành lập thị trấn (*)

V
(thị trấn Hưng Đạo)
3
Đô thị Nguyên Giáp

nông thôn
V

IX
Huyện Nam Sách



1
Thị trấn Nam Sách
V
IV
(mở rộng)
gồm: Thị trấn
Nam Sách sáp nhập với xã Nam Hồng
2
Đô thị Thanh Quang - Quốc Tuấn (*)

V
gồm: xã Hưng Đạo (Đô thị loại V năm 2021) sáp nhập với xã Quốc Tuấn
3
Đô thị Minh Tân

nông thôn
V

X
Huyện Kim Thành



1
Đô thị thị trấn Phú Thái
V
IV
(mở rộng)
gồm: Thị trấn
Phú Thái sáp nhập với xã Phúc Thành, xã Kim Anh và một phần xã Kim Xuyên
2
Đô thị Đồng Cẩm

nông thôn
V

3
Đô thị Cộng Hoà - Lai Vu (*)

nông thôn
V

XI
Huyện Gia Lộc



1
Đô thị thị trấn Gia Lộc
V
IV

2
Đô thị Quang Đức

nông thôn
V
gồm: xã
Quang Minh
sáp nhập với
xã Đức Xương
3
Đô thị Yết Kiêu
Xã nông thôn
V

XII
Huyện Thanh Hà



1
Đô thị thị trấn Thanh Hà
V
V
(mở rộng)
gồm: thị trấn
Thanh Hà
sáp nhập với
xã Thanh Khê
2
Đô thị Tân An - Thanh Hải (*)
Xã nông thôn
V
gồm: xã Tân An
sáp nhập với
xã Thanh Hải
Dự kiến thành lập thị trấn

V
(thị trấn *)

Ghi chú:

- Định hướng phân loại đô thị bảo đảm phù hợp với Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

- Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, các đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị sớm hơn hoặc muộn hơn định hướng thì thực hiện thủ tục đánh giá, công nhận loại đô thị tại thời điểm đánh giá đạt các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định của pháp luật.

- (Mở rộng): Là các thị trấn mở rộng diện tích trên cơ sở phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2030.

- (*) Tên đô thị, đơn vị hành chính mới sẽ được xác định ở bước thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

- (**) Phạm vi ranh giới theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đến năm 2030.

Phụ lục III
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HẢI DƯƠNGTHỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Tên khu công nghiệp
Địa điểm
dự kiến
Diện tích
dự kiến (ha)
A
Các khu công nghiệp thực hiện theo chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định
số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
I
Khu công nghiệp đã thành lập

2.738,7
1
Khu công nghiệp Nam Sách
Thành phố Hải Dương
62,42
2
Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát
Thành phố Hải Dương
46,4
3
Khu công nghiệp Đại An
Thành phố Hải Dương
135,96
4
Khu công nghiệp Đại An mở rộng
Thành phố Hải Dương,
‎huyện Cẩm Giàng
416,21
5
Khu công nghiệp Phúc Điền
Huyện Cẩm Giàng
82,88
6
Khu công nghiệp Tân Trường
Huyện Cẩm Giàng
198,06
7
Khu công nghiệp Lai Cách
Huyện Cẩm Giàng
135,42
8
Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền
Huyện Cẩm Giàng
149,23
9
Khu công nghiệp Tân Trường mở rộng
Huyện Cẩm Giàng
112,6
10
Khu công nghiệp Lương Điền - Ngọc Liên
Huyện Cẩm Giàng
149,89
11
Khu công nghiệp An Phát 1
Huyện Nam Sách
180
12
Khu công nghiệp Cộng Hòa
Thành phố Chí Linh
201,43
13
Khu công nghiệp Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
197,94
14
Khu công nghiệp Lai Vu
Huyện Kim Thành
212,89
15
Khu công nghiệp Phú Thái
Huyện Kim Thành
56,7
16
Khu công nghiệp Kim Thành
Huyện Kim Thành
164,98
17
Khu công nghiệp Phúc Điền
mở rộng
Huyện Bình Giang
235,64
II
Các khu công nghiệp thành lập mới khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
2.922,3
1
Khu công nghiệp Hưng Đạo
Huyện Tứ Kỳ
200
2
Khu công nghiệp Hoàng Diệu
Huyện Gia Lộc
250
3
Khu công nghiệp Kim Thành 2
Huyện Kim Thành
437,24
4
Khu công nghiệp Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
150
5
Khu công nghiệp Bình Giang
Huyện Bình Giang
150
6
Khu công nghiệp Bình Giang 2
Huyện Bình Giang
303,27
7
Khu công nghiệp Tứ Kỳ 1
Huyện Tứ Kỳ
115,8
8
Khu công nghiệp Gia Lộc 3
Huyện Gia Lộc
130
9
Khu công nghiệp Cộng Hòa 2
Thành phố Chí Linh
190
10
Khu công nghiệp Nam Sách 1
Huyện Nam Sách
100
11
Khu công nghiệp Bình Giang 3
Huyện Bình Giang
200
12
Khu công nghiệp Bình Giang 4
Huyện Bình Giang
196
13
Khu công nghiệp Bình Giang 5
Huyện Bình Giang
100
14
Khu công nghiệp Thanh Miện 1
Huyện Thanh Miện
200
15
Khu công nghiệp Thanh Miện 2
Huyện Thanh Miện
200

Tổng cộng (I+II)
5.661
B
Các khu công nghiệp có tiềm năng, dự kiến thành lập mới trong trường hợp được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật


Các khu công nghiệp tiềm năng, dự kiến thành lập mới
Toàn tỉnh
2.340
(tổng diện tích)

Ghi chú:

- Tên, quy mô diện tích và phạm vi ranh giới các khu công nghiệp sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền quyết định, bảo đảm đúng chỉ tiêu sử dụng đất đãđược phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

- Các khu công nghiệp tiềm năng có nhu cầu đầu tư sớm hơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Phụ lục IV
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Tên cụm công nghiệp
Địa điểm
dự kiến
Ngành nghề hoạt động
Tổng diện tích dự kiến (ha)
I
Các cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện
3.020
1
Cụm công nghiệp Ba Hàng
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề

2
Cụm công nghiệp
Tây Ngô Quyền
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề
3
Cụm công nghiệp Việt Hòa
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề
4
Cụm công nghiệp Cẩm Thượng
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề
5
Cụm công nghiệp Thạch Khôi - Gia Xuyên
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề
6
Cụm công nghiệp Ngọc Sơn
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề
7
Cụm công nghiệp Cao An
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
8
Cụm công nghiệp Lương Điền
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
9
Cụm công nghiệp dịch vụ
thương mại Lương Điền
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
10
Cụm công nghiệp CADI
Yên Viên - Ngọc Liên
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
11
Cụm công nghiệp Lương Điền 2
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
12
Cụm công nghiệp Lương Điền 3
Huyện
Cẩm Giàng
Đa
ngành nghề
13
Cụm công nghiệp An Đồng

Huyện
Nam Sách

Đa
ngành nghề
14
Cụm công nghiệp Nam Hồng - Hồng Phong
Huyện
Nam Sách
Đa
ngành nghề
15
Cụm công nghiệp Nguyên Giáp
Huyện Tứ Kỳ
Đa
ngành nghề
16
Cụm công nghiệp Kỳ Sơn
Huyện Tứ Kỳ
Đa
ngành nghề
17
Cụm công nghiệp Văn Tố
Huyện Tứ Kỳ
Đa
ngành nghề
18
Cụm công nghiệp Đoàn Tùng
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
19
Cụm công nghiệp Ngũ Hùng - Thanh Giang
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
20
Cụm công nghiệp Cao Thắng
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
21
Cụm công nghiệp Đoàn Tùng 2
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
22
Cụm công nghiệp Tứ Cường –
Chi Lăng Bắc
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
23
Cụm công nghiệp Tứ Cường
Huyện
Thanh Miện
Đa
ngành nghề
24
Cụm công nghiệp Kim Lương
Huyện
Kim Thành
Đa ngành nghề
25
Cụm công nghiệp Cộng Hoà
Huyện
Kim Thành
Đa
ngành nghề
26
Cụm công nghiệp Quỳnh Phúc
Huyện
Kim Thành
Đa
ngành nghề
27
Cụm công nghiệp Nghĩa An
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
28
Cụm công nghiệp Hồng Phúc - Hưng Long
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
29
Cụm công nghiệp Hồng Đức
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
30
Cụm công nghiệp Hồng Phúc
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
31
Cụm công nghiệp Quang Hưng
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
32
Cụm công nghiệp Tân Phong 2
Huyện
Ninh Giang
Đa ngành nghề
33
Cụm công nghiệp Tân Phong - Hưng Thái
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
34
Cụm công nghiệp Hưng Long - Tân Phong
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề

35
Cụm công nghiệp Nghĩa An 3
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
36
Cụm công nghiệp Hưng Long
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
37
Cụm công nghiệp An Đức
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
38
Cụm công nghiệp Tân Phong
Huyện
Ninh Giang
Đa
ngành nghề
39
Cụm công nghiệp Hiệp Sơn
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
40
Cụm công nghiệp Phú Thứ
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
41
Cụm công nghiệp Duy Tân
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
42
Cụm công nghiệp Long Xuyên
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
43
Cụm công nghiệp An Phụ
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
44
Cụm công nghiệp Thăng Long
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
45
Cụm công nghiệp Thất Hùng
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
46
Cụm công nghiệp Quang Trung
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề
47
Cụm công nghiệp Hoàng Tân
Thành phố
Chí Linh
Đa
ngành nghề
48
Cụm công nghiệp Tân Dân
Thành phố
Chí Linh
Đa
ngành nghề
49
Cụm công nghiệp Văn An 1
Thành phố
Chí Linh
Đa
ngành nghề
50
Cụm công nghiệp Văn An 2
Thành phố
Chí Linh
Đa
ngành nghề
51
Cụm công nghiệp Tân Hồng - Vĩnh Hồng
Huyện
Bình Giang
Đa
ngành nghề
52
Cụm công nghiệp Tráng Liệt
Huyện
Bình Giang
Đa
ngành nghề
53
Cụm công nghiệp Nhân Quyền

Huyện Bình Giang

Đa
ngành nghề
54
Cụm công nghiệp Hưng Thịnh
Huyện
Bình Giang
Đa
ngành nghề
55
Cụm công nghiệp Bình Giang 1
Huyện
Bình Giang
Đa
ngành nghề
56
Cụm công nghiệp Bình Minh - Tân Hồng
Huyện
Bình Giang
Đa
ngành nghề
57
Cụm công nghiệp Toàn Thắng
Huyện Gia Lộc
Đa
ngành nghề
58
Cụm công nghiệp Yết Kiêu
Huyện Gia Lộc
Đa
ngành nghề
II
Các cụm công nghiệp thành lập mới đến 2030
190
1
Cụm công nghiệp
Phía Tây Việt Hòa
Thành phố
Hải Dương
Đa
ngành nghề

2
Cụm công nghiệp Thái Tân
Huyện
Nam Sách
Đa
ngành nghề
3
Cụm công nghiệp Thất Hùng 2
Thị xã
Kinh Môn
Đa
ngành nghề

Tổng cộng (I) + (II)

3.210
III
Các cụm công nghiệp tiềm năng (được triển khai thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định)


1
Dự kiến thành lập mới một số cụm công nghiệp
Toàn tỉnh
Đa
ngành nghề
1.600

Ghi chú:

- Tên dự án, vị trí, quy môvà phạm vi ranh giới các cụm công nghiệp sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch xây dựng và triển khai dự án đầu tư.

- Các cụm công nghiệp tiềm năng có nhu cầu đầu tư sớm hơn phục vụ phát triển kinh tế xã hội thì cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Phụ lục V
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU TỔ HỢP SINH THÁI, DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

_____________

STT
Khu du lịch
Vị trí dự kiến
1
Khu du lịch Đảo Ngọc
Thành phố Hải Dương
2
Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (hình thành khu du lịch quốc gia)
Thành phố Chí Linh
3
Khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long
Thành phố Chí Linh
4
Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí gắn với đô thị hồ Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
5
Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí Cồn Vĩnh Trụ
Thành phố Chí Linh
6
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đập Viễn
Thành phố Chí Linh
7
Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nông nghiệp công nghệ cao (du lịch dưới tán rừng)
Thành phố Chí Linh
8
Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với quần thể di tích chùa Thanh Mai
Thành phố Chí Linh
9
Làng du lịch thôn Thanh Mai gắn với
vùng trồng hoa
Thành phố Chí Linh
10
Phát triển các bến thuyền phục vụ du lịch
Thành phố Chí Linh
11
Khu du lịch Quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
Thị xã Kinh Môn
12
Khu du lịch làng nghề truyền thống gỗ Đông Giao
Huyện Cẩm Giàng
13
Khu du lịch nông nghiệp sinh thái An Thanh
Huyện Tứ Kỳ
14
Khu du lịch văn hóa gốm Chu Đậu
Huyện Nam Sách
15
Khu du lịch sinh tháiĐảo Cò
HuyệnThanh Miện
16
Khu du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống huyện Ninh Giang
HuyệnNinh Giang
17
Khu du lịch sinh thái Sông Hương
HuyệnThanh Hà
18
Khu du lịch dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng và sân gôn Bãi Soi
HuyệnTứ Kỳ,
huyện Thanh Hà

Ghi chú: Tên, vị trí, quy mô và phạm vi ranh giới sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ, đồng thời không vượt chỉ tiêu phân bổ đất đai đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm yếu tố quốc phòng, an ninh. Ngoài dự kiến nêu trên, theo nhu cầu thực tế, có thể điều chỉnh, phát triển thêm các dự án phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.

Phụ lục VI
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

STT
Tuyến
Điểm đầu
Điểm cuối
Chiều dài dự kiến (km)
Quy mô quy hoạch tối thiểu (cấp/làn xe)
I
Đường cao tốc


113

1
Cao tốc hiện có




-
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Km33+800, Thái Dương, Bình Giang
Km74+000, Vĩnh Lập, Thanh Hà
40
6 làn
2
Cao tốc quy hoạch mới




2.1
Cao tốc Nội Bài - Hạ Long
Hưng Đạo, Thành phố Chí Linh
Hoàng Tiến, thành phố
Chí Linh
20
4 làn
2.2
Đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội
Xã Hồng Phúc, Ninh Giang
Cao tốc
Nội Bài -
Hạ Long, thành phố Chí Linh
53
6 làn
II
Quốc lộ


190

1
Quốc lộ 5
Vĩnh Hưng, Bình Giang
Kim Liên,
Kim Thành
44,1
Cấp II, 4 làn xe
2
Quốc lộ 18
Phả Lại, Chí Linh
Hoàng Tiến, Chí Linh
20
Cấp III
3
Quốc lộ 37
Cầu Chanh
Lê Lợi,
Chí Linh
64,3
Cấp III, 2-4 làn xe
4
Quốc lộ 38
Cẩm Hưng, Cẩm Giàng
Cầu Tranh, Thúc Kháng, Bình Giang
13,8
Cấp III, 2-4 làn xe
5
Quốc lộ 38B
Ngã tư Gia Lộc
Cao Thắng, Thanh Miện
19,2
Cấp III, 2-4 làn xe
6
Quốc lộ 17B
Cầu Đá Vách
Tam Kỳ,
Kim Thành
27,6
Cấp IV, 2 làn xe
7
Quốc lộ 10
Km43+000
Km44+000
1
Cấp III, 4 làn xe
III
Đường tỉnh


674,41

III.1
Đường tỉnh hiện có


106,61

1
Đường tỉnh 392B
Ngã 3 Chương, giao với
đường tỉnh 392
Đê
Sông Luộc,
Bến Trại,
Diên Hồng, Thanh Miện
12,2
Cấp IV,
2 làn xe
2
Đường tỉnh 392C
Thị trấn
Thanh Miện
Tân Trào, Thanh Miện
10,5
Cấp IV,
2 làn xe
4
Đường tỉnh 394C
Quốc lộ 38 tại
thị trấn Cẩm Giàng
Đường đê
Văn Thái
10,83
Cấp IV,
2 làn xe
4
Đường tỉnh 396B
Ngã 3 giao với đường tỉnh 392, Đức Xương,
Gia Lộc
Cầu Hiệp,
Hưng Long,
Ninh Giang
9,4
Cấp IV,
2 làn xe
5
Đường tỉnh 396C (2 nhánh)
Quốc lộ 37,
xã Tân Hương, Ninh Giang
Đường tỉnh392B,
Tứ Cường, Thanh Miện và Đường tỉnh 396
(cầu Dầm)
19,63
Cấp IV,
2 làn xe
6
Đường tỉnh 398 (4 nhánh)


19,7
Cấp IV,
2 làn xe
-
Nhánh 1 (Nhánh Chu Văn An)
Quốc lộ 18, phường
Văn An, thành phố Chí Linh
Quốc lộ 37, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh
7,2
Cấp IV,
2 làn xe
-
Nhánh 2 (Nhánh Côn Sơn)
Quốc lộ 37,
phường Cộng Hòa,
thành phố Chí Linh
Quốc lộ L37, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh
4,3
Cấp IV,
2 làn xe
-
Nhánh 3 (Nhánh Kiếp Bạc)
Quốc lộ 37,
phường Cộng Hòa,
thành phố Chí Linh
Đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thành phố
Chí Linh
5,15
Cấp III,
4 làn xe
-
Nhánh 4 (Nhánh phà Đồng Việt)
Ngã ba Cung Bảy
Phà
Đồng Việt
3,05
Cấp IV,
2 làn xe
7
Đường 62m
Cầu Lộ Cương, thành phố
Hải Dương
Nút giao lên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
7,57
Cấp II, 4-6 làn xe
8
Đường tỉnh 399 mới (Đường trục Bắc - Nam tuyến phía Nam)
Giao với đường tỉnh 396B đoạn đi cầu Hiệp
Quốc lộ 38B
16,78
Cấp II, 4-6 làn xe
III.2
Đường tỉnh hiện có, điều chỉnh chiều dài tuyến


353,2

1
Đường tỉnh 389
Quốc lộ 5 tại Lai Khê, Kim Thành
Giao với Quốc lộ 17B, phường Hiệp An
27
Cấp III, 2-4 làn xe
2
Đường tỉnh 389B
Cầu Dinh
Quốc lộ 37, Đồng Lạc,
Chí Linh
21
Cấp III (2-4 làn xe)/IV (2 làn xe)
3
Đường tỉnh 390
Đường tỉnh397, Hợp Tiến,
Nam Sách
Nút giao với đường ô tô
cao tốc
Hà Nội –
Hải Phòng tại
Thanh Hà
38,5
Cấp III, 2-4 làn xe
4
Đường tỉnh 390B
Quốc lộ 5, nút giao lập thể giữa Quốc lộ5, đường sắt
Hà Nội –
Hải Phòng,
đường tỉnh 390
Bến xe Thanh Hà, huyện Thanh Hà
14,5
Cấp III, 2-4 làn xe
5
Đường tỉnh 390C
Giao đường vành đai 2, xã An Bình, Nam Sách
Giao đường tỉnh390, xã Thanh Hải, Thanh Hà
17,5
Cấp III, 2-4 làn xe
6
Đường tỉnh 390D
Quốc lộ 5, ngã tư Ngô Quyền
Quốc lộ 18,
Văn An,
Chí Linh
20,5
Cấp III,
4 làn xe
7
Đường tỉnh 390E
Giao đường tỉnh390B,
xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà
Cầu Bồng,
xã Kim Tân, huyện
Kim Thành
12
Cấp IV,
2 làn xe
8
Đường tỉnh 391
Giao quốc lộ 5, thành phố
Hải Dương
Bến phà
Chanh cũ,
thị trấn
Ninh Giang
40
Cấp III, 2-4 làn xe
9
Đường tỉnh 392
Quốc lộ 38, thị trấn Kẻ Sặt
Cầu
Quang Thanh
44,5
Cấp III, 2-4 làn xe
10
Đường tỉnh 393
Hầm chui đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Tân Trào, Thanh Miện
19,7
Cấp III, 2-4 làn xe
11
Đường tỉnh 394
Quốc lộ 5, thị trấn Lai Cách
Hà Chợ,
Thái Dương
14,6
Cấp III, 2-4 làn xe
12
Đường tỉnh 395
Ngã ba giao đường 391, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương
Thị trấn Kẻ Sặt
23,8
Cấp III, 2-4 làn xe
13
Đường tỉnh 396
Nút giao cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng tại Thanh Hà
Đường tỉnh 392 xã Nhân Quyền
43,6
Cấp III (2-4 làn xe)/II (4-6) làn xe
14
Đường tỉnh 398B
Nút giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long
Hoàng Hoa Thám, Chí Linh
16
Cấp IV, 2 làn xe
III.3
Đường tỉnh mới


214,6

1
Đường tỉnh 394B
Quốc lộ 5
Đường trục
Bắc Nam huyện Thanh Miện
10,7
Cấp II, 4-6 làn xe
2
Đường tỉnh 397
Quốc lộ 37, Thanh Quang, Nam Sách
Cầu Kênh Vàng
7
Cấp III, 4 làn xe
3
Đường tỉnh 388 dự kiến (Tuyến nối từ Quốc lộ18 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng)
Quốc lộ18 phường Tân Dân, thị xãKinh Môn
Nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
29,5
Cấp II, 4-6 làn xe
4
Đường tỉnh 398C dự kiến (Đường từ cầu Đồng Việt đến đường tốc độ cao của Quảng Ninh)
Cầu Đồng Việt
Phường
Hoàng Tân
12
Cấp II, 4-6 làn xe
5
Đường tỉnh 388B dự kiến (Đường trục Bắc Nam tuyến phía Bắc)
Đầu cầu Triều,
xã Thất Hùng,
thị xã Kinh Môn
Giao vành đai V vùng Thủ đô
Hà Nội
22,6
Cấp III, 2-4 làn xe
6
Đường tỉnh 392D dự kiến (Đường kết nối thị trấn Thanh Miện sang Quỳnh Lâm)
Quốc lộ 38B,
Triệu Nội, thị trấn Thanh Miện
Sông Luộc (ranh giới
Hải Dương,
Thái Bình)
10
Cấp III, 2-4 làn xe
7
Đường tỉnh 396D dự kiến
(Đường kết nối đường tỉnh 392 (Đoạn chỉnh tuyến, huyện Ninh Giang) với đường tỉnh 451 (tỉnh Thái Bình)
Giao đường tỉnh 392 đoạn
chỉnh tuyến
(xã Ứng Hòe)
Cầu An Đồng (Vượt sông Luộc)
9
Cấp III, 2-4 làn xe
8
Đường tỉnh 397B dự kiến(Tuyến đường trục Đông Tây Kinh Môn kết nối đường tỉnh 352 (Hải Phòng)
Giao đường vành đai 5 (xã Cộng Hòa, Nam Sách)
Sông Hàn
(xã Minh Hòa)
33,6
Cấp III, 2-4 làn xe
9
Đường tỉnh 399B dự kiến (Đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng)
Thái Dương,
Bình Giang
Vĩnh Lập, Thanh Hà
80,2
Cấp III, 2-4 làn xe

Ghi chú:

- Tên, số hiệu đường tỉnh, phạm vi (điểm đầu, điểm cuối), vị trí, hướng tuyến và quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

- Quy mô theo quy hoạch là quy mô tối thiểu được tính toán theo nhu cầu dự báo. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải và khả năng nguồn lực đầu tư, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư bảo đảm hiệu quả dự án.

- Các đoạn đường qua đô thị quy mô thực hiện theo quy hoạch đô thị. Số làn xe đến năm 2030 có thể được mở rộng theo quy mô quy hoạch sau năm 2030 khi có nhu cầu thực tế.

Phụ lục VII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CẢNG THUỶ NỘI ĐỊA
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Tên công trình
Địa điểm dự kiến
Sông
Cỡ tàu (Tấn)
Công suất dự kiến (1.000 Tấn/năm)
Ghi chú
I
Cảng theo quy hoạch quốc gia





I.1
Khu cảng sông
Kinh Thầy,
Kinh Môn,
sông Hàn


1.000- 3.000
18.000

1
Cảng Nguyễn Thị Nguyệt
Thành phố
Chí Linh
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
2
Cảng Hưng Thịnh Phát
Huyện Nam Sách
Sông
Kinh Thầy

200
Hiện có
3
Cảng Minh Tuấn
Thành phố Chí Linh
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
4
Cảng Hà Thanh
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
5
Cảng Phú Cường
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Hiện có
6
Cảng Thương mại & Dịch vụ khách sạn Trung Nam
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Xây dựng mới
7
Cảng Vũ Anh Đức
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

400
Hiện có
8
Cảng Phú Tân
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

400
Hiện có
9
Cảng Nam Vỹ Anh
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

300
Hiện có
10
Cảng Năng lượng
Hòa Phát
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
11
Cảng Hòa Phát
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

7.500
Hiện có
12
Cảng Hoàng Oanh
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
13
Cảng Trần Thị Bình
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
14
Cảng Thành Công III
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

300
Hiện có
15
Cảng Minh Đức
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

300
Hiện có
16
Cảng Sơn Thái
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

1.200
Hiện có
17
Cảng Nguyễn Văn Tuấn
Thị xã
Kinh Môn
Sông
Phi Liệt

200
Hiện có
18
Cảng Sơn Thịnh
Thị xã
Kinh Môn
Sông Hàn

100
Hiện có
19
Cảng Phú Sơn
Thị xã
Kinh Môn
Sông Hàn

200
Xây dựng mới
20
Cảng Hoàng Gia
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

100
Hiện có
21
Cảng Kim Lương
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

200
Xây dựng mới
22
Cảng Hoàng Giang
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

200
Xây dựng mới
23
Cảng Kim Liên
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

300
Xây dựng mới
24
Cảng Huy Văn
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

1.500
Hiện có
25
Cảng Kiến Hoa
Đất Việt
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

300
Hiện có
26
Cảng Phúc An
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

300
Hiện có
27
Cảng Trường An
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

900
Hiện có
28
Cảng Phú Thái
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

700
Hiện có
29
Cảng Cu Bi
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

200
Hiện có
30
Cảng Kim Xuyên
Huyện
Kim Thành
Sông
Kinh Môn

300
Xây dựng mới
31
Cảng khác



900
Xây dựng mới
I.2
Khu cảng sông
Thái Bình


1.000-2.000
2.500

1
Cảng Phượng Hoàng
Thành phố Hải Dương
Sông
Thái Bình

300
Hiện có
2
Cảng thủy nội địa Hoàng Anh
Thành phố Hải Dương
Sông
Thái Bình

800
Hiện có
3
Cảng Cống Câu - Hải Dương (cảng tổng hợp)
Thành phố Hải Dương
Sông
Thái Bình

300
Hiện có
4
Cảng Hải Hà
Huyện Thanh Hà
Sông
Thái Bình

300
Hiện có
5
Cảng khác



800
Xây dựng mới
I.3
Khu cảng sông Luộc


1.000-2.000
1.000

1
Cảng Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
Sông Luộc

500
Xây dựng mới
2
Cảng khác



500
Xây dựng mới
II
Cảng thủy nội địa hiện có


1.000-2.000
2.700

1
Cảng Vụ Hát Tường
Huyện
Kim Thành
Sông
Lạch Tray

100
Hiện có
2
Cảng Hoàng Tùng
Huyện Nam Sách
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
3
Cảng Hà Bình
Huyện Nam Sách
Sông
Kinh Thầy

200
Hiện có
4
Cảng nhà máy
nhiệt điện Hải Dương
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Hiện có
5
Cảng Nguyễn Thị Mỵ
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
6
Cảng Hải Hưng
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
7
Cảng Hà Hải
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Hiện có
8
Cảng xi măng
Phúc Sơn
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy
‎Sông
Phi Liệt

300
Hiện có
9
Cảng Hòa Thuận
Huyện Kinh Môn
Sông Hàn

100
Hiện có
10
Cảng Xi măng Vicem Hoàng Thạch
Huyện Kinh Môn
Sông
Mạo Khê

400
Hiện có
11
Cảng Tiến Trung
Huyện Kinh Môn
Sông
Mạo Khê

200
Hiện có
12
Cảng xí nghiệp đá
xi măng Vicem Hoàng Thạch
Huyện Kinh Môn
Sông
Mạo Khê

100
Hiện có
13
Cảng thủy nội địa Trạm trung chuyển
xi măng
Huyện Kim Thành
Sông
Kinh Môn

100
Hiện có
14
Cảng công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Thành phố Chí Linh
Sông Thương

100
Hiện có
15
Cảng Hòa Phát
Huyện Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

100
Hiện có
16
Cảng Sơn Thịnh
Huyện Kinh Môn
Sông Hàn

200
Hiện có
17
Cảng Cao Cường
Thành phố Chí Linh
Sông
Thái Bình

100
Hiện có
III
Cảng thủy nội địa quy hoạch mới


1.000-2.000
2.400

1
Cảng Nguyên Giáp
Huyện
Tứ Kỳ
Sông Luộc

200
Xây dựng mới
2
Cảng Vĩnh Lập
Huyện Thanh Hà
Sông
Thái Bình

200
Xây dựng mới
3
Cảng Cộng Hòa
Huyện Nam Sách
Sông
Kinh Thầy

200
Xây dựng mới
4
Cảng Kim Đính
Huyện Kim Thành
Sông
Lai Vu

200
Xây dựng mới
5
Cảng bến Tiên Kiều
Huyện Cẩm Giàng
Sông
Thái Bình

200
Xây dựng mới
6
Cảng Thái Tân
Huyện Nam Sách
Sông
Thái Bình

200
Xây dựng mới
7
Cảng Thất Hùng
Thị xã Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Xây dựng mới
8
Cảng Đại Sơn
Huyện
Tứ Kỳ
Sông
Thái Bình

200
Xây dựng mới
9
Cảng Tiên Động
Huyện Thanh Miện
Sông Luộc

200
Xây dựng mới
10
Cảng Thăng Long
Thị xã Kinh Môn
Sông
Kinh Môn

200
Xây dựng mới
11
Cảng Quang Thành
Thị xã Kinh Môn
Sông
Kinh Thầy

200
Xây dựng mới
12
Cảng Kho xăng dầu
Thị xã Kinh Môn
Sông
Kinh Môn

200
Xây dựng mới
13
Các cảng khác
Các huyện, thị xã, thành phố




Xây dựng mới

Ghi chú:

- Việc đầu tư các cảng thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải phù hợp với Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan.

- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập và thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định của pháp luật. Ngoài dự kiến các cảng, bến xây dựng mới nêu trên, theo nhu cầu thực tế, điều chỉnh, phát triển thêm các cảng, bến hàng hóa, hành khách phù hợp với định hướng của các quy hoạch liên quan.

Phụ lục VIII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Tên sông
Chiều dài dự kiến (km)
Cấp kỹ thuật
I
Các sông do trung ương quản lý


1
Sông Luộc (địa bàn tỉnh Hải Dương)
41
II
2
Sông Thái Bình


-
Từ ngã ba Mía đến ngã ba Lấu Khê
57
III
-
Từ ngã ba Lấu Khê đến ngã ba Lác
7

3
Sông Thương (từ phường Phả Lại đến xã Hưng Đạo)
9
III
4
Sông Kinh Thầy (từ ngã ba Trại Sơn đến
ngã ba Lấu Khê)
44,5
II
5
Sông Kinh Môn (từ ngã ba Nống đến ngã ba Kèo)
45
III
6
Sông Lai Vu (từ ngã ba Cửa Dưa đến ngã ba Vũ Xá)
26
III
7
Sông Mạo Khê (từ ngã ba Bến Đụn đến
ngã ba Bến Triều)
18
III
8
Sông Cầu Xe - Mía


-
Ngã ba Mía đến Âu Cầu Xe
3
III
-
Từ ngã ba Văn Úc đến ngã ba Thái Bình
3
III
9
Sông Văn Úc - Gùa


-
Cửa Văn Úc đến ngã ba Cửa Dưa
12
II
-
Nga ba Cửa Dưa đến ngã ba Mũi Gươm
4
III
10
Sông Phi Liệt - Đá Bạch
(từ ngã ba Đụn đến ngã ba Trại Sơn)
8
III
11
Sông Lạch Tray
(đoạn cầu Rào đến ngã ba Kênh Đồng)
10,5
III
12
Sông Hàn
(từ nga ba Nống đến ngã ba Trại Sơn)
8,5
II
II
Các sông do địa phương quản lý


1
Sông sặt (từ hạ lưu Âu Ngọc Uyên đến Cống Chanh)
28
V
2
Sông Cửu Yên (từ Âu An Thổ đến ngã ba Pháo Đài)
37
V
3
Sông Đình Đào (từ cổng Đồng Tràng đến
ngã ba Hưng Long)
32,2
V
4
Sông Tứ Kỳ (ngã ba Cự Lộc đến cống Đồng Tràng)
12
V
5
Sông Cầu Xe (từ ngã ba Phượng Kỳ đến
Cống Cầu Xe)
4,1
V
6
Sông Ghẽ (từ giao sông Sặt đến cầu Cẩm Giàng)
8,7
V

Phụ lục IX
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

______________

A. NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO


STT


Nguồn điện


Ghi chú

I. Điện mặt trời, điện gió


1
Điện mặt trời áp mái
Thực hiện theo
Kế hoạch thực hiện
Quy hoạch điện VIII
2
Điện mặt trời mặt đất
3
Điện mặt trời mặt nước
4
Điện gió trên bờ
II. Điện sinh khối, khí sinh học và điện rác

1
Điện sinh khối
Thực hiện theo
Kế hoạch thực hiện
Quy hoạch điện VIII
2
Điện khí sinh học
3
Điện rác (Vị trí tại xã Việt Hồng,
huyện Thanh Hà; phường Văn Đức (Hoặc Cộng Hòa), thành phố Chí Linh và các vị trí khác sẽ được xác định khi triển khai dự án)
III
Điện nhiệt dư (Nhà máy xi măng Hoàng Thạch )


Ghi chú:

- Việc đầu tư các dự án nguồn điện có tiềm năng phát triển phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch liên quan và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình nêu trên sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án.

B. CÁC CÔNG TRÌNH TRẠM BIẾN ÁP 500kV, 220kV VÀ 110kV

STT
Tên trạm
Máy
Hiện tại
Đến năm 2030
Vị trí
dự kiến
Công suất trạm (MVA)
Quy mô điện áp (kV)
Công suất trạm (MVA)
Quy mô điện áp (kV)
I
Trạm biến áp 500kV






1
Trạm biến ápGia Lộc
AT1


900

Huyện
Gia Lộc
II
Trạm biến áp 220kV






1
Trạm biến ápHải Dương
AT1
250
220/110


Huyện Cẩm Giàng
AT2
250
220/110


2
Trạm biến áp Hải Dương 2
AT1
250
220/110


Thị xã Kinh Môn

AT2
250
220/110


3
Trạm biến áp Nhiệt điện
Phả Lại
AT1
250
220/110


Thành phố Chí Linh
AT2
250
220/110


AT3


250
220/110
4
Trạm biến áp Nhiệt điện
Hải Dương
AT1
250
220/110


Thị xã Kinh Môn
AT2


250
220/110
5
Trạm biến áp Gia Lộc
AT1


250
220/110
Huyện
Gia Lộc
AT2


250
220/110
6
Trạm biến áp Thanh Hà
AT1


250
220/110
Huyện Thanh Hà
AT2




7
Trạm biến áp Tân Việt
AT1


250
220/110
Huyện Bình Giang
AT2


250
220/110
8
Trạm biến áp Tứ Kỳ
AT1


250
220/110
Huyện
Tứ Kỳ

AT2




9
Trạm biến áp Nhị Chiểu
AT1


250
220/110
Thị xã Kinh Môn
AT2




III.
Trạm biến áp 110kV






III.1
Vùng I






1
Trạm biến áp Đồng Niên
T1
63
110/35/22


Phường Việt Hòa
T2
40
110/35/22
63
110/35/22
T3
40
110/22/6
63
110/22
T4
63
110/35/22


2
Trạm biến áp Phúc Điền
T1
63
110/35/22


Huyện Cẩm Giàng
T2
63
110/35/22


3
Trạm biến áp Đại An
T1
63
110/35/22


Thành phố Hải Dương
T2
63
110/35/22


4
Trạm biến áp Lai Khê
T1
63
110/35/22



Cộng hoà
T2
63
110/35/22


T3


63
110/35/22
5
Trạm biến áp Tiền Trung
T1
40
110/35/22
63
110/35/22
Phường
Ái Quốc
T2
63
110/35/22


T3


63
110/35/22
6
Trạm biến áp Cẩm Điền
T1
40
110/35/22


Khu công nghiệp Cẩm Điền- Lương Điền
(T2- đóng điện tháng 7/2021)
T2
40
110/22/11
63
110/35/22
7
Trạm biến áp Kim Thành
T1
63
110/35/22


Xã Kim Anh
(T1- đóng điện tháng 12/2021)
T2


63
110/35/22
8
Trạm biến áp Nam Sách
T1
40
110/35/22


Huyện
Nam Sách
(T1- đóng điện tháng 02/2023)
T2


63
110/35/22
9
Trạm biến áp Tân Trường
T1


63
110/35/22
Huyện
Cẩm Giàng
T2


63
110/22
10
Trạm biến áp Nam Sách 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Nam Sách

T2


63
110/22
T3


63
110/22
T4


63
110/22
11
Trạm biến áp Tân Trường 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Cẩm Giàng
T2


63
110/22
12
Trạm biến áp Kim Thành 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Kim Thành

T2


63
110/35/22
T3




13
Trạm biến áp Tứ Minh
(Đại An 2)
T1


63
110/22
Khu công nghiệp
Đại An mở rộng tại xã CẩmĐông, huyện
Cẩm Giàng
T2


63
110/22
T3




14
Trạm biến áp khu đô thị Phía Nam
T1


63
110/22
Thành phố Hải Dương
T2




T3




15
Trạm biến áp NC Hải Dương
T1


63
110/ 35/22
Huyện
Cẩm Giàng
T2




16
Trạm biến áp Cẩm Giàng
T1


63
110/35/22
Huyện
Cẩm Giàng
T2




17
Trạm biến áp Cẩm Giàng 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Cẩm Giàng
T2


63
110/35/22
T3




18
Trạm biến áp Ecopark
T1


63
110/22
Thành phố Hải Dương
T2




19
Trạm biến áp Tàu Thuỷ (Lai Vu)
T1


63
110/35/22
Huyện
Kim Thành
T2




20
Trạm biến áp Nam Sách 3
T1


63
110/35/22
Huyện
Nam Sách
T2




21
Trạm biến áp Kim Thành 3
T1


63
110/35/22
Huyện
Kim Thành
T2


63
110/35/22
III.2
Vùng II






1
Trạm biến áp Phả Lại
T1
25
110/35/22
40
110/22
Thành phố Chí Linh

T2
25
110/35/22


2
Trạm biến áp Chí Linh
T1
40
110/35/22
63
110/35/22
Phường
Sao Đỏ
T2
40
110/35/22


3
Trạm biến áp Hoàng Thạch
T1
17.5
110/6


Thị xã
Kinh Môn

T2
17.5
110/6


T3
20
110/6


T4
25
110/6


4
Trạm biến áp Cộng Hoà
T1
40
110/35/22


Thành phố Chí Linh

T2




5
Trạm biến áp Hoà Phát
T1
63
110/6


Thị xã
Kinh Môn

T2
63
110/6


T3
63
110/6


6
Trạm biến áp Nhị Chiểu
T1
63
110/35/22


Thị xã
Kinh Môn

T2
63
110/35/22


T3
63
110/35/22


7
Trạm biến áp Xi măng
Phúc Sơn
T1
31.5
110/6


Thị xã
Kinh Môn

T2
31.5
110/6


T3
31.5
110/6


8
Trạm biến áp Cộng Hoà 2
T1


40
110/22
Thành phố Chí Linh
T2


63
110/22
9
Trạm biến áp Cộng Hoà 3
T1


63
110/22
Thành phố Chí Linh
T2


63
110/22
T3


63
110/22
10
Trạm biến áp Kinh Môn
T1


63
110/35/22
Thị xã
Kinh Môn
T2


63
110/35/22
T3




11
Trạm biến áp Chí Linh 2
T1


40
110/35/22
Thành phố Chí Linh
T2




12
Trạm biến áp Kinh Môn 2
T1


63
110/35/22
Thị xã
Kinh Môn
T2


63
110/35/22
T3




13
Trạm biến áp Kinh Môn 3
T1


63
110/35/22
Thị xã
Kinh Môn

T2


63
110/35/22
T3




14
Trạm biến áp NC Hải Dương 2
T1


63
110/35/22
Thị xã
Kinh Môn
15
Trạm biến áp Tân Hà Kiều
T1
17,5
110/0.8


Thị xã
Kinh Môn
T2
12,5
110/0.8


T3


17,5
110/0.8
T4
12,5


110/0.8
T5


17,5
110/0.8
16
Trạm biến áp Nhà máy điện rác Chí Linh
T1


10-25
110/22
Vị trí, cấp điện áp và công suất trạm biến áp phụ thuộc vào công suất
Nhà máyđiện Rác do
tỉnh Hải Dương bố trí
T2


10-25
110/22
III.3
Vùng III






1
Trạm biến áp Nghĩa An
T1
63
110/35/22


Xã Nghĩa An
T2
40
110/35/6
63
110/35/22
2
Trạm biến áp Ngọc Sơn
T1
40
110/35/22
63
110/35/22
Thành phố Hải Dương

T2
63
110/35/22


T3




3
Trạm biến áp Thanh Miện
T1
63
110/35/22


Thị trấn Thanh Miện
T2
40
110/35/22
63
110/35/22

4
Trạm biến áp Nguyên Giáp
T1
40
110/35/22
63
110/35/22

Quang Trung,
huyện Tứ Kỳ
(T2- đóng điện tháng 10/2022)
T2
40
110/35/22
63
110/35/22
5
Trạm biến áp NC Thanh Hà
T1
40
110/35/22


Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà
(T1- đóng điện tháng 01/2022)
T2


63
110/35/22
6
Trạm biến áp NC Tân Việt (Bình Giang)
T1


63
110/35/22
Huyện
Bình Giang
T2


63
110/35/22
7
Trạm biến áp NC Gia Lộc
T1


63
110/35/22
Huyện
Gia Lộc
T2




8
Trạm biến áp Thanh Giang
T1


63
110/22
Huyện
Thanh Miện
T2




T3




9
Trạm biến áp Thanh Hà 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Thanh Hà
T2




T3




10
Trạm biến áp Bình Giang 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Bình Giang
T2


63
110/35/22
T3




11
Trạm biến áp Hưng Thái
T1


40
110/35/22
Huyện
Ninh Giang
T2


63
110/35/22
12
Trạm biến áp Thanh Miện 2
T1


40
110/35/22
Huyện
Thanh Miện
T2


63
110/35/22
13
Trạm biến áp Thanh Miện 3
T1


63
110/22
Huyện
Thanh Miện
T2


63
T3



14
Trạm biến áp Gia Lộc 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Gia Lộc
T2




T3




15
Trạm biến áp Tứ Kỳ
T1


40
110/35/22
Huyện
Tứ Kỳ

T2


63
110/35/22
16
Trạm biến áp NC Tứ Kỳ
T1


40
110/35/22
Huyện
Tứ Kỳ
T2




17
Trạm biến áp Gia Lộc 3
T1


63
110/35/22
Huyện
Gia Lộc
T2




T3




18
Trạm biến áp Thanh Hà 3
T1


40
110/35/22
Huyện
Thanh Hà
T2




T3




19
Trạm biến áp Bình Giang 3
T1


63
110/35/22
Huyện
Bình Giang
T2




T3




20
Trạm biến áp Tân Phong
T1


63
110/35/22
Huyện
Ninh Giang
T2




T3




21
Trạm biến áp nhiện điện rác Thanh Hà
T1


10-31
110/22
Vị trí, cấp điện áp và công suất trạm biến áp phụ thuộc vào công suất Nhà máy điện Rác do tỉnh Hải Dương bố trí
T2




22
Trạm biến áp Tứ Kỳ 2
T1


63
110/35/22
Huyện
Tứ Kỳ
T2



110/35/22
23
Trạm biến áp Gia Lộc 4
T1


63
110/22
Huyện
Gia Lộc
T2




24
Trạm biến áp Bình Giang 4
T1


63
110/22
Huyện
Bình Giang
T2


63
110/22
25
Trạm biến áp Bình Giang 5
T1


63
110/35/22
Huyện
Bình Giang
T2


63
110/35/22

Ghi chú:

- Vị trí trạm biến áp nêu trên là dự kiến, để phù hợp với điều kiện thực tế, vị trí lắp đặt của trạm biến áp có thể bố trí tại khu vực lân cận so với các vị trí nêu trên.

- Tiến độ, quy mô, cấp điện áp, vị trí của các trạm biến áp sẽ được chuẩn xác trong quá trình chuẩn bị đầu tư bảo đảm sự phù hợp với định hướng phát triển lưới điện trung áp của tỉnh và đáp ứng tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Các dự án đang thực hiện sẽ được chuyển tiếp (tiếp tục thực hiện) theo quy mô, phương án đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

- Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp và tuyến đường dây 500kV và 220kV căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Số lượng các trạm biến áp 110kV có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể, phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch vùng và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

C. CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY 500kV, 220kV VÀ 110kV

STT
Danh mục đường dây
Tiết diện (mm2)
Giai đoạn 2021-2030
Hiện có
Xây dựng mới hoặc sau cải tạo
Số mạch x Km
I
Đường dây 500kV





1
Gia Lộc - Rẽ Thái Bình - Phố Nối


4
x
13
2
Nhà máy nhiện điện Nam Định I - Phố Nối


2
x
123 (HD31)
3
Hải Phòng - Thái Bình


2
x
35
(HD11)
II
Đường dây 220kV





1
Nhiện điện Hải Dương –
Phố Nối 500kV

330
2
x
60
2
Gia Lộc - Rẽ nhiệt điện
Hải Dương - Phố Nối

330
4
x
5
3
500kV Hải Phòng - Gia Lộc

330
2
x
35
4
Thanh Hà - Rẽ 500kV
Hải Phòng - Gia Lộc

330
2
x
7
5
Tân Việt (Bình Giang) –
Rẽ Gia Lộc - Phố Nối

330
4
x
3
6
Yên Dũng - Rẽ Nhiệt điện
Phả Lại – QuangChâu

330
2
x
2
7
Bắc Ninh 6 - Rẽ Phả Lại - 500kV Phố Nối

330
2
x
3
8
Đại Bản - Rẽ Hải Dương 2 – Dương Kinh

330
4
x
2
9
Nhị Chiểu - Rẽ Mạo Khê –
Hải Dương 2

330
4
x
2
10
Tứ Kỳ - Rẽ 500kV Hải Phòng - Gia Lộc

400
4
x
4
11
Gia Lộc 500kV - Rẽ Gia Lộc - Hải Phòng 500kV

330
4
x
5
12
Mạch 2 nhiệt điện Phả Lại –
Bắc Giang

330
2
x
27
III
Đường dây 110kV





III.1
Xây dựng mới





1
Đường dây 110kV trạm biến áp Nam Sách 2

300
2
x
2.1
2
Đường dây110kV từ 220kV Thanh Hà - Kim Thành 2 - Thanh Hà 2 - Nghĩa An

300
2
x
28.0
3
Đường dây 110kV trạm biến áp Cộng Hoà 2

300
2
x
0.5
4
Đường dây 110kV trạm biến áp Kinh Môn

300
2
x
0.5
5
Đường dây 110kV trạm biến áp Chí Linh 2

300
2
x
6.5
6
Đường dây 110kV trạm biến áp Kinh Môn 2

300
2
x
7.5
7
Đường dây 110kV Tân Trường - 220kV Tân Việt

300
4
x
5.0
8
Đường dây 110kV
trạm biến ápA Bình Giang 2

300
2
x
2.0
9
Đường dây 110kV t
rạm biến áp Hưng Thái

300
2
x
7.0
10
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tứ Kỳ

300
2
x
9.0
11
Đường dây 110kV
trạm biến áp NC Thanh Hà

300
2
x
16.4
12
Đường dây 110kV
trạm biến áp Kim Thành

300
2
x
1.0
13
Đường dây 110kV
trạm biến áp Nam Sách

300
2
x
0.1
14
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tân Trường

300
4
x
2.8
15
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tân Trường 2

300
2
x
1.5
16
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tứ Minh

300
2
x
2.1
17
Đường dây 110kV sau
trạm biến áp 220kV Gia Lộc

300
4x3+2x3+2x15
x
48.0
(quy về mạch đơn)
18
Đường dây 110kV Đồng Niên-Tiền Trung (mạch 2)

300
2
x
9.1
19
Đường dây 110kV Hải Dương-Đồng Niên

300
2
x
4.8
20
Đường dây 110kV
trạm biến áp Thanh Hà 2

300
2
x
2.0
21
Đường dây 110kV từ trạm biến áp 220kV Tân Việt - Bãi Sậy

300
2
x
9.0
22
Nhánh rẽ 110kV trạm biến áp nhiệt điện Đốt Rác - Chí Linh

300
2
x
2.0
23
Đường dây 110kV
trạm biến áp Thanh Miện 2

300
2
x
2.5
24
Đường dây 110kV Nhị Chiểu đi nhánh rẽ đường dây 110kV
Hòa Phát

300
2
x
1.7
25
Đường dây 110kV
trạm biến áp Gia Lộc 2

300
2
x
0.5
26
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tàu Thuỷ

300
2
x
1.0
27
Đường dây 110kV
trạm biến áp Kim Thành 2

300
2
x
7.0
28
Đường dây 110kV
trạm biến áp Khu đô thị Phía Nam

300
2
x
1.0
29
Đường dây 110kV từ Ngọc Sơn - Trạm biến áp 220kV Thanh Hà

300
2
x
14.0
30
Xuất tuyến 1 sau trạm biến áp 220kV Tứ Kỳ

300
4
x
0.5
31
Xuất tuyến 2 sau trạm 220kV Tứ Kỳ

300
2
x
4,0
32
Đường dây 110kV
trạm biến áp Gia Lộc 3

300
2
x
3.5
33
Đường dây 110kV
trạm biến áp Cẩm Giàng

300
2
x
18.4
34
Đường dây 110kV
trạm biến áp Thanh Hà 3

300
2
x
8.0
35
Đường dây 110kV
trạm biến áp Cẩm Giàng 2

300
2
x
7.0
36
Đường dây 110kV
trạm biến áp Bình Giang 3

300
2
x
0.5
37
Đường dây 110kV
trạm biến áp Kinh Môn 3

300
2
x
8.0
38
Đường dây 110kV
trạm biến áp Ecopark

300
2
x
3.0
39
Đường dây 110kV
trạm biến áp Thanh Giang

300
2
x
6.5
40
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tân Phong

300
2
x
2.5
41
Đường dây 110kV
trạm biến áp Cộng Hòa 3

300
2
x
1.0
42
Nhánh rẽ 110kV trạm biến áp nhiệt điện Đốt Rác - Thanh Hà

300
2
x
6.0
43
Đường dây 110kV
trạm biến áp Thanh Miện 3

300
2
x
1.5
44
Đường dây 110kV
trạm biến áp Nam Sách 3

300
2
x
2.0
45
Đường dây 110kV
trạm biến áp Kim Thành 3

300
2
x
1.0
46
Đường dây 110kV
trạm biến áp Tứ Kỳ 2

300
2
x
2.0
47
Đường dây 110kV
trạm biến áp Gia Lộc 4

300
2
x
2.0
48
Đường dây 110kV
trạm biến áp Bình Giang 4

300
2
x
5.0
49
Đường dây 110kV
trạm biến áp Bình Giang 5

300
2
x
1.0
III.2
Nâng cấp cải tạo





1
Cải tạo đường dây 180A80 - 171A8.25 Nhiệt điện Phả Lại - Nhiệt điện Hải Dương
185
300
1
x
17.0
2
Cải tạo đường dây 181A80 - 172A8.25 Nhiệt điện Phả Lại - Nhiệt điện Hải Dương
185
300
1
x
17.0
3
Cải tạo đường dây 173A8.25 - 171E8.6 Nhiệt điện Hải Dương - Lai Khê
185
300
1
x
6.0
4
Cải tạo đường dây 174A8.25 - 172E8.6 Nhiệt điện Hải Dương - Lai Khê
185
300
1
x
6.0
5
Cải tạo đường dây 176, 173E8.6 - 174, 173E8.16
Lai Khê - Tiền Trung
185
300
2
x
7.0
6
Cải tạo đường dây 173E8.1- 171E8.13 Đồng Niên –
Ngọc Sơn
240
300
1
x
11.0
7
Cải tạo đường dây 174E8.1 - 172E8.16 Đồng Niên –
Tiền Trung
185
300
1
x
10.0
8
Cải tạo đường dây 175E8.1 - 174E8.11 Đồng Niên - Đại An
240
300
1
x
14.0
9
Cải tạo đường dây 171E8.9 - 171E8.11 Hải Dương I - Đại An
240
300
1
x
4.0
10
Cải tạo đường dây 172E8.9 - 172E8.11 Hải Dương I - Đại An
240
300
1
x
4.0
11
Cải tạo đường dây 173E8.9 - 171E8.14 Hải Dương I –
Thanh Miện
240
300
1
x
24.0
12
Cải tạo đường dây 172E8.14 - 172E8.3 Thanh Miện - Phố Cao
240
300
1
x
11.0
13
Cải tạo đường dây 174E8.9 - 172E8.13 Hải Dương I –
Ngọc Sơn
240
300
1
x
19.0
14
Cải tạo đường dây 175E8.9 - 171E8.15 Hải Dương I –
Phúc Điền
240
300
1
x
11.0
15
Cải tạo đường dây 176E8.9 - 172E8.21 Hải Dương I –
Cẩm Điền
240
300
1
x
13.0
16
Cải tạo đường dây 171E8.21 - 176E28.1 Cẩm Điền - Phố Nối
240
300
1
x
3.0
17
Cải tạo đường dây 172E8.15 - 171E28.12 Phúc Điền –
Minh Đức
240
300
1
x
6.0
18
Cải tạo đường dây 173E8.11 - 172E8.7 Đại An - Nghĩa An
240
300
1
x
28.0
19
Cải tạo đường dây 171E8.7 - 174E8.3 Nghĩa An - Phố Cao
240
300
1
x
26.0
20
Cải tạo đường dây 171E8.20 - 173E8.12 Hải Dương II –
Hoà Phát
240
300
1
x
6.0
21
Cải tạo đường dây 172E8.20 - 174E8.12 Hải Dương II –
Hoà Phát
240
300
1
x
6.0
22
Cải tạo đường dây 175E8.20 - 174E8.6 Hải Dương II –
Lai Khê
240
300
1
x
12.0
23
Cải tạo đường dây 176E8.20 - 175E8.6 Hải Dương II –
Lai Khê
240
300
1
x
12.0
24
Cải tạo đường dây 175E5.9 - 171E8.8 Tràng Bạch –
Phúc Sơn
200
300
1
x
13.0
25
Cải tạo đường dây 176E5.9 - 172E8.12 Tràng Bạch –
Hoà Phát
200
300
1
x
13.0
26
Cải tạo đường dây 177E5.9 - 172E8.17 Tràng Bạch –
Hoàng Thạch, Tân Hà Kiều
185
300
1
x
7.0
27
Cải tạo đường dây 171E8.17 - 172E8.2 Tân Hà Kiều –
Hoàng Thạch
185
300
1
x
2.0
28
Cải tạo đường dây 178E5.9 - 171E8.2 Tràng Bạch –
Hoàng Thạch
185
300
1
x
6.0
29
Cải tạo đường dây 171E8.12 - 171E8.10 Hoà Phát - Nhị Chiểu
240
300
1
x
3.0
30
Cải tạo đường dây 172E8.10 - 172E8.8 Nhị Chiểu - Phúc Sơn
240
300
1
x
1.0
31
Cải tạo đường dây 171E8.19 - 177E2.27 Nguyên Giáp –
Tiên Lãng
240
300
1
x
2.0
32
Cải tạo đường dây 172E8.19 - 172E11.6 Nguyên Giáp –
Sheng Li
240
300
1
x
2.0
33
Cải tạo đường dây Gia Lộc - Nhánh rẽ Nghĩa An
240
300
4
x
8
34
Cải tạo Nhiệt điện Phả Lại - Tràng Bạch
150
300
2
x
30
35
Cải tạo đường dây175, 176A80- 171, 172E8.1
Nhiệt điện Phả Lại - Đồng Niên
185
300
2
x
28.8
36
Cải tạo đường dây 171A80-8.4 Nhiệt điện Phả Lại - Phả Lại
120
300
2
x
2.0

Ghi chú:

- Tiến độ, quy mô và vị trí của các đường dây sẽ được chuẩn xác trong quá trình xây dựng phụ thuộc vào tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương.

- Chiều dài đường dây sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp và tuyến đường dây 500kV và 220kV căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các dự án đang thực hiện sẽ được chuyển tiếp (tiếp tục thực hiện) theo quy mô, phương án đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

- Số lượng và các thông số kỹ thuật của các tuyến đường dây 110kV có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể, phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch vùng và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phụ lục X
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC PHÂN VÙNG THUỶ LỢI TƯỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Vùng thủy lợi
Vị trí dự kiến
I
Vùng thủy triều
1
Thành phố Chí Linh
Toàn bộ các xã, phường thành phố Chí Linh
2
Huyện Nam Sách
Toàn bộ huyện Nam Sách; thành phố Hải Dương: xã An Thượng, xã Nam Đồng, Ái Quốc
3
Huyện Thanh Hà
Toàn bộ huyện Thanh Hà; thành phố Hải Dương: xã Tiền Tiến, Quyết Thắng
4
Huyện Kim Thành
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Kim Thành
5
Thị xã Kinh Môn
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Kinh Môn
II
Vùng thủy lợi Bắc Hưng Hải
1
Huyện Cẩm Giàng
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Cẩm Giàng
2
Huyện Bình Giang
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Bình Giang
3
Huyện Thanh Miện
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Thanh Miện
4
Huyện Ninh Giang
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Ninh Giang
5
Huyện Tứ Kỳ
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Tứ Kỳ
6
Huyện Gia Lộc
Toàn bộ các xã, thị trấn huyện Gia Lộc;
thành phốHải Dương: Ngọc Sơn, Liên Hồng,
Gia Xuyên, Tân Hưng, Thạch Khôi và
1 phần Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu
7
Thành phố Hải Dương (khu vực nội thành)
Các phường: Tứ Minh, Tân Bình, Lê Thanh Nghị, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Thanh Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nhị Châu,
Bình Hàn, Cẩm Thượng và 1 phần các xã, phường: Ngọc Châu, Lê Thanh Nghị, Hải Tân

Phụ lục XI
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC PHÂN VÙNG THUỶ LỢI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

______________

STT
Vùng thủy lợi
Vị trí dự kiến
I
Vùng Thủy triều

1
Bến Tắm
Thành phố Chí Linh: Sao Đỏ, Văn Đức, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Bến Tắm, Bắc An,
Hoàng Hoa Thám
2
Hưng Đạo - An Bài
Phần còn lại của thành phố Chí Linh
3
Nhị Chiểu
Thị xã Kinh Môn: Hoành Sơn, Duy Tân, Tân Dân,
Phú Thứ, Minh Tân
4
An Phụ
Phần còn lại của thị xã Kinh Môn
5
Kim Thành
Huyện Kim Thành
6
Bắc Đường Sắt
Toàn bộ huyện Nam Sách;thành phố Hải Dương: xã An Thượng và 1 phần phường Ái Quốc, Nam Đồng
7
Bắc Sông Hương
Huyện Thanh Hà: Hồng Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế, Thanh An, Thanh Lang, Liên Mạc, Thanh Xuân, Tân Việt
8
Nam Sông Hương
Thành phố Hải Dương: Quyết Thắng, Tiền Tiến, 1 phần phường Nam Đồng và Ái Quốc; huyện Thanh Hà: thị trấn Thanh Hà, Tân An, Thanh Hải, Thanh Xá, Thanh Thủy, An Phượng, Thanh Sơn
9
Hà Đông
Huyện Thanh Hà: Thanh Quang, Thanh Hồng,
Thanh Cường, Vĩnh Lập
II
Vùng Bắc Hưng Hải

1
Huyện Cẩm Giàng
Thị trấn Cẩm Giảng, Kim Giang, Tân Trường,
Cẩm Đông, Cẩm Đoài, thị trấn Lai Cách, Cao An,
Định Sơn, Cẩm Vũ, Cẩm Văn, Đức Chinh, Thạch Lỗi, Cẩm Hoàng, Cẩm Hưng, Lương Điền, Ngọc Liên,
Cẩm Phúc, Cẩm Điền
2
Huyện Bình Giang, huyện Thanh Miện
- Toàn bộ huyện Bình Giang;
- Huyện Thanh Miện:thị trấn Thanh Miện, Thanh Tùng, Phạm Kha, Ngô Quyền, Đoàn Tùng, Hồng Quang,
Tân Trào, Lam Sơn, Đoàn Kết, Lê Hồng;
Huyện Gia Lộc: Quang Minh, Nhật Tân, Đức Xương, Phạm Trấn, Đồng Quang và 1 phần Thống Kênh;
- Huyện Ninh Giang: Hồng Đức, Nghĩa An, Ứng Hòe, Vạn Phúc, An Đức và 1 phần Tân Hương;
- Huyện Tứ Kỳ: Quang Khải, Minh Đức.
3
Huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc
- Thành phố Hải Dương: Ngọc Sơn, Liên Hồng,
Gia Xuyên, Tân Hưng, Thạch Khôi và 1 phần Hải Tân,
Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu;
- Huyện Gia Lộc:thị trấn Gia Lộc, Thống Nhất, Gia Lương, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Tân Tiến, Yết Kiêu, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Lê Lợi, Hồng Hưng, Gia Tân,
1 phần Thống Kênh;
- Huyện Tứ Kỳ: Văn Tố, Tiên Động, Tân Kỳ, Thái Sơn, Quang Trung, Quang Phục, Quảng Nghiệp, Phượng Kỳ, Nguyên Giáp, Ngọc Kỳ, Hưng Đạo, Chí Minh, Đại Hợp, Đại Sơn, Dân Chủ, Cộng Lạc, Bình Lãng, An Thanh,
thị trấn Tứ Kỳ.
4
Đông Nam Cửu An
- Huyện Thanh Miện: Hồng Phong, Thanh Giang,
Chi Lăng Nam, Chi Lăng Bắc, Cao Thắng, Ngũ Hùng, TứCường;
- Huyện Ninh Giang: Vĩnh Hòa, Văn Hội, Tân Quang, Tân Phong, Ninh Hải, Kiến Quốc, Hưng Long, Hồng Phúc, Hồng Phong, Hồng Dụ, Hiệp Lực, Đông Xuyên, Đông Tâm, thị trấn Ninh Giang và 1 phần Tân Hương; huyện Tứ Kỳ: Hà Thanh, Hà Kỳ.
5
Thành phố Hải Dương (nội thành)
Phường Tứ Minh, Tân Bình, Lê Thanh Nghị, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Thanh Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nhị Châu, Bình Hàn, Cẩm Thượng và 1 phần các xã phường Ngọc Châu, Lê Thanh Nghị,
Hải Tân.

Phụ lục XII
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TƯỚI, TIÊU
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

STT
Danh mục công trình
Số lượng
Dự kiến
Đơn vị
I
Bổ sung, nâng cấp hệ thống


1
Tăng cường năng lực hệ thống bơm


-
Xây mới các trạm bơm
4
Công trình
-
Nâng cấp, di chuyển, bổ sung công suất
38
Công trình
2
Tăng cường khả năng tưới tiêu tự chảy ra sông ngoài


-
Xây mới cống đầu mối qua đê
7
Công trình
-
Cải tạo, nâng cấp mở rộng các cống dưới đê
39
Công trình
3
Củng cố hệ thống nội vùng


-
Cải tạo hệ thống tự chảy ven sông Hương


-
Cải tạo cống đầu kênh trục
39
Công trình
-
Cải tạo các trục dẫn, thoát nước
70
Tuyến
-
Kiên cố hóa kênh mương
130
Tuyến
4
Cải tạo, củng cố an toàn các hồ thủy lợi
43
Công trình
II
Củng cố, cải tạo công trình bị xuống cấp


1
Cải tạo nhà trạm, thay máy các trạm bơm
94
Công trình
III
Duy trì công trình hoạt động ổn định hiện có


1
Trạm bơm cần duy trì
1150
Công trình
2
Cống tưới tiêu cần duy trì
359
Công trình
3
Kênh trục dẫn, tiêu nước cần duy trì
769
Tuyến
4
Kênh mương cần duy trì
410
Tuyến
5
Các hồ thủy lợi cần duy trì
25
Công trình
6
Kênh mương theo trạm bơm địa phương quản lý và công trình thủy lợi nội đồng khác
Địa phương, đơn vị quản lý định kỳ kiểm tra, rà soát, tổng hợp trong kế hoạch duy tu, sửa chữa, cải tạo hàng năm

Ghi chú: Số lượng công trình trên là dự kiến; số lượng công trình cụ thể sẽ được xác định phù hợp theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn.

Phụ lục XIII
PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC, THOÁT NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI RẮN, NGHĨA TRANG TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

__________

A. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ MÁY CẤP NƯỚC

STT
Danh mục dự án
Vị trí dự kiến
Quy mô dự kiến
Đơn vị
I
Các nhà máy cấp nước chính



1
Nhà máy cấp nước ORET
Thành phố Hải Dương
100.000
m3/ngđ
2
Nhà máy cấp nước Việt Hoà
Thành phố Hải Dương
100.000
m3/ngđ
3
Nhà máy cấp nước Viwaseen 6
Thành phố Hải Dương
50.000
m3/ngđ
4
Nhà máy cấp nước Văn An
Thành phố Chí Linh
40.000
m3/ngđ
5
Nhà máy cấp nước Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
10.000
m3/ngđ
6
Nhà máy cấp nước thị trấn Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
35.000
m3/ngđ
7
Nhà máy cấp nước Tuấn Việt
Huyện Kim Thành
25.000
m3/ngđ
8
Nhà máy cấp nước Đức Chính
Huyện Cẩm Giàng
35.000
m3/ngđ
9
Nhà máy cấp nước Liên Hòa
Huyện Kim Thành
25.000
m3/ngđ
10
Nhà máy cấp nước Cộng Hòa
Thành phố Chí Linh
50.000
m3/ngđ
11
Nhà máy cấp nước Lương Điền
Huyện Cẩm Giàng
30.000
m3/ngđ
12
Nhà máy cấp nước Thanh Giang
Huyện Thanh Miện
30.000
m3/ngđ
13
Nhà máy cấp nước Cẩm Thượng
Thành phố Hải Dương
Theo dự án được duyệt
m3/ngđ
II
Các nhà máy cấp nước hiện trạng khác; các dự án phát triển mới theo quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị.

Ghi chú:Quy mô, công suất các nhà máy cấp nước có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

B. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

STT
Danh mục dự án
Vị trí dự kiến
Quy mô dự kiến
Đơn vị
1
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Thành phố
Hải Dương
73.800
(m3/ngđ)
2
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Thành phố
Chí Linh
43.500
(m3/ngđ)
3
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Thị xã
Kinh Môn
36.500
(m3/ngđ)
4
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Bình Giang
25.600
(m3/ngđ)
5
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Gia Lộc
23.500
(m3/ngđ)
6
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Tứ Kỳ
26.700
(m3/ngđ)
7
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Cẩm Giàng
30.900
(m3/ngđ)
8
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Nam Sách
19.100
(m3/ngđ)
9
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Thanh Hà
20.900
(m3/ngđ)
10
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Kim Thành
26.700

(m3/ngđ)
11
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Ninh Giang
24.800

(m3/ngđ)
12
Các trạm xử lý nước thải tập trung
Huyện
Thanh Miện
20.600

(m3/ngđ)
13
Các trạm xử lý nước thải của các dự án khu dân cư, khu đô thị,
dự án khác
Các huyện, thị xã, thành phố
Theo dự án được duyệt
(m3/ngđ)

Ghi chú:Quy mô, công suất các trạm xử lý nước thải có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

C. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

STT
Danh mục dự án
Vị trí dự kiến
Quy mô dự kiến
Đơn vị
1
Khu xử lý chất thải rắn
Huyện Thanh Hà
50 - 60
ha
2
Khu xử lý chất thải rắn
Huyện Bình Giang
11,0
ha
3
Khu xử lý chất thải rắn
phố
Chí Linh
10
ha
4
Khu xử lý chất thải rắn
Thị xã Kinh Môn
10
ha
5
Khu xử lý chất thải rắn
Huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang
10 -15
ha

Ghi chú: Quy mô, công suất các khu xử lý chất thải rắn có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

D. NGHĨA TRANG

STT
Danh mục dự án
Vị trí dự kiến
Quy mô dự kiến
Đơn vị
1
Nghĩa trang Cầu Cương
Thành phố
Hải Dương
10
ha
2
Nghĩa trang tại khu vực
xã Gia Xuyên
Thành phố
Hải Dương
9
ha
3
Nâng cấp 02 nhà tang lễ
Thành phố
Hải Dương
-
-
4
Nghĩa trang phía Bắc
phường Cổ Thành
Thành phố
Chí Linh
16
ha
5
Nhà tang lễ xã Bắc An
Thành phố
Chí Linh
1
ha
6
Nghĩa trang xã Bắc An
Thành phố
Chí Linh
100
ha
7
Nhà tang lễphường Hiệp Sơn
Thị xã Kinh Môn
1
ha
8
Nghĩa trang phường Hiệp Sơn
Thị xã Kinh Môn
20
ha
9
Nghĩa trang Kim Thành
Huyện
Kim Thành
10
ha
10
Nghĩa trang Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
6-8
ha
11
Nghĩa trang cấp huyện
Các huyện, thị xã, thành phố
6-8
ha

Ghi chú: Quy mô các khu nghĩa trang có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế tại các dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Phụ lục XIV
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

Khối trường Trung học phổ thông

STT
Tên trường
Địa điểm
I
Danh mục cơ sở giáo dục đào tạo dự kiến cải tạo, nâng cấp, mở rộng
1
Các trường trung học phổ thông: Nguyễn Trãi,
Hồng Quang, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Du
Thành phố
Hải Dương
2
Các trường trung học phổ thông: Chí Linh, Phả Lại,
Bến Tắm, Trần Phú
Thành phố Chí Linh
3
Các trường trung học phổ thông: Cẩm Giàng,
Cẩm Giàng II, Tuệ Tĩnh
Huyện Cẩm Giàng
4
Các trường trung học phổ thông: Gia Lộc, Gia Lộc II, Đoàn Thượng
Huyện Gia Lộc
5
Các trường trung học phổ thông: Nam Sách,
Nam Sách II, Mạc Đĩnh Chi
Huyện Nam Sách
6
Các trường trung học phổ thông: Bình Giang, Kẻ Sặt, Đường An
Huyện Bình Giang
7
Các trường trung học phổ thông: Quang Trung,
Ninh Giang, Khúc Thừa Dụ
Huyện Ninh Giang
8
Các trường trung học phổ thông: Thanh Hà, Hà Đông, Hà Bắc, Thanh Bình
Huyện Thanh Hà
9
Các trường trung học phổ thông: Thanh Miện,
Thanh Miện II, Thanh Miện III
Huyện Thanh Miện
10
Các trường trung học phổ thông: Đồng Gia, Kim Thành, Kim Thành II
Huyện Kim Thành
11
Các trường trung học phổ thông: Kinh Môn, Nhị Chiểu, Phúc Thành, Kinh Môn II
Huyện Kinh Môn
12
Các trường trung học phổ thông: Tứ Kỳ, Cầu Xe,
Trần Hưng Đạo
Huyện Tứ Kỳ
II
Danh mục cơ sở giáo dục đào tạo dự kiến xây mới
1
Các trường trung học phổ thông (05 trường tại 05 địa bàn huyện, thành phố)
Thành phố
Hải Dương,
thành phố Chí Linh; các huyện: Thanh Hà,
Cẩm Giàng, Gia Lộc
2
Trường phổ thông liên cấp Thành Đông
Thành phố
Hải Dương
3
Trường chuyên biệt cho học sinh khuyết tật
Thành phố
Hải Dương
4
Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông nằm trong các khu dân cư,
khu đô thị được đầu tư mới đáp ứng nhu cầu
phát triển giáo dụccủa các địa phương
Các huyện, thị xã, thành phố

Khối trường Đại học

STT
Tên trường
Địa điểm

Danh mục cơ sở giáo dục đào tạo dự kiến cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc điều chỉnh quy mô
1
Trường Đại học Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
2
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
3
Cơ sở Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Thành phố
Hải Dương
4
Trường Đại học Thành Đông
Thành phố
Hải Dương

C. Khối cơ sở giáo dục nghề nghiệp

STT
Tên trường
Địa điểm
I
Danh mục cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến cải tạo, nâng cấp, mở rộng
1
Trường Cao đẳng Cơ giới xây dựng
Thành phố Chí Linh
2
Trường Cao đẳng Du lịch và Công thương Hải Dương
Huyện Cẩm Giàng
3
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thuỷ I
Thành phố
Hải Dương
4
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ
Thành phố Chí Linh
5
Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
6
Trường Cao đẳng nghề Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
7
Trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch
Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
8
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Sao Đỏ
Thành phố Chí Linh
9
Trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghề nghiệp
Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
10
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Các huyện, thị xã, thành phố
II
Danh mục cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến xây mới
1
Thành lập một số trường cao đẳng, trung cấp tư thục đáp ứng nhu cầu phát triển
Tỉnh Hải Dương
2
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục: Khuyến khích phát triển Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục tại các huyện, thị xã, thành phố
Tỉnh Hải Dương

Ghi chú: Tên, quy mô, địa điểm, diện tích đất sử dụng, cơ cấu tổng mức đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.Đối với những cơ sở giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp chưa có trong danh mục thì tiếp tục duy trì, phát triển như hiện trạng.

Phụ lục XV
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VĂN HOÁ DU LỊCHTHỂ DỤC - THỂ THAO TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

STT
Tên công trình
Vị trí dự kiến
I
Văn hóa, du lịch

1
Nhà hát Chèo xứ Đông
Thành phố Hải Dương
2
Bảo tàng tỉnh
Thành phố Hải Dương
3
Rạp chiếu phim tại thành phố Hải Dương và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh
Toàn tỉnh
4
Trung tâm triển lãm văn hoá - nghệ thuật của tỉnh
Thành phố Hải Dương
5
Khu liên hợp văn hóa - thể thao tỉnh Hải Dương
Thành phố Hải Dương
6
Nhóm các dự án tu bổ, tôn tạo và xây dựng khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thành phố Chí Linh
7
Nhóm các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình tại khu di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, thị xã Kinh Môn
Thành phố Chí Linh
8
Nhóm các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình tại khu di tích quốc gia đặc biệt
Văn miếu Mao Điền, đền Xưa - chùa Giám –
đền Bia, huyện Cẩm Giàng
HuyệnCẩm Giàng
9
Khu du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống
Huyện Ninh Giang
10
Dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Thanh Long
Thành phố Chí Linh
11
Khu du lịch sinh thái sông Hương
Huyện Thanh Hà
12
Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thể thao và vui chơi giải trí hồ Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
13
Tu bổ, tôn tạo các di tích liên quan đến Hội nghị Vương Hầu Bách Quan và Bến đò Nhạn Loan
Thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách
14
Tu bổ, tôn tạo khu di tích chùa Ngũ Đài, chùa Huyền Thiên
Thành phố Chí Linh
15
Bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống
Toàn tỉnh
II
Hệ thống sân gôn

1
Sân gôn Ngôi sao Chí Linh mở rộng
Phường Sao Đỏ,
thành phố Chí Linh
2
Sân gôn ven sông Sặt
Xã Liên Hồng - thành phố Hải Dương và xã Thống Nhất - huyện Gia Lộc
3
Sân gôn Hồ Bến Tắm
Phường Bến Tắm,
thành phố Chí Linh
4
Sân gôn Nam Đồng
Phường Nam Đồng,
thành phố Hải Dương
5
Sân gôn Hiệp Hòa
Xã Hiệp Hòa,
thị xã Kinh Môn
6
Sân gôn khu Đại Sơn và Thanh Hải
Khu vực xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ và xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà
7
Sân gôn ven sông Cửu An
Ven sông Cửu An,
huyện Ninh Giang
8
Sân gôn Hồ Vễn
Thành phố Chí Linh
9
Sân gôn huyện Bình Giang
Tổ hợp thể thao nghỉ dưỡng, dịch vụ sinh thái huyện Bình Giang
10
Sân gôn Cồn Vĩnh Trụ
Cồn Vĩnh Trụ,
thành phố Chí Linh

Ghi chú:

- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn.

- Diện tích đất được phân bổ để phát triển sân gôn trong thời kỳ quy hoạch sẽ được phân bổ phù hợp trong nội bộ chỉ tiêu đất đai của tỉnh, tùy thuộc vào mức độ ưu tiên triển khai của từng sân và tuỳ theo tình hình thực tế để xem xét bổ sung thêm chỉ tiêu phân bổ đất đai khi có đủ điều kiện theo quy định.

Phụ lục XVI
CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

____________

TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Diện tích (ha)
Chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ*
Nhu cầu tăng/giảm so với chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ* theo đề nghị của tỉnh
I
Loại đất


I.1
Đất nông nghiệp
86.992
-2.345

Trong đó:


1
Đất trồng lúa
46.444
-1963

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
46.444
-3413
2
Đất rừng phòng hộ
4.399
-8
3
Đất rừng đặc dụng
1.544
-31
4
Đất rừng sản xuất
2.080
-48

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

-
I.2
Đất phi nông nghiệp
79.824
2.334

Trong đó:


1
Đất quốc phòng
833
-
2
Đất an ninh**
390
144
3
Đất khu công nghiệp
5.661
1.500
4
Đất phát triển hạ tầng cấp
quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã
32.054
690

Trong đó:


-
Đất giao thông
20.003
-
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
502
150
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
240
20
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
1.320
70
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục
thể thao
1.130
400
-
Đất công trình năng lượng
354
30
-
Đất công trình bưu chính,
viễn thông
16
-
5
Đất xây dựng kho dự trữ
quốc gia
12
-
6
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
265
20
7
Đất bãi thải, xử lý chất thải
465
-
I.3
Đất chưa sử dụng
23
0
II
Khu chức năng


1
Đất khu công nghệ cao

-
2
Đất khu kinh tế

5.300
3
Đất đô thị
46.739
-
4
Khu sản xuất nông nghiệp

44.603
5
Khu lâm nghiệp***
8.023
7.935
5.1
Đất rừng phòng hộ
4.399

-
Rừng tự nhiên
2.152
-36
-
Rừng trồng
2.247

5.2
Đất rừng đặc dụng
1.544

-
Rừng tự nhiên
44

-
Rừng trồng
1.500

5.3
Đất rừng sản xuất
2.080

-
Rừng tự nhiên
3,5
-5,6
-
Rừng trồng
2.076,5

6
Khu du lịch

10.048
7
Khu bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học

1.544
8
Khu phát triển công nghiệp

8.705
9
Khu đô thị

559
10
Khu thương mại - dịch vụ

1.505
11
Khu dân cư nông thôn

28.653

Ghi chú:

- Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất trong quy hoạch tỉnh để làm căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo đúng quy định của pháp luật.

*Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

**Diện tích đất an ninh đến năm 2030 thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong quá trình triển khai thực hiện, chỉ tiêu đất quốc phòng, đất an ninh được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh.

*** Diện tích khu lâm nghiệp thực hiện theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phụ lục XVII
DANH SÁCH CÁC KHU VỰC THUỘC VÙNG BẢO VỆ
NGHIÊM NGẶT, VÙNG HẠN CHẾ PHÁT THẢI TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

STT
Tên vùng/tiểu vùng
Vị trí dự kiến
I
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt
I.1
Tiểu vùng bảo tồn
1
Khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thành phố Chí Linh
2
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thành phố Chí Linh
3
Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương
Thị xã Kinh Môn
4
Văn miếu Mao Điền
Huyện Cẩm Giàng
5
Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia
Huyện Cẩm Giàng
6
Đền thờ Chu Văn An
Thành phố Chí Linh
7
Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Trên địa bàn tỉnh
I.2
Tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát
1
Nội thành , nội thị của các đô thị loại I, II, III
Tỉnh Hải Dương
2
Phân khu dịch vụ hành chính khu bảo vệ cảnh quan
Thành phố Chí Linh
3
Vườn thực vật An Phụ và vườn thực vật Côn Sơn
Thị xã Kinh Môn;
thành phố Chí Linh
II
Vùng hạn chế phát thải
1
Vùng đệm các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ thiên nhiên
Thành phố Chí Linh
2
Vùng đệm khu bảo vệ cảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thành phố Chí Linh
3
Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng
(Chu Văn An - Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Cao - Chí Linh, Đảo Cò Chi Lăng Nam)
Thành phố Chí Linh,
huyện Thanh Miện
4
Khu vực đất ngập nước quan trọng(ngã 3 sông Kinh Thầy và Kinh Môn, khu vực bãi bồi
ven sông Thái Bình có bãi rươi cáy,
các hồ chứa nước)
Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, các huyện Nam Sách, Kim Thành và Tứ Kỳ
5
Khu vực bảo vệ II di tích lịch sử cấp quốc gia
đặc biệt và cấp quốc gia
Thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn
6
Hành lang bảo vệ nguồn nước sông suối
Các sông trên địa bàn tỉnh
7
Hành lang đa dạng sinh học núi
Thành phố Chí Linh
8
Rừng phòng hộ đầu nguồn
Thành phố Chí Linh
9
Nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V
Tỉnh Hải Dương
10
Vùng trồng lúa nước hai vụ
Tỉnh Hải Dương
11
Vùng nuôi trồng thủy sản
Tỉnh Hải Dương
12
Ngoại thành ngoại thị của các đô thị loại I, II, III
Tỉnh Hải Dương
13
Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Tỉnh Hải Dương
III
Vùng khác
1
Các khu vực còn lại
Tỉnh Hải Dương

Phụ lục XVIII
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

STT
Loại khoáng sản
Hiện trạng
Tổng số khu mỏ
Tổng diện tích dự kiến (ha)
Trữ lượng và tài nguyên còn lại
(tạm tính)
Ghi chú
I
Các khu mỏ quy hoạch khoáng sản cơ quan trung ương cấp phép: 14 khu vực
1
Than
Đang khai thác
1
60,00
3,49
Triệu tấn
2
Đá vôi
Có 02 mỏ đang khai thác, 01 mỏ đang làm thủ tục cấp lại giấy phép khai thác, 01 mỏ chưa khai thác
4
450,14
120,04
Triệu tấn (khu mỏ Hoàng Thạch tính còn hơn 30 triệu tấn)
3
Phụ gia
xi măng
01 mỏ đang tạm dừng khai thác, 01 mỏ chưa có hoạt động khai thác, 01 mỏ chưa cấp giấy phép khai thác
3
129,83
26,453
Triệu tấn (khu mỏ đá sét Hoàng Thạch tính còn 7 triệu tấn)
4
Sét
kaolin
+ chịu lửa
02 mỏ đang gia hạn giấy phép khai thác, 01 mỏ đang đề nghị cấp phép khai thác, 01 mỏ hết hạn phải đóng cửa mỏ, 01 mỏ chưa cấp giấy phép khai thác
5
108,59
7,66
Triệu tấn
5
Nước khoáng
Đang khai thác
1



II
Các khu vực quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh: 52 khu vực
1
Đất
san lấp
03 đang khai thác, 01 chưa có hoạt động khai thác, 02 mỏ đang đề nghị tiếp tục khai thác; 06 mỏ hết hạn phải đóng cửa mỏ; 02 mỏ đã thăm dò chưa cấp giấy phép khai thác; 05 mỏ chưa thăm dò, chưa cấp giấy phép khai thác; 05 mỏ đề nghị bổ sung quy hoạch
24
372,78
27,014
Triệu m3
2
Vật liệu xây dựng thông thường
01 mỏ đang khai thác; 05 mỏ hết hạn phải đóng cửa mỏ; 07 mỏ chưa thăm dò, chưa cấp giấy phép khai thác
13
147,68
15,707
Triệu m3
3
Sét làm gạch
Có 03 mỏ đang khai thác 01 mỏ đang tạm dừng khai thác; 01 mỏ chưa có hoạt động khai thác; 01 mỏ hết hạn phải đóng cửa mỏ; 05 mỏ đã thăm dò chưa cấp giấy phép khai thác
11
107,87
3,513
Triệu m3
4
Đất
nhiễm sắt
01 mỏ đã đóng cửa mỏ, chưa cấp giấy phép khai thác
01
2,75


5
Sét kaolin + chịu lửa (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định phê duyệt khu vực phân tán, nhỏ lẻ)
01 mỏ chưa có hoạt động khai thác; 01 mỏ đã thăm dò chưa cấp giấy phép khai thác; 01 mỏ chưa thăm dò, chưa cấp giấy phép khai thác
03
49,799
0,871
Triệu m3
* Ngoài ra còn nguồn tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện (khoảng 2 triệu tấn/năm) làm vật liệu san lấp, nếu đủ điều kiện.

Ghi chú:Trong quá trình thực hiện quy hoạch, căn cứ quy hoạch cấp cao hơn, phương án quy hoạch này và các phương án quy hoạch khác có liên quan để rà soát, xác định và điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung số lượng, ranh giới, quy mô, công suất, lộ trình khai thác, mục tiêu sử dụng các điểm mỏ (nếu cần) bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh, các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền và quy định hiện hành. Các khu vực bãi thải của mỏ có quyết định đóng cửa mỏ và các khu vực khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ thì quy mô diện tích, công suất, giai đoạn theo dự án đầu tư, đề án thăm dò được lập và phê duyệt. Đối với một số khu vực mỏ, khoáng sản dự kiến khai thác sau năm 2030, trường hợp đủ điều kiện và huy động được nguồn lực đầu tư thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận cho phép triển khai sớm hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phụ lục XIX
DANH MỤC CÁC KHU DÂN TẬP TRUNG HIỆN CÓ TẠI KHU VỰC BÃI SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

_____________

STT

Tên bối, bãi
Số khu dân cư tập trung
Diện tích
khu dân tập trung (ha)
I
Các khu dân cư tập trung hiện có theo Quyết định số 257/QĐ-TTg (*)
10
223
II
Các khu dân cư tập trung hiện được rà soát bổ sung theo Quyết định
số 429/QĐ-TTg (**)
6
61
1
Tả Thương
1
1,75
-
Vạn Yên, Hưng Đạo
1
1,75
2
Tả Thái Bình
2
30,90
-
Lấu Khê, Hiệp Cát
1
13,00
-
Mỹ Xá, Minh Tân
1
17,90
3
Tả Kinh Thầy
2
17,38
-
Hoành Sơn
1
3
-
Phú Thứ
1
12,70
4
Tả Luộc
1
12,40
-
Hưng Long
1
12,40

Ghi chú:

* Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đêđiều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

** Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đêđiều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Phụ lục XX
DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊNTHỰC HIỆNCỦA TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

___________

STT
Danh mục dự án
Địa điểm
I
Lĩnh vực nông nghiệp

1
Phát triển các vùng trồng lúa chất lượng cao tập trung
Toàn tỉnh
2
Phát triển các vùng trồng lúa đặc sản và lúa hữu cơ
Một số huyện
3
Phát triển các vùng sản xuất cây hàng năm, cây rau màu ứng dụng công nghệ cao
Một số huyện
4
Phát triển các vùng canh tác tập trung cây ăn quả
Toàn tỉnh
5
Phân vùng, quy hoạch - Hình thành các vùng canh tác
tập trung, chuyên canh
Toàn tỉnh
6
Phát triển hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ
Toàn tỉnh
7
Nâng cao năng lực hợp tác xã thông qua cải tiến mô hình gắn với phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản
Toàn tỉnh
II
Lĩnh vực giao thông -xây dựng

II.1
Giao thông

1
Xây dựng tuyến đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương
Huyện Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ
2
Đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam huyện Thanh Miện
Huyện Thanh Miện; huyện Bình Giang
3
Đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối với quốc lộ 37, thành phố Chí Linh
Thành phố Chí Linh
4
Đầu tư xây dựng đường tỉnh 394B, tỉnh Hải Dương (đoạn từ quốc lộ 5 đến cầu qua sông Sặt)
Huyện Bình Giang, Cẩm Giàng
5
Đường tỉnh 397 kết nối tỉnh Bắc Ninh với quốc lộ 37 (đầu cầu Bình - cầu Kênh Vàng)
Huyện Nam Sách
6
Trục giao thông nối đường Vũ Công Đán, thành phố Hải Dương đến thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang kết nối với nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại đường tỉnh 392 (04 dự án):
Thành phố Hải Dương, Cẩm Giàng và Bình Giang
-
(1) Cải tạo, mở rộng đường Vũ Công Đán kết nối thành phố Hải Dương với vùng huyện Cẩm Giàng, Bình Giang
Thành phố
Hải Dương
-
(2) Xây dựng đường dẫn cầu Cậy mới và đường 33m
kéo dài (qua địa phận huyện Cẩm Giàng) nối đường
Vũ Công Đán, thành phố Hải Dương
Thành phố
Hải Dương và
Cẩm Giàng
-
(3) Đầu tư xây dựng cầu Cậy thuộc tuyến đường tránh đường tỉnh 394
Huyện Bình Giang, Cẩm Giàng
-
(4) Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 395 (đoạn từ Km16+750-Km23+920) và đường dẫn cầu Cậy đến đường tỉnh 394
Huyện Bình Giang
7
Trục nút giao lập thể với quốc lộ 5 tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành nằm trên trục kết nối Hải Dương với tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng (04 dự án)
Huyện Kinh Môn, Kim Thành
-
(1) Đầu tư xây dựng nút giao liên thông kết nối quốc lộ 17B với quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
Huyện Kinh Môn, Kim Thành
-
(2) Đầu tư xây dựng cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với quốc lộ 5
Huyện Kinh Môn, Kim Thành
-
(3) Xây dựng đường nối cầu vượt sông Kinh Môn với đường tỉnh 389B
Huyện Kinh Môn
-
(4) Xây dựng đường trục Đông - Tây, huyện Kim Thành và nhánh đi nút giao cầu vượt quốc lộ 5
Huyện Kim Thành
8
Trục giao thông nối quốc lộ 5 (khu vực cầu Lai Vu), qua thị trấn huyện Thanh Hà, cầu Hợp Thanh đến nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (03 dự án)
Huyện Thanh Hà,
Tứ Kỳ
-
(1) Nâng cấp đường tỉnh 390B và xây dựng mới tuyến đường tránh trung tâm thị trấn Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
-
(2) Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 390 đoạn từ cầu Hợp Thanh đến cầu Quang Thanh
Huyện Thanh Hà
-
(3) Đầu tư xây dựng đường tỉnh 396 kéo dài (đoạn nối từ đường tỉnh 391 đến đường tỉnh 390)
Huyện Tứ Kỳ,
Thanh Hà
9
Trục giao thông nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, từ thành phố Hải Dương, qua cầu Hàn, qua địa bàn huyện Nam Sách, cầu Tân An đến thành phố Chí Linh (02 dự án)
Huyện Nam Sách và thành phố Chí Linh
-
(1) Đầu tư mở rộng đường dẫn đầu cầu Hàn, đoạn từ đầu cầu Hàn (phía huyện Nam Sách) đến nút giao đường tỉnh 390 và xây dựng tuyến mới nối nút giao đường tỉnh 390 đến quốc lộ 18
Huyện Nam Sách và thành phố Chí Linh
-
(2) Đầu tư xây dựng cầu Tân An và đường dẫn nối quốc lộ 18, thành phố Chí Linh
Thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách
10
Đầu tư xây dựng đường tỉnh 394B, tỉnh Hải Dương (đoạn nối từ đường tỉnh 395 đến đường trục Bắc - Nam, huyện Thanh Miện)
Huyện Bình Giang
11
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 391, đoạn Km24+600-Km28+600
Huyện Tứ Kỳ
12
Đường vào Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Đoạn từ quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn)
Thành phố Chí Linh
13
Đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Hải Hưng kết nối tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên
Huyện Thanh Miện
14
Đầu tư xây dựng đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (từ ngã ba An Lĩnh đến ngã ba đầu Rồng)
Thành phố Chí Linh
15
Tuyến đường ven đê sông Luộc đoạn từ đường tỉnh 396B đến đền Khúc Khừa Dụ
Huyện Ninh Giang
16
Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 391 đoạn từ thành phố Hải Dương đến đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương và
Huyện Tứ Kỳ
17
Đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối
Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn
cầu Triều, thị xã Kinh Môn
Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn
18
Cải tạo, nâng cấp đường huyện Bình Xuyên - Ngô Quyền - Tân Trào và cải tạo, nâng cấp đường huyện 195, đoạn từ Km0+000 - Km4+300 và Km4+300 - Km7+800
Huyện Thanh Miện
19
Đường trục ĐH 02 (Đông - Tây) huyện Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
20
Đường vành đai I, thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương, các huyện: Nam Sách, Cẩm Giàng, Gia Lộc
21
Đường vành đai V - Vùng Thủ đô Hà Nội
Thành phố Chí Linh, Nam Sách, thành phố Hải Dương,
Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang
22
Xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long
Thành phố Chí Linh
23
Đầu tư mở rộng, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Chí Linh (tỉnh Hải Dương) - Lục Nam - Kép (tỉnh Bắc Giang)
Thành phố Chí Linh
24
Hoàn chỉnh dự án Đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
Thành phố Chí Linh
25
Khôi phục tuyến đường sắt Kép - Hạ Long
Thành phố Chí Linh
26
Xây dựng tuyến đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Tỉnh Hải Dương
27
Xây dựng tuyến nối quốc lộ 18 và đường tốc độ cao ven sông thị xã Đông Triều - Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
(tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương)
Huyện Kinh Môn, Kim Thành,
Thanh Hà
28
Đầu tư xây dựng kết nối khu vực Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) với Đền Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương)
Thành phố Chí Linh
29
Đầu tư xây dựng đường nối quốc lộ 37, thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) với đường ven sông (tỉnh Quảng Ninh) và quốc lộ18
Thành phố Chí Linh
30
Đầu tư xây dựng đường nối đường tỉnh 398B (Chí Linh - Hải Dương) với đường tỉnh 293 (Lục Nam - Bắc Giang)
Thành phố Chí Linh
31
Tuyến kết nối trục Đông Tây - thị xã Kinh Môn từ đường tỉnh389 vượt sông Hàn Mấu với đường tỉnh352 - huyện Thuỷ Nguyên
Thị xã Kinh Môn
32
Tuyến kết nối Quốc lộ 17B - đô thị Phú Thứ,
thị xã Kinh Môn vượt sông Phi Liệt với đường tỉnh352
huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng)
Thị xã Kinh Môn
33
Tuyến kết nối Quốc lộ 5, trục Đông Tây huyện Kim Thành với quốc lộ 10 (đoạn qua Khu công nghiệp Tràng Duệ
mở rộng)
Huyện Kim Thành
34
Tuyến kết nối Quốc lộ 17B huyện Kim Thành với Quốc lộ 10 qua Khu công nghiệp An Dương
Huyện Kim Thành
35
Đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ Quốc lộ17B
đến cầu Dinh
Thị xã Kinh Môn
36
Xây dựng cầu An Đồng và đường dẫn, tỉnh Hải Dương (kết nối từ đường tỉnh 396, Hải Dương với đường huyện 75, Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Huyện Ninh Giang
37
Đầu tư xây dựng tuyến tránh đường tỉnh 398B (đoạn từ quốc lộ 18 - hồ Bến Tắm)
Thành phố Chí Linh
38
Công trình đường nối từ đường tỉnh 390D (đường dẫn cầu Hàn) đến cầu Kênh Vàng
Huyện Nam Sách
39
Đường vành đai thị trấn Cẩm Giang và đường nối quốc lộ 38 với Khu công nghiệp VSIP
Huyện Cẩm Giàng
40
Đường trục Bắc - Nam, tỉnh Hải Dương: tuyến phía Bắc (hoàn thiện ½ quy mô quy hoạch B nền=24m đối với đoạn Cầu Triều - đường tỉnh 389 và kéo dài theo quy mô B nền 24m đến quốc lộ 5) và kết nối với đường tỉnh390B
Huyện Thanh Hà, Kim Thành,
Kinh Môn
41
Đường vành đai II, thành phố Hải Dương
Các huyện:
Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc,
Tứ Kỳ, Thanh Hà, Nam Sách và
thành phố Hải Dương
42
Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 17B theo quy hoạch
Kinh Môn,
Kim Thành
43
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh theo quy hoạch
Toàn tỉnh
44
Xây dựng các tuyến kết nối nội vùng, các tuyến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Toàn tỉnh
45
Xây dựng cầu Bùi Thị Xuân
Thành phố
Hải Dương
46
Xây dựng cầu Giải trên đường tỉnh 390E
Huyện Thanh Hà, Kim Thành
47
Xây dựng tuyến đường tỉnh 392 kéo dài đến
cầu Quang Thanh
Huyện Tứ Kỳ,
Thanh Hà
48
Xây dựng tuyến kết nối từ đường tỉnh 392D, Thanh Miện sang Quỳnh Phụ, Thái Bình
Huyện Thanh Miện
49
Cải tạo, nâng cấp đường gom đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và xây dựng cầu Bãi Sậy kết nối với Hưng Yên
Huyện Tứ Kỳ,
Gia Lộc, Bình Giang
50
Xây dựng tuyến kết nối đường tỉnh 390, Thanh Hà, Hải Dươngvới đường tỉnh 362, An Lão, Hải Phòng
Huyện Thanh Hà
51
Xây dựng hệ thống đường gom trên các quốc lộ, đường sắt
Toàn tỉnh
52
Đầu tư cải tạo, nâng cấp ga Cao Xá lên thành ga quốc tế
Huyện Cẩm Giàng
II.2
Xây dựng

53
Trụ sở làm việc khối các sở, ban, ngành của tỉnh thuộc
Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
54
Đầu tư xây dựng một số công trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật
Toàn tỉnh
III
Lĩnh vực công nghiệp

1
Khu công nghiệp Đại An mở rộng (giai đoạn 2)
Huyện Cẩm Giàng
2
Khu công nghiệp Tân Trường mở rộng
Huyện Cẩm Giàng
3
Khu công nghiệp Lương Điền - Ngọc Liên
Huyện Cẩm Giàng
4
Khu công nghiệp An Phát 1
Huyện Nam Sách
5
Khu công nghiệp Nam Sách 1 (An Phát 3)
Huyện Nam Sách
6
Khu công nghiệp Hưng Đạo
Huyện Tứ Kỳ
7
Khu công nghiệp Tứ Kỳ 1 (Hưng Đạo- Đại Sơn)
Huyện Tứ Kỳ
8
Khu công nghiệp Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
9
Khu công nghiệp Hoàng Diệu
Huyện Gia Lộc
10
Khu công nghiệp Gia Lộc 3
Huyện Gia Lộc
11
Khu công nghiệp Kim Thành
Huyện Kim Thành
12
Khu công nghiệp Kim Thành 2
Huyện Kim Thành
13
Khu công nghiệp Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
14
Phúc Điền mở rộng
Huyện Bình Giang
15
Khu công nghiệp Bình Giang
Huyện Bình Giang
16
Khu công nghiệp Bình Giang 2
Huyện Bình Giang
17
Khu công nghiệp Bình Giang 3
Huyện Bình Giang
18
Khu công nghiệp Bình Giang 4
Huyện Bình Giang
19
Khu công nghiệp Bình Giang 5
Huyện Thanh Miện
20
Khu công nghiệp Thanh Miện 1
Huyện Thanh Miện
21
Khu công nghiệp Thanh Miện 2
Huyện Thanh Miện
22
Thành lập khu kinh tế chuyên biệt công nghệ cao với lõi là trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Hải Dương
Huyện Bình Giang - Thanh Miện
IV
Hệ thống điện và năng lượng

IV.1
Trạm biến áp

1
Trạm biến áp 500kV Gia Lộc (Xây mới công suất 900MVA)
Huyện Gia Lộc
2
Trạm biến áp 220kV Nhiệt điện Phả Lại (Hiện trạng công suất 2x250MVA, nâng công suất lắp thêm 01 MBA 250MVA)
Thành phố Chí Linh
3
Trạm biến áp 220kV Gia Lộc (Xây mới công suất 2x250MVA)
Huyện Gia Lộc
4
Trạm biến áp 220kV Thanh Hà (Xây mới công suất 250MVA)
Huyện Thanh Hà
5
Trạm biến áp 220kV Tân Việt (Xây mới công suất 2x250MVA)
Huyện Bình Giang
6
Trạm biến áp 220kV Tứ Kỳ (Xây mới công suất 250MVA)
Huyện Tứ Kỳ
7
Trạm biến áp 220kV Nhị Chiểu (Xây mới công suất 250MVA)
Thị xã Kinh Môn
8
Trạm biến áp 220kV Nhiệt điện Hải Dương (Hiện trạng công suất 250MVA, nâng công suất lắp thêm 01 máy biến áp 250MVA)
Thị xã Kinh Môn
IV.2
Đường dây truyền tải

1
Tuyến đường dây 500kV

-
Gia Lộc - Rẽ Thái Bình - Phố Nối

-
Nhà máy nhiệt điện Nam Định I-Phố Nối

-
Hải Phòng-Thái Bình

2
Tuyến đường dây 220kV

-
Nhiệt điện Hải Dương-Phố Nối 500kV

-
Gia Lộc - Rẽ Nhiệt điện Hải Dương- Phố Nối

-
500kV Hải Phòng-Gia Lộc

-
Thanh Hà-Rẽ 500kV Hải Phòng - Gia Lộc

-
Tân Việt (Bình Giang) - Rẽ Gia Lộc - Phố Nối

-
Yên Dũng - Rẽ Nhiệt điện Phả Lại - Quang Châu

-
Bắc Ninh 6 - Rẽ Phả Lại - 500 kV Phố Nối

-
Đại Bản - Rẽ Hải Dương 2 - Dương Kinh

-
Nhị Chiểu-Rẽ Mạo Khê-Hải Dương 2

-
Tứ Kỳ- Rẽ 500kV Hải Phòng-Gia Lộc

-
Gia Lộc 500kV-Rẽ Gia Lộc-Hải Phòng 500kV

-
Mạch 2 Nhiệt điện Phả Lại-Bắc Giang

V
Lĩnh vực đô thị, du lịch - dịch vụ, thương mại và logistics

V.1
Khu đô thị, khu dân cư mới

1
Khu đô thị phía Nam cầu Lộ Cương (phía Đông đường
Võ Nguyên Giáp)
Thành phốHải Dương
2
Khu đô thị mới phía Nam thành phố Hải Dương

3
Khu trung tâm phường Phạm Ngũ Lão
Thành phố
Hải Dương
4
Khu khách sạn và nhà chung cư hỗn hợp thuộc
Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
5
Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Dương (Khu 1 - khu vực Nhà máy bơm; Khu 2 - khu vực Khách sạn Hoa Hồng)
Thành phố
Hải Dương
6
Khu đô thị mới phía Tây thị trấn Gia Lộc (khoảng 150ha)
Huyện Gia Lộc
7
Khu đô thị mới phía Đông Bắc thị trấn Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
8
Khu đô thị mới phía Đông Nam thị trấn Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
9
Khu dân cư mới xã Thống Nhất
Huyện Gia Lộc
10
Khu đô thị trung tâm thị trấn Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
11
Khu đô thị mới phía Bắc tỉnh lộ 392, thị trấn Ninh Giang
(xã Đồng Tâm)
Huyện Ninh Giang
12
Khu đô thị mới phía Bắc thị trấn Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
13
Khu dân cư mới xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
14
Khu dân cư mới xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
15
Khu dân cư mới xã Hưng Đạo (đô thị mới)
Huyện Tứ Kỳ
16
Khu đô thị sinh thái Thanh Bình, thị trấn Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
17
03 Dự án khu dân cư sinh thái sông Hương (gồm: khu dân cư mới Cẩm Chế; khu dân cư mới Liên Mạc; khu dân cư mới Thanh Xá - tổng diện tích khoảng 140ha)
Huyện Thanh Hà
18
Khu dân cư Tân An - Thanh Hải, huyện Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
19
Khu dân cư mới ven sông Hương (Green Rivers),
xã Hồng Lạc
Huyện Thanh Hà
20
Khu đô thị mới phía Đông thị trấn Phú Thái
Huyện Kim Thành
21
Khu dân cư mới phía Tây thị trấn Phú Thái
Huyện Kim Thành
22
Khu dân cư mới xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành
Huyện Kim Thành
23
Khu dân cư mới Nại Đông, xã Tam Kỳ
Huyện Kim Thành
24
Khu dân cư mới Bãi Mạc
Thị xã Kinh Môn
25
Khu đô thị mới phía Tây Nam phường An Lưu
Thị xã Kinh Môn
26
Khu đô thị Tây Sơn
Thị xã Kinh Môn
27
Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và
vui chơi giải trí hồ Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
28
Khu dân cư mới ven đường tránh trung tâm
thành phố Chí Linh
Thành phố Chí Linh
29
Khu đô thị mới phường Văn An (ven kênh Thủy nông)
Thành phố Chí Linh
30
Khu đô thị mới phường Hoàng Tiến
Thành phố Chí Linh
31
Khu đô thị mới phường Thái Học
Thành phố Chí Linh
32
Khu đô thị, thị trấn Nam Sách và xã Đồng Lạc,
huyện Nam Sách
Huyện Nam Sách
33
Khu dân cư mới Nam Trung - Quốc Tuấn
Huyện Nam Sách
34
Khu đô thị mới thị trấn Lai Cách
Huyện Cẩm Giàng
35
Khu dân cư mới Đông Giao
Huyện Cẩm Giàng
36
Khu dân cư mới Cẩm Văn
Huyện Cẩm Giàng
37
Khu dân cư mới Mao Điền
Huyện Cẩm Giàng
38
Khu dân cư dịch vụ hành chính huyện Bình Giang
Huyện Bình Giang
39
Khu dân cư mới phía Tây Nam thị trấn Kẻ Sặt
Huyện Bình Giang
40
Khu đô thị mới phía Tây Bắc thị trấn Thanh Miện
Huyện Thanh Miện
41
Khu đô thị mới phía Tây xã Đoàn Tùng
Huyện Thanh Miện
42
Xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư mới được xác định trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
Thành phố
Hải Dương,
thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện
43
Xây dựng, cải tạo chỉnh trang các khu đô thị, khu dân cư hiện hữu
44
Xây dựng các khu nhà ở xã hội
V.2
Du lịch

1
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Thanh Long
Thành phố Chí Linh
2
Khu sinh thái vui chơi giải trí Cồn Vĩnh Trụ
Thành phố Chí Linh
3
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đập Vễn
Thành phố Chí Linh
4
Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thể thao và vui chơi
giải trí hồ Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
5
Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ
Huyện Gia Lộc
6
Khu du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nông nghiệp và
làng nghề truyền thống
Huyện Ninh Giang
7
Khu du lịch văn hóa gốm Chu Đậu; Khu du lịch nông nghiệp sinh thái An Thanh; khu du lịch làng nghề truyền thống gỗ Đông Giao
Huyện Thanh Miện
8
Khu du lịch văn hóa thôn Mộ Trạch, danh thắng Phượng Hoàng, văn miếu Mao Điền, đền Long Động
Các huyện:
Bình Giang,
thành phố Chí Linh, Cẩm Giàng và
Nam Sách
9
Du lịch sinh thái Sông Hương
Huyện Thanh Hà
10
Khu du lịch sinh thái Đảo Cò
Huyện Thanh Miện
V.3
Thương mại

1
Trung tâm hội chợ triển lãm
Thành phố
Hải Dương
2
Phát triển các trung tâm logictic trên địa bàn tỉnh
Toàn tỉnh
3
Xây dựng trung tâm mua bán và phân phối nông sản miền Bắc
Toàn tỉnh
V.4
Logistics

1
Trung tâm logistic tại khu vực cụm công nghiệp Việt Hoà
Thành phố
Hải Dương
2
Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
3
Phát triển thêm trung tâm logictic khác theo tình hình thực tế tại từng địa phương
Toàn tỉnh
VI
Lĩnh vực giáo dục -đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

1
Xây dựng, cải tạo các trường trung học phổ thông: (1) thành phố Chí Linh 04 trường: Phả Lại, Trần Phú, Chí Linh, Bến Tắm; (2) Huyện Nam Sách 03 trường: Nam Sách, Nam Sách II, Mạc Đĩnh Chi; (3) Thị xã Kinh Môn 04 trường: Nhị Chiểu (địa điểm mới), Kinh Môn, Phúc Thành, Kinh Môn II; (4) Huyện Kim Thành 03 trường: Đồng Gia, Kim Thành, Kim Thành II; (5) Huyện Thanh Hà 04 trường: Hà Bắc, Hà Đông, Thanh Hà, Thanh Bình; (6) Huyện Tứ Kỳ 03 trường: Tứ Kỳ, Hưng Đạo, Cầu Xe; (7) Huyện Gia Lộc 03 trường: Gia Lộc, Gia Lộc II, Đoàn Thượng; (8) Huyện Thanh Miện 03 trường: Thanh Miện II, Thanh Miện, Thanh Miện III; (9) Huyện Ninh Giang 03 trường: Ninh Giang, Quang Trung, Khúc Thừa Dụ; (10) Huyện Bình Giang 03 trường: Bình Giang, Kẻ Sặt, Đường An; (11) Huyện Cẩm Giàng 03 trường: Tuệ Tĩnh, Cẩm Giàng, Cẩm Giàng II; (12) Thành phố Hải Dương 04 trường: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồng Quang; Trung tâm giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, tin học tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
2
Xây dựng, cải tạo các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
3
Xây dựng trường Chính trị tỉnh Hải Dương (địa điểm mới)
Thành phố
Hải Dương
4
Xây dựng, cải tạo Trường Trung cấp Văn hóa, nghệ thuật và du lịch
Thành phố
Hải Dương
5
Xây dựng, cải tạo Trường Đại học Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
6
Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng nghề Hải Dương
(thành trường trọng điểm, chất lượng cao)
Thành phố
Hải Dương
7
Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới Trung tâm
dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp
Thành phố
Hải Dương
8
Mở rộng Trung tâm giáo dục thường xuyên
huyện Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
9
Mở rộng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên huyện Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
10
Cải tạo, nâng cấp Trung tâm giáo dục thường xuyên,
hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh
Thành phố Chí Linh
11
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Cao đẳng
y tế Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
12
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch
Thành phố
Hải Dương
13
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
VII
Lĩnh vực y tế

1
Đầu tư xây dựng Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
2
Xây dựng, cải tạo Bệnh viện Tâm thần Hải Dương
Huyện Gia Lộc
3
Đầu tư xây, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị y tế 12 Trung tâm y tế tuyến huyện
Tỉnh Hải Dương
4
Xây dựng, cải tạo nâng cấp 05 Bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Nhi; Bệnh viện Phong Chí Linh; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới)
Thành phố Hải Dương và Chí Linh
5
Mua sắm trang thiết bị y tế tại 04 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Nhi; Bệnh viện Phụ sản)
Thành phố
Hải Dương
6
Đầu tư xây dựng khu phức hợp y tế tỉnh Hải Dương, gồm xây dựng mới 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Phục hồi chức năng) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
7
Xây dựng Bệnh viện Da liễu (địa điểm mới)
Thành phố
Hải Dương
8
Xây dựng mới Bệnh viện Ung bướu
Thành phố
Hải Dương
9
Xây dựng mới Trung tâm chẩn đoán và điều trị các bệnh nghề nghiệp
Thành phố
Hải Dương
10
Phát triển thêm một số Bệnh viện Đa khoa tư nhân
chất lượng cao
Toàn tỉnh
VIII
Lĩnh vực an sinh xã hội

1
Xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
(địa điểm mới)
Huyện Nam Sách
2
Cải tạo hoặc di chuyển xây dựng mới Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Hải Dương
Thành phố Chí Linh
3
Xây dựng công trình Đền liệt sĩ tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
4
Nâng cấp Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương
Thành phố Chí Linh
IX
Lĩnh vực khoa học và công nghệ

1
Đầu tư phát triển Trung tâm ứng dụng và Đổi mới sáng tạo
Thành phố
Hải Dương,
huyện Thanh Miện
X
Lĩnh vực văn hóa - thể dục thể thao

X.1
Văn hóa

1
Đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc
Thành phố Chí Linh
2
Xây dựng Tượng đài Tiếng Sấm đường 5
Huyện Kim Thành
3
Xây dựng Khu liên hợp văn hóa thể thao tỉnh Hải Dương; khu văn hóa cấp tỉnh
Thành phố
Hải Dương
4
Đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình tại Khu di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
Thị xã Kinh Môn
5
Xây dựng Nhà hát Chèo xứ Đông
Thành phố
Hải Dương
6
Xây dựng Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
7
Xây dựng Rạp chiếu phim
Toàn tỉnh Hải Dương
8
Xây dựng Trung tâm Triển lãm văn hoá - nghệ thuật của tỉnh
Thành phố
Hải Dương
9
Khu du lịch văn hóa lịch sử du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống
HuyệnNinh Giang
10
Đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình tại
Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền,
đền Xưa - chùa Giám - đền Bia
Huyện Cẩm Giàng
11
Xây dựng công trình biểu tượng tỉnh Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
12
Tu bổ, tôn tạo, phục dựng chùa Ngũ Đài, chùa Huyến Thiên
Thành phố Chí Linh
13
Tu bổ, tôn tạo các di tích liên quan đến Hội nghị Vương Hầu Bách Quan và Bến đò Nhạn Loan
Thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách
X.2
Thể thao

1
Sân gôn Ngôi Sao Chí Linh mở rộng
Thành phố Chí Linh
2
Sân gôn ven sông Sặt
Thành phố
Hải Dương, Gia Lộc
3
Sân gôn hồ Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
4
Sân gôn Nam Đồng
Thành phố
Hải Dương
5
Sân gôn Hiệp Hòa
Thị xã Kinh Môn
6
Sân gôn khu Đại Sơn và Thanh Hải
Huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà
7
Sân gôn ven sông Cửu An
Huyện Ninh Giang
8
Sân gôn Hồ Vễn
Thành phố Chí Linh
9
Sân gôn huyện Bình Giang
Huyện Bình Giang
10
Sân gôn Cồn Vĩnh Trụ
Thành phố Chí Linh
XI
Lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai

1
Cải tạo, nâng cấp công trình đê điều tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
2
Tu bổ, nạo vét, gia cố các kênh dẫn nước tưới, tiêu; kiên cố hoá kênh mương và xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các trạm bơm trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tỉnh HảiDương
3
Xử lý cấp bách sự cố các công trình đê điều
Tỉnh Hải Dương
4
Xây dựng một số trạm bơm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
5
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số cống đầu mối và các cầu, cống dẫn nước tưới tiêu trong hệ thống thuỷ lợi; cải tạo, củng cố an toàn đập, hồ chứa nước thuỷ lợi
Tỉnh Hải Dương
6
Xây dựng, nâng cấp kè bảo vệ đê
Tỉnh Hải Dương
7
Hoàn thiện mặt cắt và công trình phụ trợ các tuyến đê
Tỉnh Hải Dương
8
Đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
9
Dự án quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt thích ứng biến đổi khí hậu (CAIFRM/ADB10) tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
10
Nâng cấp văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; lắp đặt
bổ sung các trạm đo đạc khí tượng thuỷ văn, giám sát
và cảnh báo thiên tai
Tỉnh Hải Dương
XII
Lĩnh vực thông tin và truyền thông

1
Xây dựng Trung tâm bưu chính vùng
Huyện Thanh Miện
2
Cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới bưu chính
trên địa bàn tỉnh
Thành phố
Hải Dương,
thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn
và các huyện
3
Xây dựng các hạ tầng số trên địa bàn tỉnh
Thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, thị xã
Kinh Môn và
các huyện
4
Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Hải Dương
Toàn tỉnh
5
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin Trung tâm dữ liệu của tỉnh cho Chính quyền điện tử và đô thị thông minh
Toàn tỉnh
6
Xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC) tỉnh Hải Dương
Toàn tỉnh
7
Chuyển đổi số hệ thống thông tin cơ sở tỉnh Hải Dương
Toàn tỉnh
XIII
Lĩnh vực cấp nước

1
Nhà máy nước ORET
Thành phố
Hải Dương
2
Nhà máy nước Việt Hoà
Thành phố
Hải Dương
3
Nhà máy nước Viwaseen 6
Thành phố
Hải Dương
4
Nhà máy nước Văn An
Thành phố Chí Linh
5
Nhà máy nước Bến Tắm
Thành phố Chí Linh
6
Nhà máy nước tại thị trấn Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
7
Nhà máy nước tại xã Liên Hòa
Huyện Kim Thành
8
Nhà máy nước tại xã Đức Chính
Huyện Cẩm Giàng
9
Nhà máy nước tại xã Liên Hòa
Huyện Kim Thành
10
Nhà máy nước Cộng Hòa
Thành phố Chí Linh
XIV
Lĩnh vực thoát nước thải

1
Trạm xử lý thành phố Hải Dương
Thành phố
Hải Dương
2
Trạm xử lý thành phố Chí Linh
Thành phố Chí Linh
3
Trạm xử lý thị xã Kinh Môn
Thị xã Kinh Môn
4
Trạm xử lý huyện Bình Giang
Huyện Bình Giang
5
Trạm xử lý huyện Gia Lộc
Huyện Gia Lộc
6
Trạm xử lý huyện Tứ Kỳ
Huyện Tứ Kỳ
7
Trạm xử lý huyện Cẩm Giàng
Huyện Cẩm Giàng
8
Trạm xử lý huyện Nam Sách
Huyện Nam Sách
9
Trạm xử lý huyện Thanh Hà
Huyện Thanh Hà
10
Trạm xử lý huyện Kim Thành
Huyện Kim Thành
11
Trạm xử lý huyện Ninh Giang
Huyện Ninh Giang
12
Trạm xử lý huyện Thanh Miện
Huyện Thanh Miện
XV
Lĩnh vực môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

1
Dự án nâng cao chất lượng rừng, nâng cấp, thay thế rừng trồng keo, bạch đàn phòng hộ bằng cây trồng bản địa
(Lim xanh, Lim xẹt, Sao đen, Lát hoa, Thông…)
Thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn
2
Dự án nâng cấp, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với rừng đặc dụng tại các khu di tích lịch sử
Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn
3
Dự án nâng cao năng lực thu gom chất thải rắn
tỉnh Hải Dương
Các huyện, thành phố, thị xã
4
Dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy xử lý rác thải
tỉnh Hải Dương
Toàn tỉnh
5
Dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
tại các khu vực đô thị
Các khu vực đô thị
6
Dự án thu gom, xử lý nước thải tại các làng nghề
Các làng nghề
7
Dự án đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động
tỉnh Hải Dương
Các huyện, thị
XVI
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Tỉnh Hải Dương

Ghi chú:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cam kết không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và các quyết định đầu tư dự án tại Phụ lục này.

- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn đầu tư dự án.

- Các dự án, công trình khác ngoài danh mục trên căn cứ vào các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành của địa phương,... và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Phụ lục XXI
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg

ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

__________

TT
Tên sơ đồ, bản đồ
Tỷ lệ
1
Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
tỉnh Hải Dương
1:50.000
2
Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng
tỉnh Hải Dương
1:50.000
3
Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội tỉnh Hải Dương
1:50.000
4
Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Hải Dương
1:50.000
5
Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất tỉnh Hải Dương
1:50.000
6
Sơ đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
tỉnh Hải Dương
1:50.000
7
Sơ đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hải Dương
1:50.000
8
Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Hải Dương
1:50.000

Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-quy-hoach-tinh-hai-duong-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-119240109125231001.htm
Copy Link
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-quy-hoach-tinh-hai-duong-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-119240109125231001.htm
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        TOÀN VĂN: Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO