CHÍNH PHỦ | <_v3a_line id="Straight_x0020_Connector_x0020_4" spid="_x0000_s1027" from="54.75pt,39.55pt" to="219.75pt,39.55pt" gfxdata="UEsDBBQABgAIAAAAIQC75UiUBQEAAB4CAAATAAAAW0NvbnRlbnRfVHlwZXNdLnhtbKSRvU7DMBSF dyTewfKKEqcMCKEmHfgZgaE8wMW+SSwc27JvS/v23KTJgkoXFsu+P+c7Ol5vDoMTe0zZBl/LVVlJ gV4HY31Xy4/tS3EvRSbwBlzwWMsjZrlprq/W22PELHjb51r2RPFBqax7HCCXIaLnThvSAMTP1KkI +gs6VLdVdad08ISeCho1ZLN+whZ2jsTzgcsnJwldluLxNDiyagkxOquB2Knae/OLUsyEkjenmdzb mG/YhlRnCWPnb8C898bRJGtQvEOiVxjYhtLOxs8AySiT4JuDystlVV4WPeM6tK3VaILeDZxIOSsu ti/jidNGNZ3/J08yC1dNv9v8AAAA//8DAFBLAwQUAAYACAAAACEArTA/8cEAAAAyAQAACwAAAF9y ZWxzLy5yZWxzhI/NCsIwEITvgu8Q9m7TehCRpr2I4FX0AdZk2wbbJGTj39ubi6AgeJtl2G9m6vYx jeJGka13CqqiBEFOe2Ndr+B03C3WIDihMzh6RwqexNA281l9oBFTfuLBBhaZ4ljBkFLYSMl6oAm5 8IFcdjofJ0z5jL0MqC/Yk1yW5UrGTwY0X0yxNwri3lQgjs+Qk/+zfddZTVuvrxO59CNCmoj3vCwj MfaUFOjRhrPHaN4Wv0VV5OYgm1p+LW1eAAAA//8DAFBLAwQUAAYACAAAACEAG/bdccgBAAAzBAAA HwAAAGNsaXBib2FyZC9kcmF3aW5ncy9kcmF3aW5nMS54bWykU02P0zAUvCPxHyzf2fSL0kab7qHA Xlaw2gL3J8dOrHWeI9uE9N/z7KRpVRUJwcXyx7yZN2P7/qFvDOuk89piwed3M84kCltqrAr+/dvn dxvOfAAswViUBT9Kzx92b9/cQ145aGstGDGgz6HgdQhtnmVe1LIBf2dbiXSmrGsg0NJVWengFzE3 JlvMZuusAY18d6b6CAHYT6f/gcpY8SrLPWAHniiNyC93xh6N+H9myLF7dO2hfXaxc/Gle3ZMlwWn 5BAaiohn48EIo2V2VVWdCXrlmoi3SrE+sRzjmDhkH5gYNsV5V9Rfb2BF/ekGmoQHAZpciIoeD21U xW4fp9delicvh+BAV3Vge4soRbCOrSZ/l6WR5YnuwA9uKZbpNJmfVpD7US42xpTR7Q96eOkZjBks t+vtcvOeM/I8XyzmH1ZXeSxm29VmTYAplckn5K3z4VHahsVJwY1Gmcihe/Jh6O4ESRdzaseHo5Ex E4MvUtGVUvBDW+lBy71xrANT8PJ1HiMgyYSMJUobMxXNktwfi0ZsLJNKUaZ/Wzihk6LFc2Gj0bpb qqE/taoG/OB4cEoGxPAOsqvvklDj945/8nK9+w0AAP//AwBQSwMEFAAGAAgAAAAhAFA/ossaBwAA TSAAABoAAABjbGlwYm9hcmQvdGhlbWUvdGhlbWUxLnhtbOxaS28bNxC+F+h/IPbeWJIl2TIiB5Yt x038QqSkyJGSqF3G3OWCpOzoViSnXgoUSIteCvTWQ1E0QAM06KU/xkCCNv0RHXIfIiUqfiBAg8I2 YOzOfjMczszOzA59+87TmKFTIiTlSTuo3qoEiCRDPqJJ2A4e9nc/Ww+QVDgZYcYT0g6mRAZ3Nj/9 5DbeGDKaDjgWo35EYoJAUCI3cDuIlEo3VlbkEMhY3uIpSeDZmIsYK7gV4cpI4DNYIGYrtUqluRJj mgSbIFFpQV0GfxIlNWHIRE+LISjBMax+NB7TITHY0UlVI+RUbjOBTjFrByBzxM/65KkKEMNSwYN2 UDE/wcrm7RW8kTMxtYTX4ts1PzlfzjA6qZk1RTgoF610a+v1ainfAJhaxHXX9W8pzwDwcAg7zXSx ZVYbzcp6LcdaoOzSI7u1Vl118Zb81QWdq61mp1Z35BtQJr++gK/stro7DQdvQBm+sYDfqtQ6rVUH b0AZvrmAr3e31mpdB29AEaPJySK6uba+3szRJWTM2Z4X3mo2K2s7OXyGgmgoo0svMeaJWhZrMX7C xS4ANJBhRROkpikZ4yHE5FaquEQ7VKYMTwOU4oRLIFdq1SqEXr1SK3+NxfEGwRa31gs0kQskrQ+S Q0FT1Q7ugdTAgrx5/fr82avzZ7+fP39+/uxXtE/DSGWiHL49nIQ237ufvvnnhy/R37/9+O7Ft368 tPFvf/nq7R9/vk88vGozU7z57uXbVy/ffP/1Xz+/8EjfEnhgw/s0JhIdkjP0gMewQWMKV38yEFfj 6EeY2hxbSShxgvUqHvldFTnowylm2IPrENeOjwSkGh/w7uSJo3AvEhNFPRLvR7EDPOCcdbjwWuG+ Xssyc3+ShP7FxcTGPcD41Lf2Nk4cL3cnKeRY6hO5HRFHzWOGE4VDkhCF9DN+Qohnd48pdex6QIeC Sz5W6DFFHUy9JunTgRNNM6Y9GoNfpj4Fwd+ObQ4eoQ5nvl3vkFMXCe8GZh7l+4Q5ZryLJwrHPpF9 HDPb4PtYRT4le1MxtHFdqcDTIWEcdUdESh/PkYD9Wk6/jyG7ed1+wKaxixSKnvhk7mPObeQOP9mO cJz6sD2aRDb2c3kCIYrRMVc++AF33xB9D37AyVJ3P6LEcffF2eAhZDlbpVmA6CcT4fHlXcKd+O1N 2RgTX6rZErGTYrcE9UZHZxI6ob1PCMNneEQIevi5R4MOTx2bz5S+F0FW2SO+wLqH3VjV9wmRBJnm ZjFP7lPphGyPhHyJPgfTucQzxUmMxTLJh+B12+bdgYCX0bPPIzY8sYGHFPo9iBevUY4kyLCCe6nU 4wg7BUzfS3+8ToXjv8u8Y/BePnHUuMR7CTzkyjyQ2G2e99qmj5mzwCxg+piifV+6BRbH/TMWXVwN 28TLN3Zf2pkboDtymp6YJhd0QP9N5+MJxA/T8/gFOwnrit3OsoSyN9fjLMPNdzbbXIzox9/Y7OBJ ckyglixmrZu+5qavCf73fc2y9/mmm1nWc9x0MwF0GTfdTD5g+TDdzKyBgd5GDxmyYY8Z/cRLJz9j ylhPTRnZl2b4I+GbZrQLRM1nJpyknASmEVzqMgcLOLhQYMODBFdfUBX1IpzChKgaaCGhzEWHEqVc wuDIkL2yNZ5N4gM+ygaeZsJUySqrxGpGrzRg9JTRYVilMnRzLSdq/cxUFfQ12oZm2FoooHmvooS1 mKvEqkeJtYJ4gRJ6dvZhtGh5tFjX4gtXLZgCVCu9Ah/dCD7V20GjrhWC8bgcQoM+0n7KXF141zjz Q3p6mTGdCIDhYrYTmJ6Xnm5pXZduT+8uC7VLeNpRwjglCytXCWMZ0+DJCD6F8+jU1MuocVVft2Yu ddTTpjDrQXzP1Fhbf58W1/U18M3nBpbYmYIl6KwdNFcbEDJDnLaDMQyO4TJOIXak/u7CLIQjl6ES 2Qt/ncySCql2sIwyg5ukk7knpooIxGjcDvT2SzewxOQQo1u1Bgnho1WuBWnlY1MOnO46mYzHZKhs t1sUbensFjJ8liu8Tw379cGak0/A3b1odIYGbCIeYAixxlpVG3BEJZwfVDNrjigciJWJbBZ/c4Up T/72iZSJoYyOWRrhvKLYyTyDm3pSqmPuShtYd/mewaCWSfJCOAh1gbWN6lTTsnRlOiytuhczactZ SXNWM52soqumP4s5KxRlYM6W1yvyllaFiSGn2RU+S93zKbdV5Lq5PqGsEmDw0n7XK/2WarPFHNW0 xotpWOfsnOrWjmKDF6h2mSJhZf1mIXbObmWN8C4HxGtVfuCbj1ogjYu+0ljad7h9gFM0CKvtAA6Y YUD4FK7giDoAWk3TapoGV3DuDOUiOyxuB/lFQYHnGaXErBaU1QJTLyj1gtIoKI2C0iwozQCZU1U4 ydcHqgEqDk2hhuWHrHlv4f4HwOa/AAAA//8DAFBLAwQUAAYACAAAACEAnGZGQbsAAAAkAQAAKgAA AGNsaXBib2FyZC9kcmF3aW5ncy9fcmVscy9kcmF3aW5nMS54bWwucmVsc4SPzQrCMBCE74LvEPZu 0noQkSa9iNCr1AcIyTYtNj8kUezbG+hFQfCyMLPsN7NN+7IzeWJMk3ccaloBQae8npzhcOsvuyOQ lKXTcvYOOSyYoBXbTXPFWeZylMYpJFIoLnEYcw4nxpIa0cpEfUBXNoOPVuYio2FBqrs0yPZVdWDx kwHii0k6zSF2ugbSL6Ek/2f7YZgUnr16WHT5RwTLpRcWoIwGMwdKV2edNS1dgYmGff0m3gAAAP// AwBQSwECLQAUAAYACAAAACEAu+VIlAUBAAAeAgAAEwAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAW0NvbnRlbnRf VHlwZXNdLnhtbFBLAQItABQABgAIAAAAIQCtMD/xwQAAADIBAAALAAAAAAAAAAAAAAAAADYBAABf cmVscy8ucmVsc1BLAQItABQABgAIAAAAIQAb9t1xyAEAADMEAAAfAAAAAAAAAAAAAAAAACACAABj bGlwYm9hcmQvZHJhd2luZ3MvZHJhd2luZzEueG1sUEsBAi0AFAAGAAgAAAAhAFA/ossaBwAATSAA ABoAAAAAAAAAAAAAAAAAJQQAAGNsaXBib2FyZC90aGVtZS90aGVtZTEueG1sUEsBAi0AFAAGAAgA AAAhAJxmRkG7AAAAJAEAACoAAAAAAAAAAAAAAAAAdwsAAGNsaXBib2FyZC9kcmF3aW5ncy9fcmVs cy9kcmF3aW5nMS54bWwucmVsc1BLBQYAAAAABQAFAGcBAAB6DAAAAAA= " strokecolor="black [3200]" strokeweight=".5pt"><_v3a_stroke joinstyle="miter"> |
Số:/2025/NĐ-CP DỰ THẢO LẦN 2 | Hà Nội, ngàythángnăm 2025 |
NGHỊ ĐỊNHQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
<_v3a_line id="Straight_x0020_Connector_x0020_2" spid="_x0000_s1026" from="183.8pt,1.45pt" to="274.55pt,1.45pt" gfxdata="UEsDBBQABgAIAAAAIQC75UiUBQEAAB4CAAATAAAAW0NvbnRlbnRfVHlwZXNdLnhtbKSRvU7DMBSF dyTewfKKEqcMCKEmHfgZgaE8wMW+SSwc27JvS/v23KTJgkoXFsu+P+c7Ol5vDoMTe0zZBl/LVVlJ gV4HY31Xy4/tS3EvRSbwBlzwWMsjZrlprq/W22PELHjb51r2RPFBqax7HCCXIaLnThvSAMTP1KkI +gs6VLdVdad08ISeCho1ZLN+whZ2jsTzgcsnJwldluLxNDiyagkxOquB2Knae/OLUsyEkjenmdzb mG/YhlRnCWPnb8C898bRJGtQvEOiVxjYhtLOxs8AySiT4JuDystlVV4WPeM6tK3VaILeDZxIOSsu ti/jidNGNZ3/J08yC1dNv9v8AAAA//8DAFBLAwQUAAYACAAAACEArTA/8cEAAAAyAQAACwAAAF9y ZWxzLy5yZWxzhI/NCsIwEITvgu8Q9m7TehCRpr2I4FX0AdZk2wbbJGTj39ubi6AgeJtl2G9m6vYx jeJGka13CqqiBEFOe2Ndr+B03C3WIDihMzh6RwqexNA281l9oBFTfuLBBhaZ4ljBkFLYSMl6oAm5 8IFcdjofJ0z5jL0MqC/Yk1yW5UrGTwY0X0yxNwri3lQgjs+Qk/+zfddZTVuvrxO59CNCmoj3vCwj MfaUFOjRhrPHaN4Wv0VV5OYgm1p+LW1eAAAA//8DAFBLAwQUAAYACAAAACEAEzmyrr0BAAApBAAA HwAAAGNsaXBib2FyZC9kcmF3aW5ncy9kcmF3aW5nMS54bWykU8FunDAQvVfqP1i+N8AuqVoUNodN m0vURt30A0bGgBUzRrZL2b/v2LDsCq2qqhES8tjvvZk3Y9/dj51mg7ROGSx5dpNyJlGYSmFT8p8v Xz984sx5wAq0QVnyo3T8fvf+3R0UjYW+VYKRAroCSt563xdJ4kQrO3A3ppdIZ7WxHXgKbZNUFn6T cqeTTZp+TDpQyHdnqQfwwH5Z9R9S2ohXWe0BB3AkqUVxuTPXqMXblaHA4dH2h/7ZhsrFt+HZMlWV nDqH0FGLeDIfzDAKkxWrOQuMte0C3tQ1G6PKMfyjhhw9E9OmOO+K9vsVrGi/XEFT4ikBLS6SihEP fciKwz4s116yk5eDt6Ca1rO9QZTCG8s2i79LalB5ohm4yS21ZTmN5pcICjenWznf5lm+/XzLGTnd 5nmab1ddyLLbDX2cLb1Y3EHRW+cfpelYWJRcK5TxZsHw5PxU0wkSx3EqwvmjlqETGn/ImgZJ7c4i M15judeWDaBLXr1mwTiljMhAqZXWCyn9O2nGBpqsa+rkvxIXdMxo8EzsFBp7LasfT6XWE35yPDkl A2KafrJ6JBE1P+rwEi/j3R8AAAD//wMAUEsDBBQABgAIAAAAIQBQP6LLGgcAAE0gAAAaAAAAY2xp cGJvYXJkL3RoZW1lL3RoZW1lMS54bWzsWktvGzcQvhfofyD23liSJdkyIgeWLcdN/EKkpMiRkqhd xtzlgqTs6FYkp14KFEiLXgr01kNRNEADNOilP8ZAgjb9ER1yHyIlKn4gQIPCNmDszn4zHM7MzswO ffvO05ihUyIk5Uk7qN6qBIgkQz6iSdgOHvZ3P1sPkFQ4GWHGE9IOpkQGdzY//eQ23hgymg44FqN+ RGKCQFAiN3A7iJRKN1ZW5BDIWN7iKUng2ZiLGCu4FeHKSOAzWCBmK7VKpbkSY5oEmyBRaUFdBn8S JTVhyERPiyEowTGsfjQe0yEx2NFJVSPkVG4zgU4xawcgc8TP+uSpChDDUsGDdlAxP8HK5u0VvJEz MbWE1+LbNT85X84wOqmZNUU4KBetdGvr9Wop3wCYWsR11/VvKc8A8HAIO810sWVWG83Kei3HWqDs 0iO7tVZddfGW/NUFnautZqdWd+QbUCa/voCv7La6Ow0Hb0AZvrGA36rUOq1VB29AGb65gK93t9Zq XQdvQBGjyckiurm2vt7M0SVkzNmeF95qNitrOzl8hoJoKKNLLzHmiVoWazF+wsUuADSQYUUTpKYp GeMhxORWqrhEO1SmDE8DlOKESyBXatUqhF69Uit/jcXxBsEWt9YLNJELJK0PkkNBU9UO7oHUwIK8 ef36/Nmr82e/nz9/fv7sV7RPw0hlohy+PZyENt+7n77554cv0d+//fjuxbd+vLTxb3/56u0ff75P PLxqM1O8+e7l21cv33z/9V8/v/BI3xJ4YMP7NCYSHZIz9IDHsEFjCld/MhBX4+hHmNocW0kocYL1 Kh75XRU56MMpZtiD6xDXjo8EpBof8O7kiaNwLxITRT0S70exAzzgnHW48Frhvl7LMnN/koT+xcXE xj3A+NS39jZOHC93JynkWOoTuR0RR81jhhOFQ5IQhfQzfkKIZ3ePKXXsekCHgks+VugxRR1MvSbp 04ETTTOmPRqDX6Y+BcHfjm0OHqEOZ75d75BTFwnvBmYe5fuEOWa8iycKxz6RfRwz2+D7WEU+JXtT MbRxXanA0yFhHHVHREofz5GA/VpOv48hu3ndfsCmsYsUip74ZO5jzm3kDj/ZjnCc+rA9mkQ29nN5 AiGK0TFXPvgBd98QfQ9+wMlSdz+ixHH3xdngIWQ5W6VZgOgnE+Hx5V3CnfjtTdkYE1+q2RKxk2K3 BPVGR2cSOqG9TwjDZ3hECHr4uUeDDk8dm8+UvhdBVtkjvsC6h91Y1fcJkQSZ5mYxT+5T6YRsj4R8 iT4H07nEM8VJjMUyyYfgddvm3YGAl9GzzyM2PLGBhxT6PYgXr1GOJMiwgnup1OMIOwVM30t/vE6F 47/LvGPwXj5x1LjEewk85Mo8kNhtnvfapo+Zs8AsYPqYon1fugUWx/0zFl1cDdvEyzd2X9qZG6A7 cpqemCYXdED/TefjCcQP0/P4BTsJ64rdzrKEsjfX4yzDzXc221yM6Mff2OzgSXJMoJYsZq2bvuam rwn+933Nsvf5pptZ1nPcdDMBdBk33Uw+YPkw3cysgYHeRg8ZsmGPGf3ESyc/Y8pYT00Z2Zdm+CPh m2a0C0TNZyacpJwEphFc6jIHCzi4UGDDgwRXX1AV9SKcwoSoGmghocxFhxKlXMLgyJC9sjWeTeID PsoGnmbCVMkqq8RqRq80YPSU0WFYpTJ0cy0nav3MVBX0NdqGZthaKKB5r6KEtZirxKpHibWCeIES enb2YbRoebRY1+ILVy2YAlQrvQIf3Qg+1dtBo64VgvG4HEKDPtJ+ylxdeNc480N6epkxnQiA4WK2 E5iel55uaV2Xbk/vLgu1S3jaUcI4JQsrVwljGdPgyQg+hfPo1NTLqHFVX7dmLnXU06Yw60F8z9RY W3+fFtf1NfDN5waW2JmCJeisHTRXGxAyQ5y2gzEMjuEyTiF2pP7uwiyEI5ehEtkLf53MkgqpdrCM MoObpJO5J6aKCMRo3A709ks3sMTkEKNbtQYJ4aNVrgVp5WNTDpzuOpmMx2SobLdbFG3p7BYyfJYr vE8N+/XBmpNPwN29aHSGBmwiHmAIscZaVRtwRCWcH1Qza44oHIiViWwWf3OFKU/+9omUiaGMjlka 4byi2Mk8g5t6Uqpj7kobWHf5nsGglknyQjgIdYG1jepU07J0ZTosrboXM2nLWUlzVjOdrKKrpj+L OSsUZWDOltcr8pZWhYkhp9kVPkvd8ym3VeS6uT6hrBJg8NJ+1yv9lmqzxRzVtMaLaVjn7Jzq1o5i gxeodpkiYWX9ZiF2zm5ljfAuB8RrVX7gm49aII2LvtJY2ne4fYBTNAir7QAOmGFA+BSu4Ig6AFpN 02qaBldw7gzlIjssbgf5RUGB5xmlxKwWlNUCUy8o9YLSKCiNgtIsKM0AmVNVOMnXB6oBKg5NoYbl h6x5b+H+B8DmvwAAAP//AwBQSwMEFAAGAAgAAAAhAJxmRkG7AAAAJAEAACoAAABjbGlwYm9hcmQv ZHJhd2luZ3MvX3JlbHMvZHJhd2luZzEueG1sLnJlbHOEj80KwjAQhO+C7xD2btJ6EJEmvYjQq9QH CMk2LTY/JFHs2xvoRUHwsjCz7DezTfuyM3liTJN3HGpaAUGnvJ6c4XDrL7sjkJSl03L2DjksmKAV 201zxVnmcpTGKSRSKC5xGHMOJ8aSGtHKRH1AVzaDj1bmIqNhQaq7NMj2VXVg8ZMB4otJOs0hdroG 0i+hJP9n+2GYFJ69elh0+UcEy6UXFqCMBjMHSldnnTUtXYGJhn39Jt4AAAD//wMAUEsBAi0AFAAG AAgAAAAhALvlSJQFAQAAHgIAABMAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAFtDb250ZW50X1R5cGVzXS54bWxQ SwECLQAUAAYACAAAACEArTA/8cEAAAAyAQAACwAAAAAAAAAAAAAAAAA2AQAAX3JlbHMvLnJlbHNQ SwECLQAUAAYACAAAACEAEzmyrr0BAAApBAAAHwAAAAAAAAAAAAAAAAAgAgAAY2xpcGJvYXJkL2Ry YXdpbmdzL2RyYXdpbmcxLnhtbFBLAQItABQABgAIAAAAIQBQP6LLGgcAAE0gAAAaAAAAAAAAAAAA AAAAABoEAABjbGlwYm9hcmQvdGhlbWUvdGhlbWUxLnhtbFBLAQItABQABgAIAAAAIQCcZkZBuwAA ACQBAAAqAAAAAAAAAAAAAAAAAGwLAABjbGlwYm9hcmQvZHJhd2luZ3MvX3JlbHMvZHJhd2luZzEu eG1sLnJlbHNQSwUGAAAAAAUABQBnAQAAbwwAAAAA " strokecolor="black [3200]" strokeweight=".5pt"><_v3a_stroke joinstyle="miter">
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
CHƯƠNG IQUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
3. Đối với trường hợp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định khác nhau giữa Nghị định này với các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a)Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp;
e) Cơ quan nhà nướccó hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
g) Ban Quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư;
h) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đúng quy định;
c) Buộc lắp đặt, duy trì thiết bị điện là loại phòng nổ; hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy; thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định; cửa thoát nạn, lối thoát nạn, đường thoát nạn;
d) Buộc duy trì hoạt động của hệ thống tiếp địa, chống sét; phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
e) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉhàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
g) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến đúng nơi quy định; vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác làm cản trở lối thoát nạn, đường thoát nạn; vật tư, hàng hóa, phương tiện, thiết bị bảo đảmngăn cháy theo quy định;
h) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
i) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
k) Buộc thu hồi phương tiệnphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
l) Buộc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ chuyên ngànhtheo quy định;
m) Buộc trang bị, lắp đặt, duy trì phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;thiết bị của hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy theo quy định;
n) Buộc tháo gương trên đường thoát nạn;
o) Buộc tháo dỡ trần, sàn, vách ngăn, mái che bằng vật liệu dễ cháy, ống dẫn khí cháy, ống dẫn chất lỏng cháy, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
p) Buộc sử dụng vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy;
q) Buộc khai báo, cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định; duy trì kết nối thiết bị truyền tin báo cháy.
Điều 4.Quy định về mức phạt tiền tronglĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanhtheo quy định vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là 01 năm.
2. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
3. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm;
d) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
CHƯƠNG IIHÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biếnkiến thức, pháp luậtvà huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Sử dụng người thuộc trường hợp quy định tại điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 45 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện nghiệp vụphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về ban hành, phổ biến, niêm yết và thực hiện nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đúng quy cách, mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ các nội dung hoặc không phù hợp theo quy định;
b) Tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị theo quy định;
c) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộtại nơi không bảo đảm yêu cầu dễ thấy.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Làm hư hỏng nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không phổ biến, niêm yết nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;
d) Không chấp hành quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đủ số lượng người trực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định;
c) Không cử người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở không thuộc diện phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở;
c) Không bảo đảm, duy trì điều kiện hoạt động đối với Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định;
b) Không thực hiện trực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở theo quy định.
Điều 9. Vi phạm quy định hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tài liệu trong hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơvề phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều 10. Vi phạm quy định kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy tại biên bản kiểm tra hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;
b) Không gửi báo cáo kết quả thực hiệncông tác phòng cháy, chữa cháy của cơ sở theo quy định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;
b) Không thực hiện tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy thường xuyên theo quy định;
c) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại biên bản kiểm tra hoặcvăn bản của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy.
Điều 11. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt màkhông đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháytheo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm;
b) Hàn, cắt mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy.
Điều 12. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bịđiện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháytheo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không duy trì hoặc không bảo đảm hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt, duy trì thiết bị điện là loại phòng nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc lắp đặt, duy trì hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống tiếp địa, chống sét
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, bảo trì định kỳ hệ thống tiếp địa, chống sét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động của hệ thống tiếp địa, chống sét theo quy định;
b) Lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống không bảo đảm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống theo quy định.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc duy trì hoạt động của hệ thống tiếp địa, chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, bảo quản, sử dụng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bảo quản, bố trí hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định;
b) Sắp xếp hàng hoá nguy hiểm cháy, nổ không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không bảo đảm an toàn về phòng cháytheo quy định;
b) Để hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ có chỉ số nguy hiểm cháy, nổ vượt quá giới hạn dưới của giới hạn nồng độ bắt cháy.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện hoặc thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện không bảo đảm yêu cầu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện, rò rỉ hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh theo quy định;
b) Không có phương án xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;
b) San, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định;
c) San, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, c khoản 3 và khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉhàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến đúng nơi quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyểnvà Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng loại quy định trong giấy phép;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Không thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
đ) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ theo quy định;
e) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;
g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại điểm a khoản 1; điểm a, b khoản 2; khoản 3 và điểm a, b, d, đ, e, g khoản 4 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm ckhoản 4 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định đối với cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định;
b) Không trích nộp đầy đủ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
Điều 18. Vi phạm quy định về thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm an toàn về phòng cháy trong quá trình thi công công trình, phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chuyển đổi, bổ sung công năng hoặc cải tạo công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn về phòng cháy trong quá trình sử dụng khi chưacó văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành;
b) Làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thi công xây dựng, cải tạo công trình, hạng mục công trình và sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, phần công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm về lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vitẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộvà vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháyđối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi phương tiệnphòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ không đủ số lượng hoặc trang bị không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộchuyên ngành không đủ số lượng theo quy định;
c) Trang bị, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn không đủ số lượnghoặc không đúng vị trí hoặc không bảo đảm cường độ sáng theo quy định;
d) Trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa được cấp phép lưu thôngtheo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt thiết bị của hệ thống báo cháykhông đủ số lượng theo quy định;
b) Trang bị, lắp đặt thiết bị của hệ thống chữa cháy không đủ số lượng theo quy định;
c) Không trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
d) Không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định;
e) Không trang bị, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạntheo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định;
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối vớimột trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị hệ thống báo cháytheo quy định;
b) Không trang bị hệ thống chữa cháy theo quy định.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành đủ số lượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc trang bị, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn theo quy định tại điểm c khoản 1Điều này;
c) Buộc trang bị, lắp đặt thiết bị của hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện chữa cháy thông dụngtheo quy định;
b) Tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất thiết bị của hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy,phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạntheo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tháo dỡ, làm hư hỏng, không duy trì hoạt động của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn theo quy định;
b) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống báo cháy theo quy định;
c) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng phương tiện chữa cháy cơ giới vào trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Không đưa phương tiện chữa cháy cơ giới vào trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tháo dỡ, làm hư hỏng, không duy trì hoạt động hệ thống báo cháy theo quy định;
b) Tháo dỡ, làm hư hỏng, không duy trì hoạt động hệ thống chữa cháy theo quy định.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, duy trì hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phương tiện chữa cháy thông dụng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bảo quản, bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháytheo quy định;
b) Không bảo quản, bảo dưỡng định kỳ hệ thống chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành không bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định.
Điều 23. Vi phạm quy định về thông gió, chống khói
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi, di chuyển thiết bị của hệ thống thông gió, chốngkhói.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một số hành vi sau đây:
a) Tháo dỡ, làm hư hỏng, không duy trì trạng thái hoạt động cácthiết bị của hệ thống thông gió, chống khói;
b) Không duy trì giải pháp thông gió tự nhiên theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có giải pháp thông gió tự nhiên theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ hoặc không duy trì hoạt động của hệ thống thông gió, chống khóitheo quy định.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6.Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định khoản 1 và khoản 2Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lắp gương trên đường thoát nạn;
b) Cửa trên lối ra thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn theo quy định;
c) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác làm cản trở lối thoát nạn, đường thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi kích thước, số lượng cửa trên lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi kích thước, số lượng của lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định;
b) Khóa, chèn, chặn cửa trên lối thoát nạn, đường thoát nạn không bảo đảm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng đối với lối thoát nạn, đường thoát nạn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có đủlối thoát nạn, đường thoát nạn theo quy định.
6.Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gương trên đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác làm cản trở lối thoát nạn, đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộclắp đặt, duy trì hoạt động của cửa thoát nạn, lối thoát nạn, đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về ngăn cháy lan
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện, thiết bị không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy, ngăn cháy lan theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm trần, sàn, vách ngăn, mái che bằng vật liệu dễ cháy hoặc để vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép theo quy định;
b) Lắp đặt ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy được trong các hành lang trên lối ra thoát nạn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặtvật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy không bảo đảmtheo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ theo quy định;
b) Làm mất tác dụng của vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định;
c) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
d) Mở các lỗ mở hoặc lắp đặt phương tiện, thiết bị trên tường, vách ngăn cháy không bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan theo quy định;
đ) Lắp đặtvật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy chưa được cấp phép lưu thông theo quy định.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi để xảy ra cháynhưng không quá mức tiền phạt tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện, thiết bị bảo đảm khoảng cách ngăn cháy theo quy địnhđối với hành vi vi phạm quy định tại điểmkhoản 1Điều này;
b) Buộc tháo dỡ trần, sàn, vách ngăn, mái che bằng vật liệu dễ cháy, ống dẫn khí cháy, ống dẫn chất lỏng cháy, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 3Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối vớihành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Buộc sử dụng vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
b) Không tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có khả năng, điều kiện cho phép để thực hiện;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khoẻ, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động theo quy định;
b) Làm mất tác dụng của đường giao thông dành cho chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn, truyền tin báo cháy, khai báo, cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy, cháy và truyền tin báo cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai báo, cập nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trìkết nối thiết bị truyền tin báo cháy theo quy định;
b) Không báo cháy, không báo tình huống cần phải cứu nạn, cứu hộ hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, báo tình huống cần phải cứu nạn, cứu hộ;
c) Báo cháy giả; báo tình huống cần phải cứu nạn, cứu hộ giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai báo, cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1Điều này;
b) Buộc duy trì kết nối thiết bị truyền tin báo cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung theo quy định;
b) Không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
c) Không báo cáo việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
d) Sử dụng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa được phê duyệt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối vớimột trong những hành vi sau đây:
a) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài liệu, thông tin liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống trong phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền huy động.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
CHƯƠNG IIITHẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 29. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều30, 31, 32, 33, 34 và Điều 35 Nghị định này.
2. Công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 31. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòngcó quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền của Thanh tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng thuộc cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 36. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và Điều 35 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.
Điều 37. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 20, 21, 22, 27 và Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 27, 28, các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 26 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14 và Điều 16 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 10, 11, 12, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm Ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và Điều 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành, Cơ quan chuyên môn về xây dựngcó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 10, 18, 19, 23, 24, 25, khoản 3 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
CHƯƠNG IVĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 71 Điều 2 như sau:
"4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:".
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 75 Điều 2 như sau:
"6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:".
Điều 39.Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày …. tháng …. năm 2025.
2. Bãi bỏ các Điều 29, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49, 50, 51 và khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Chương II Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 40.Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 41.Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ Phạm Minh Chính |